Trực thăng Ka-52K Hải quân Nga có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch.

Trực thăng Ka-52K Hải quân Nga có gì đặc biệt?
Nhằm tăng cường sức mạnh tấn công đường không cho Hải quân Nga, chi viện cho Hải quân Đánh bộ Nga trong các chiến dịch đổ bộ đường biển. Nước này đã tiến hành phát triển biến thể trực thăng tấn công Ka-52 cho tác chiến biển - định danh là Ka-52K.
Trực thăng tấn công Ka-52K "Katrans" được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực trên không cho lực lượng đổ bộ, với khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như xe tăng, xe thiết giáp, phương tiện cơ giới và các loại trực thăng tấn công của đối phương.
Ka-52K có thể được trang bị một pháo tự động 2A42-1 30mm, rocket phóng loạt S-8 80mm hay S-13 122mm, các loại tên lửa chống tăng dẫn đường 9K121 Vikhr và 9M120 Ataka cùng nhiều loại bom và tên lửa khác. 
Trong số các loại vũ khí được trang bị cho Ka-52K, tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser 9K121 Vikhr được đánh giá là sở hữu sức mạnh vượt trội. Với kiểu dẫn đường laser, khi bản thân phi công không cần thấy mục tiêu vẫn có thể tấn công chính xác nhờ sự hỗ trợ của lực lượng mặt đất. Nghĩa là, tên lửa có thể được điều khiển bởi bộ phát laser chuyên dụng cho bộ binh.
Truc thang Ka-52K Hai quan Nga co gi dac biet?
 Trực thăng Ka-52K huấn luyện hạ cánh trên tàu chiến Nga.
Bên cạnh đó, nhờ được trang bị động cơ VK-2500 mạnh mẽ Ka-52K có thể bay ở độ cao hơn 5.000m với tốc độ hơn 300km/h và cho phép nó cất hoặc hạ cánh ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt hay địa hình đồi núi. Đặc biệt, cơ cấu cánh quạt đồng trục đem lại sự ổn định rất cao, thao tác cơ động tuyệt vời. Kiểu cánh này cũng góp phần khiến chiều dài trực thăng rút gọn, phù hợp để mang trên tàu chiến. 
Bản thân phần khung hoặc cánh quạt của Ka-52K có khả năng chống ăn mòn phần cánh quạt cũng có thể được gấp lại. 
Biến thể Ka-52 dành cho hải quân cũng có thiết kế hai chỗ ngồi với phạm vi hoạt động hơn 540km có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Một số nguồn tin quân sự còn cho biết, Nga đang phát triển một loại radar mới cho Ka-52K cho phép nó sử dụng các tên lửa chống hạm như Kh-31 và Kh-35. Nâng cấp này sẽ giúp Ka-52K hoạt động hiệu quả hơn trên các tàu hải quân hay các đơn vị không quân hải quân của Nga.
Trực thăng Ka-52K ban đầu được phát triển nhằm trang bị cho các tàu đổ bộ lớp Mistral mua từ Pháp. Tuy nhiên, việc này đang gặp khó khi Pháp "quyết" không giao tàu Mistral cho Nga dù đã qua thời hạn phải giao hàng.
Không có Mistral, Nga vẫn sản xuất Ka-52K
Tờ RIR dẫn lời quan chức Nga cho biết, bất chấp việc không nhận được hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral từ Pháp, Nga vẫn sẽ tiếp tục sản xuất biến thể chiếc trực thăng tấn công Ka-52 dành cho hải quân.
"Nga vẫn tiếp tục sản xuất lô trực thăng tấn công Ka-52K cho dù có các tàu Mistral hay không. Khi mà những chiếc Ka-52K vẫn có thể được trang bị trên các tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Nga hoặc được biên chế cho các đơn vị không quân hải quân của nước này", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass. 
Truc thang Ka-52K Hai quan Nga co gi dac biet?-Hinh-2
 Pháp "lật lọng" không giao 2 tàu Mistral cho Nga, việc này khiến uy tín của Pháp trên thị trường vũ khí thế giới sụt giảm nghiêm trọng.
Trước đó, Nga đã đặt mua hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral từ Pháp. Nhưng cuối cùng cả hai tàu này lại không được chuyển giao cho Hải quân Nga theo kế hoạch, do mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu xấu đi, cùng với đó là các lệnh cấm vũ khí từ EU do tình hình bất ổn ở Ukraine. 
Cũng theo Thứ trưởng Borisov cho hay, ban đầu dự kiến những chiếc Ka-52K đầu tiên sẽ được thử nghiệm vào đầu năm 2015, nhưng sau đó kế hoạch này đã bị trì hoãn. Một phần là do các điều kiện hoạt động trên biển khác hoàn toàn so với trên mặt đất, do đó Ka-52K sẽ được cải thiện hơn về mặt vật liệu chế tạo để phù hợp với so một biến thể dành cho hải quân.

Nga mua thêm trực thăng Ka-52K cho siêu tàu đổ bộ Mistral?

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga có thể mua thêm trực thăng chiến đấu Ka-52K trang bị cho các tàu đổ bộ cỡ lớn Mistral mua của Pháp.

Nga mua thêm trực thăng Ka-52K cho siêu tàu đổ bộ Mistral?
“Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua 32 trực thăng trên hạm từ nhà máy Progress Arsenyev (thành viên công ty Russian Helicopter)”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov nói trong cuộc viếng thăm tới nhà máy Progress Arsenyev.

Cận cảnh quá trình “đẻ” tàu đổ bộ lớn nhất Nga

(Kiến Thức) - Hãy cùng xem lại tiến trình đóng tàu đổ bộ đa năng khổng lồ lớp Mistral dành cho Hải quân Liên bang Nga mang tên Vladivostok.

Cận cảnh quá trình “đẻ” tàu đổ bộ lớn nhất Nga
Can canh qua trinh “de” tau do bo lon nhat Nga
 Nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân Liên bang Nga, ngày 25/1/2011, Nga đã chính thức ký hợp đồng trị giá 1,37 tỷ Euro mua 2 tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral do Pháp thiết kế. Đây là loại tàu đổ bộ cỡ lớn hiện đại hàng đầu thế giới với lượng giãn nước lớn, khả năng mang tải lớn, dự trữ hành trình dài ngày…các tình năng của nó vượt trội hoàn toàn so với tàu đổ bộ lớn nhất Nga hiện nay. 

Pháp không giao tàu Mistral, Nga sẽ không trả tiền

(Kiến Thức) - Moscow sẽ không trả bất kỳ một chi phí nào nếu như Pháp không bàn giao tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral thứ hai cho Hải quân Nga.

Pháp không giao tàu Mistral, Nga sẽ không trả tiền
Tờ The Moscow Times đưa tin hôm 12/8, Moscow sẽ không thanh toán bất kỳ khoản tiền nào cho Pháp trong hợp đồng mua 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho đến khi chiếc thứ hai trong thương vụ trên được chuyển giao hoàn toàn cho Hải quân Nga.
Thông tin trên được người đứng đầu cơ quan xuất nhập khẩu vũ khí của Nga - Anatoly Isaikin xác nhận trong một cuộc phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass hôm thứ 3 (12/8). Ông này còn cho biết, việc thanh toán chỉ được diễn ra trong cuối năm 2015, khi phía Pháp bàn giao chiếc Mistral thứ hai cho Hải quân Nga.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới