Trưng cầu dân ý Hy Lạp: “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”

(Kiến Thức) - Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7, cử tri Hy Lạp phải chọn một trong hai điều tồi tệ: hoặc phải tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” hoặc rời bỏ Eurozone.

Trưng cầu dân ý Hy Lạp: “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”
Câu hỏi đặt ra là liệu cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 có giúp người dân Hy Lạp tránh khỏi một trong hai viễn cảnh tồi tệ nói trên hay không?
Các câu hỏi trưng cầu dân ý không có đề cập đến tương lai của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ. Chúng tập trung vào một loạt các đề xuất mà các chủ nợ Châu Âu đưa ra sau khi không đạt được một thỏa thuận với Hy Lạp trước thời hạn chót vào cuối tháng Sáu.
Trung cau dan y Hy Lap: “Tranh vo dua, gap vo dua”
Chính phủ Hy Lạp của Thủ tướng Alexis Tsipras kêu gọi cử tri “nói không" bằng lá phiếu.
Đối với chính phủ cánh tả Hy Lạp, các đề xuất nói trên là không thể chấp nhận. Chính phủ  này đã kêu gọi cử tri “nói không" bằng lá phiếu và nói rằng điều này sẽ không có tác động về qui chế của Hy Lạp trong Eurozone.
Những người “nói có”, trong đó bao gồm một số cựu thủ tướng và các đảng đối lập chính, nói chính phủ cánh tả hiện hành gây nguy hiểm cho vị trí của  Hy Lạp trong Eurozone. Họ lập luận rằng bằng cách bỏ phiếu "có",  Hy Lạp sẽ nhận được một bản hợp đồng mới một cách nhanh chóng để vực dậy nền kinh tế.
Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới cũng đang đặt cược vào  kết quả trưng cầu dân ý, trong đó có khả năng Hy Lạp rời bỏ Eurozone.

Trường hợp phe “nói có” giành chiến thắng

Nếu phe ủng hộ các gói cứu trợ giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7, Hy Lạp sẽ ngay lập tức đàm phán về một gói cứu trợ mới. Mặc dù điều này có thể dẫn đến một thỏa thuận nhanh chóng cho phép Hy Lạp mở lại các ngân hàng nhưng liệu nó có đem lại một cuộc sống bình thường cho dân chúng hay không thì lại là chuyện khác.
Trung cau dan y Hy Lap: “Tranh vo dua, gap vo dua”-Hinh-2
Những người thuộc phe "nói có" ở Hy Lạp.
Nhiều khả năng điều này sẽ phụ thuộc vào những gì xảy ra trên mặt trận chính trị.  Chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố sẽ tôn trọng phán quyết của nhân dân.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis  nói rằng ông sẽ từ chức nếu đa số dân chúng Hy Lạp bỏ phiếu “có” và Thủ tướng Alexis Tsipras cũng đã bóng gió khả năng từ chức. Nếu chính phủ hiện hành không sụp đổ, nó có thể cố gắng xây dựng một liên minh cầm quyền mới.
Hiện vẫn chưa rõ ràng liệu kết quả trưng cầu dân ý có dẫn đến một cuộc bầu cử trước thời hạn. Điều đó sẽ mất thời gian và nếu không có hỗ trợ tài chính, Hy Lạp chắc chắn sẽ phá sản.
Hy Lạp không còn nằm trong chương trình giải cứu kể từ khi các gói trước đó đã hết hạn hôm Thứ Ba (30/6). Vì vậy, Hy Lạp sẽ phải thương lượng một gói mới với các chủ nợ, liên quan việc cung cấp nhiều tiền hơn cho chính phủ, hệ thống ngân hàng và các biện pháp kinh tế mới.
Gói mới sẽ không được thỏa thuận nhanh chóng và điều này có nghĩa là  việc kiểm soát khắc nghiệt đối với rút tiền và chuyển tiền có thể vẫn còn tồn tại lâu hơn so với dự đoán. Chính phủ ở Athens  đã phải áp dụng các biện pháp mất lòng dân nói trên vào cuối tuần trước, khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) từ chối tăng tín dụng khẩn cấp dành cho các ngân hàng Hy Lạp.
Bộ trưởng Tài chính Varoufakis nói các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7/7, bất chấp kết quả trưng cầu dân ý. Đây là điều khó có thể xảy ra, trừ khi ECB đồng ý để tăng tín dụng cho các ngân hàng Hy Lạp.  ECB đang chịu áp lực rất lớn để không làm như vậy trước khi Hy Lạp có một gói cứu trợ tài chính mới.
Một khó khăn nữa là các chủ nợ của Hy Lạp đang có những quan điểm rất khác nhau. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết sẽ không tham gia vào  gói cứu trợ thứ ba, nếu nó không bao gồm việc giảm nợ cho Hy Lạp. Trong khi đó, các nước Châu Âu đã loại trừ khả năng giảm nợ cho Hy Lạp, trước khi nước này thực hiện các biện pháp cải cách.
Nhà phân tích George Saravelos của Deutsche Bank (Ngân hàng Đức) nói: "Thỏa thuận mới có thể sẽ mất thời gian và có thể yêu cầu các cam kết tài chính và cấu trúc lớn hơn so với đề nghị hiện tại. Mức độ thay đổi chính trị ở Hy Lạp có đủ để cho phép điều này trở thành hiện thực vẫn là điều không chắc chắn”.

