Trùm phát xít Hitler suýt chết khi Thế chiến 2 mới bắt đầu

Trùm phát xít Hitler suýt chết khi Thế chiến 2 mới bắt đầu

Ngày 8/11/1939, thợ mộc Georg Elser đã lên kế hoạch cho nổ một quả bom nhằm ám sát trùm phát xít Hitler. Tuy nhiên, quả bom phát nổ muộn 13 phút nên nhà độc tài Đức quốc xã thoát chết trong khi gần 70 người khác thương vong.

Là người đứng đầu chính quyền Đức quốc xã,  trùm phát xít Hitler nhiều lần trở thành mục tiêu ám sát. Trong đó, y suýt chết trong một vụ ám sát xảy ra ngay khi Chiến tranh thế giới 2 mới bắt đầu.
Là người đứng đầu chính quyền Đức quốc xã, trùm phát xít Hitler nhiều lần trở thành mục tiêu ám sát. Trong đó, y suýt chết trong một vụ ám sát xảy ra ngay khi Chiến tranh thế giới 2 mới bắt đầu.
Người thực hiện vụ ám sát đó là Johann Georg Elser (trong ảnh). Sinh năm 1903 tại Hermaringen, bang Baden-Wurttemberg, Đức, Johann là con trai của Ludwig Elser và Maria Muller. Với đôi tay khéo léo, ông bắt đầu phụ giúp cha tại xưởng mộc từ khi 14 tuổi.
Người thực hiện vụ ám sát đó là Johann Georg Elser (trong ảnh). Sinh năm 1903 tại Hermaringen, bang Baden-Wurttemberg, Đức, Johann là con trai của Ludwig Elser và Maria Muller. Với đôi tay khéo léo, ông bắt đầu phụ giúp cha tại xưởng mộc từ khi 14 tuổi.
Những năm sau đó, Johann làm các công việc khác như đồ nội thất, công nhân nhà máy đồng hồ... Đến năm 1936, ông làm việc tại nhà máy vũ khí Waldenmaier ở thành phố Heidenheim do Đức quốc xã điều hành.
Những năm sau đó, Johann làm các công việc khác như đồ nội thất, công nhân nhà máy đồng hồ... Đến năm 1936, ông làm việc tại nhà máy vũ khí Waldenmaier ở thành phố Heidenheim do Đức quốc xã điều hành.
Dù không học nhiều nhưng Johann được cho là căm ghét chế độ Đức quốc xã bởi chính quyền của Hitler đối xử bất công với công nhân khi họ phải làm việc nhiều, thời gian nghỉ ít, thường bị nợ lương... Đặc biệt, những công nhân giống như Johann được hưởng ít đặc quyền hơn những đảng viên Quốc xã.
Dù không học nhiều nhưng Johann được cho là căm ghét chế độ Đức quốc xã bởi chính quyền của Hitler đối xử bất công với công nhân khi họ phải làm việc nhiều, thời gian nghỉ ít, thường bị nợ lương... Đặc biệt, những công nhân giống như Johann được hưởng ít đặc quyền hơn những đảng viên Quốc xã.
Do vậy, năm 1938, Johann quyết định ám sát nhà độc tài Hitler vì cho rằng nếu gã chết thì mọi việc sẽ thay đổi. Để thực hiện kế hoạch, Johann nghiên cứu lịch trình và các hoạt động trong ngày của trùm phát xít. Theo đó, Johann dự định "ra tay" vào ngày 8/11 khi Hitler tới quán bia Burgerbraukeller ở Munich để kỷ niệm vụ Đảo chính Quán bia mà y tham gia năm 1923.
Do vậy, năm 1938, Johann quyết định ám sát nhà độc tài Hitler vì cho rằng nếu gã chết thì mọi việc sẽ thay đổi. Để thực hiện kế hoạch, Johann nghiên cứu lịch trình và các hoạt động trong ngày của trùm phát xít. Theo đó, Johann dự định "ra tay" vào ngày 8/11 khi Hitler tới quán bia Burgerbraukeller ở Munich để kỷ niệm vụ Đảo chính Quán bia mà y tham gia năm 1923.
Johann vài lần tới quán bia Burgerbraukeller để khảo sát tình hình, tìm vị trí lắp đặt bom. Sau khi nghiên cứu kỹ, ông đánh gia cột đá phía sau bục phát biểu thích hợp để bố trí quả bom.
Johann vài lần tới quán bia Burgerbraukeller để khảo sát tình hình, tìm vị trí lắp đặt bom. Sau khi nghiên cứu kỹ, ông đánh gia cột đá phía sau bục phát biểu thích hợp để bố trí quả bom.
Sau 1 năm chuẩn bị, Johann đã bí mật lấy được gần 50 kg thuốc nổ mạnh và kíp nổ từ nhà máy Waldenmaier. Thông qua tự nghiên cứu, tìm hiểu về bom, ông đã chế tạo và thử nghiệm vũ khí nổ tại vườn cây ăn quả của bố mẹ.
Sau 1 năm chuẩn bị, Johann đã bí mật lấy được gần 50 kg thuốc nổ mạnh và kíp nổ từ nhà máy Waldenmaier. Thông qua tự nghiên cứu, tìm hiểu về bom, ông đã chế tạo và thử nghiệm vũ khí nổ tại vườn cây ăn quả của bố mẹ.
Đến tháng 8/1939, Johann thường xuyên lui tới quán bia Burgerbraukeller. Sau khi trở thành khách quen của quán, ông thỉnh thoảng trốn trong kho chứa đồ tới khi quán đóng cửa rồi ra ngoài, bí mật khoét lỗ trên cột đá để chứa bom.
Đến tháng 8/1939, Johann thường xuyên lui tới quán bia Burgerbraukeller. Sau khi trở thành khách quen của quán, ông thỉnh thoảng trốn trong kho chứa đồ tới khi quán đóng cửa rồi ra ngoài, bí mật khoét lỗ trên cột đá để chứa bom.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, Johann quyết định hẹn giờ kích nổ của quả bom lúc 21h20 ngày 8/11/1939 vì cho rằng lúc đó Hitler vẫn đang phát biểu. Ông lựa chọn thời điểm đó vì mỗi năm trùm phát xít thường tới quán bia Burgerbraukeller, bắt đầu phát biểu lúc khoảng 20h30 và diễn thuyết trong khoảng 90 phút.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, Johann quyết định hẹn giờ kích nổ của quả bom lúc 21h20 ngày 8/11/1939 vì cho rằng lúc đó Hitler vẫn đang phát biểu. Ông lựa chọn thời điểm đó vì mỗi năm trùm phát xít thường tới quán bia Burgerbraukeller, bắt đầu phát biểu lúc khoảng 20h30 và diễn thuyết trong khoảng 90 phút.
Thế nhưng, mọi việc diễn ra không như kế hoạch. Cơ quan khí tượng cảnh báo sẽ có sương mù dày đặc vào ngày 8/11 nên việc di chuyển bằng đường hàng không để trở về Berlin không khả thi. Vậy nên, Hitler quyết định về Berlin bằng tàu riêng. Để kịp giờ tàu, Hitler thay đổi lịch trình, đẩy thời điểm bắt đầu diễn thuyết sớm hơn 30 phút so với thường lệ và rút ngắn thời gian phát biểu xuống 60 phút.
Thế nhưng, mọi việc diễn ra không như kế hoạch. Cơ quan khí tượng cảnh báo sẽ có sương mù dày đặc vào ngày 8/11 nên việc di chuyển bằng đường hàng không để trở về Berlin không khả thi. Vậy nên, Hitler quyết định về Berlin bằng tàu riêng. Để kịp giờ tàu, Hitler thay đổi lịch trình, đẩy thời điểm bắt đầu diễn thuyết sớm hơn 30 phút so với thường lệ và rút ngắn thời gian phát biểu xuống 60 phút.
Do đó, Hitler rời quán bia Burgerbraukeller lúc 21h07. 13 phút sau khi trùm phát xít rời đi, quả bom phát nổ khiến 7 người chết và hơn 60 người bị thương. Sau khi xảy ra vụ việc, Johann bị lính biên phòng chặn bắt khi định vượt biên sang Thụy Sĩ. Về sau, Johann nhận tội lên kế hoạch ám sát Hitler ngày 8/11 vì không muốn người vô tội bị liên lụy.
Do đó, Hitler rời quán bia Burgerbraukeller lúc 21h07. 13 phút sau khi trùm phát xít rời đi, quả bom phát nổ khiến 7 người chết và hơn 60 người bị thương. Sau khi xảy ra vụ việc, Johann bị lính biên phòng chặn bắt khi định vượt biên sang Thụy Sĩ. Về sau, Johann nhận tội lên kế hoạch ám sát Hitler ngày 8/11 vì không muốn người vô tội bị liên lụy.
Elser không bị xét xử nhưng sau sau đó bị chuyển đến trại tập trung Sachsenhausen. Đến mùa xuân năm 1945, ông được chuyển tới trại tập trung Dachau. Ngày 9/4/1945, ông bị lính Đức bắn chết.
Elser không bị xét xử nhưng sau sau đó bị chuyển đến trại tập trung Sachsenhausen. Đến mùa xuân năm 1945, ông được chuyển tới trại tập trung Dachau. Ngày 9/4/1945, ông bị lính Đức bắn chết.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

GALLERY MỚI NHẤT