Trường hợp kết quả trưng cầu dân ý “nói không”

Mặc dù chính phủ Hy Lạp vẫn khẳng định rằng kết quả “nói không” của cuộc trưng cầu dân ý sẽ không dẫn đến việc Hy Lạp rời bỏ Eurozone, hầu hết các nhà phân tích cho rằng kết quả này sẽ dẫn đến một tương lai  không chắc chắn hơn, đặc biệt  nếu ECB tạm ngừng các biện pháp hỗ trợ sự sống cho các ngân hàng Hy Lạp.
Trung cau dan y Hy Lap: “Tranh vo dua, gap vo dua”-Hinh-3
Những người thuộc phe "nói không". 
Một số chính trị gia Châu Âu đã nói rằng kết quả “nói không" trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 sẽ  gây nguy hiểm cho chỗ đứng của Hy Lạp trong Eurozone.
Những người khác, chẳng hạn như các nhà lãnh đạo Pháp và Ý, có vẻ như muốn để ngỏ đôi chút cho  các cuộc đàm phán thêm. Ngay cả Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble,  một nhân vật nổi tiếng cứng rắn, cũng nói Hy Lạp có thể ở lại với Eurozone trong trường hợp kết quả trưng cầu dân ý nói không với gói cứu trợ “thắt lưng buộc bụng”.
Nhưng các nhà đầu tư có thể sẽ phải lo lắng vì kết quả trưng cầu dân ý này làm tăng cơ hội  Hy Lạp rời bỏ Eurozone (Grexit).
Trung cau dan y Hy Lap: “Tranh vo dua, gap vo dua”-Hinh-4
Các ngân hàng sẽ cạn tiền, ngay cả khi bị  hạn chế rút tiền mặt. 
Cụm từ "Grexit" đã bao trùm các cuộc đàm phán về Hy Lạp trong tháng qua. Nhưng Hy Lạp sẽ không quay trở lạivới đồng  drachma ngay trong ngày 6/7. Thay vào đó, nguy cơ bế tắc trong đàm phán sẽ gia tăng. Nếu không có một thỏa thuận mới và không có tiền, Hy Lạp sẽ mất khả năng thanh toán nhiều khoản nợ và sẽ không  đủ khả năng trả  tiền lương và lương hưu. Các ngân hàng sẽ cạn tiền, ngay cả khi bị  hạn chế rút tiền mặt.
Trong một trường hợp này, việc in một loại tiền mới có thể là lựa chọn duy nhất và đó sẽ là một thảm họa  đối với nền kinh tế Hy Lạp.

Hy Lạp vỡ nợ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU?

Hy Lạp vỡ nợ có thể phải ra khỏi Eurozone và thậm chí là cả EU nếu không đạt được thỏa thuận tài chính với các chủ nợ quốc tế.

Hy Lạp vỡ nợ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU?
Ngày 17/6, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cảnh báo: "Việc không đạt được một thỏa thuận sẽ... đánh dấu sự bắt đầu của một chuỗi gian nan, ban đầu dẫn tới việc Hy Lạp vỡ nợ và cuối cùng là ra khỏi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng như nhiều khả năng là cả Liên minh Châu Âu (EU)”.
Hy Lap vo no phai roi khoi ca Eurozone lan EU?
Hy Lạp có nguy cơ sẽ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU. 
Trong báo cáo thường niên, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cũng cho rằng việc Hy Lạp rời Eurozone sẽ dẫn tới tình trạng suy thoái sâu sắc, thu nhập giảm nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.

Hình ảnh đất nước Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ

(Kiến Thức) - Việc Eurogroup từ chối gia hạn chương trình cứu trợ khiến đất nước Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ, với hệ thống tài chính đứng trước nguy cơ  sụp đổ.

Hình ảnh đất nước Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ
Dat nuoc Hy Lap ben bo vuc vo no
 Ngày 30/6, Nhóm các Bộ trưởng Tài chính của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurogroup) đã từ chối đề xuất vào phút chót của Thủ tướng  Alexis Tsipras về gia hạn chương trình cứu trợ Hy Lạp, khiến Hy Lạp bên bờ vực vỡ nợ.  Ảnh: Cảnh sát chống bạo động canh gác bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Hy Lạp hôm 30/6.                 

Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Học giả Trung Quốc cãi cùn rằng việc bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông là chuyện nhỏ, chẳng đáng để cho Mỹ “làm to chuyện” như thời gian  qua.

Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông
Theo sự cãi cùn của họ, các công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo trái phép ở Biển Đông chẳng khác gì những "con vịt nằm yên một chỗ" để Hải quân Mỹ dễ dàng bắn hạ.
Hoc gia TQ cai cun ve dap dao trai phep o Bien Dong
Kế hoạch xây dựng "dân sự" của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập. 
Học giả Zhu Feng, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bao biện nỗ lực đắp đảo nhân tạo và xây dựng công trình quân sự trên đó sẽ phí công vô ích “trong một cuộc chiến tranh với Mỹ”. Ông Zhu Feng nói thêm rằng người Mỹ đã quá lo xa và “phóng đại” hoạt động bồi đắp xây dựng đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Theo ông này, Washington không nên xem  hành động đắp đảo của Trung Quốc là “khiêu khích hay thách thức quyền lực” Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.