Trồng thứ quả chín đỏ gốc, hái mỏi tay mỗi ngày thành tỷ phú

Cây dâu tây đem lại "mùa quả ngọt" cho người nông dân khu Tân Thảo, xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), giúp họ có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Cây dâu tây giúp người dân làm giàu
Khi nhắc tới khu Tân Thảo hay là Xuân Quế, người ta nghĩ ngay đến vùng đất hoang sơ và nghèo đói, vùng đất chỉ có đồi hoang, cỏ lau và bãi sậy… Những suy nghĩ đó chỉ đúng với vùng đất này vài chục năm trở về trước, thời điểm người dân nơi đây sáng vác cuốc lên nương, chiều vác bó củi khô về đun, dắt theo sau là những chú trâu cày.
Người dân lam lũng vất vả quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" chỉ để chăm bón cho cây ngô, cây sắn trên nương. Vất vả là vậy nhưng thu nhập không được bao nhiêu, nhà làm được nhiều cũng chỉ đủ ăn trong một năm, nhà ít thì phải vay mượn để ăn vài ba tháng. Và cứ thế, cái đói, cái nghèo bám theo cả thôn cả làng thời gian dài.
Đến nay, vùng đất hoang sơ năm nào đã hoàn toàn "thay da, đổi thịt" nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…, cùng với đó là những thay đổi về tư duy của những người nông dân. Họ không ỷ lại, không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất nơi mình đã sinh ra.
Trong thu qua chin do goc, hai moi tay moi ngay thanh ty phu
Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) kiểm tra chất lượng quả trước khi xuất bán ra thị trường (Ảnh: Văn Ngọc).
Vùng Tân Thảo, Xuân Quế đến nay được mệnh danh là "miền đất ngọt" là nhờ cây dâu tây. Cây dâu tây "nhập cư" về vùng đất này chưa đến chục năm. Thế nhưng loại cây này đã được trồng khắp trên những triền đồi thoai thoải, trải rộng mênh mông quanh những nếp nhà, thay thế cây ngô, cây mía và cây sắn trước đây. Thu nhập từ dâu tây, nhà ít thì vài trăm triệu đồng một năm, nhà nhiều có nguồn thu cả tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) là một trong những người đầu tiên đưa giống cây dâu tây về trồng ở vùng đất này. Nhờ cây dâu tây, HTX do ông và các thành viên cùng chí hướng thành lập có doanh thu trên 10 tỷ đồng một năm.
Với khao khát làm giàu, ông Nam luôn trăn trở, sao bà con lại cứ mãi chấp nhận chung thân với các cây trồng truyền thống, làm mãi mà không có của ăn, của để? Ông tự đặt câu hỏi, cây gì mang lại thu nhập cho người dân ở đây mà lại đáp ứng được nhu cầu của người dân ở các độ thị lớn?
Từ những trăn trở về kế sinh nhai đó, ông Năm đã bắt đầu đưa vào trồng thử nghiệm giống cây mới này.
Mới đầu, gia đình ông chỉ trồng mấy trăm gốc dâu tây xen với cây ăn quả tại mảnh vườn cạnh nhà. Sau một thời gian trồng và chăm sóc, vườn dâu tây của gia đình ông đã cho thu hoạch. Thấy cây dâu tây mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2015, gia đình ông Nam quyết định mở rộng diện tích trên 6.000m2. Năm đó, dâu tây được mùa, bán được giá cao, gia đình anh Nam thu về cho hơn 500 triệu đồng. Với hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần các loại cây trồng khác, cây dâu tây bắt đầu bén rễ trên đất Xuân Quế.
"Bản Xuân Quế đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, trồng cây gì cũng xanh tốt, tuy nhiên trồng cây nông nghiệp truyền thống ngô, mía không còn phù hợp bởi hiệu quả kinh tế thấp. Từ ngày cây dâu tây bén rễ vùng đất này, đời sống kinh tế của người dân ngày càng khấm khá", ông Nam nói
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây dâu tây đem lại, ông Nam đã bàn bạc cùng vợ, vận động một số anh em trong xã hình thành nên mô hình hợp tác xã (HTX), đưa dâu tây thay thế các cây trồng truyền thống như ngô, sắn và cùng tập trung cho một số cây ăn quả đang có thế mạnh trong vùng như xoài, nhãn, bơ và na vào trồng. Năm 2018, ông đứng ra thành lập HTX dâu tây Xuân Quế gồm 12 thành viên với tổng diện tích canh tác hơn 8ha.
Nâng tầm chất lượng dâu tây
Thành lập HTX đồng nghĩa với việc diện tích cũng như sản lượng dâu tây tăng lên, sản phẩm bắt đầu gặp khó khăn về đầu ra. Để phát triển HTX, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, ông Nam cùng các thành viên bàn bạc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.
HTX đã đầu tư hệ thống nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới tự động nhỏ giọt. Ngay sau khi triển khai lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, các thành viên đã thấy những ưu điểm vượt trội so với cách tưới nước truyền thống. Hệ thống này có thể "tự động hóa" quá trình tưới nước, bón phân cho cây trồng. Cùng với đó là hệ thống nhà lưới giúp cây không lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên so với phương pháp canh tác truyền thống.
Dâu tây là loại dễ bị nhiễm bệnh bậc nhất trong số các loại quả. Chính vì vậy, các thành viên HTX hàng ngày phải cắt tỉa từng cọng lá già, gốc dâu tây phải luôn được chăm sóc, giữ trong tình trạng sạch sẽ để không phát sinh sâu bệnh. HTX dùng bẫy sinh học và thiên địch để đối phó với sâu bệnh, hoàn toàn không sử dụng hóa chất.
Trồng dâu theo tiêu chuẩn VietGAP giá cao hơn trồng dâu thông thường nhưng sản phẩm của HTX vẫn được người tiêu dùng đón nhận, bởi để làm nên vị ngọt, thơm của thương hiệu dâu chính là khí hậu, điều kiện ít nơi có được. Đến nay, HTX đã hoàn tất thủ tục về tem mác truy xuất nguồn gốc, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với trái dâu tây.
Bên cạnh đó, để tiêu thụ sản phẩm, các thành viên HTX bàn nhau đưa dâu tây xuống chào hàng tại các siêu thị lớn, cửa hàng hoa quả sạch tại Hà Nội. Ban đầu, sản phẩm dâu tây chưa có thương hiệu nên bị khách hàng từ chối. Không nản chí, đến mùa ông Nam lại đưa sản phẩm xuống Hà Nội chào hàng, dần dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng tại các siêu thị.
Đến nay, thông qua Hội nghị xúc thương mại của tỉnh Sơn La về quảng bá các mặt hàng nông sản tại Hà Nội, trong đó có dâu tây, sản phẩm của HTX dâu tây Xuân Quế nhận được nhiều đơn đặt hàng của các siêu thị lớn như Vinmart, Big C… Giá bán 1kg dâu tây vào các siêu thị khoảng 190.000 - 200.000 đồng/kg.
"Xây dựng được thương hiệu đã khó, để giữ được thương hiệu càng khó hơn. Với phương châm sản xuất nông sản sạch, chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu, HTX Xuân Quế tăng cường liên kết đào tạo nâng cao kỹ thuật sản xuất, cam kết giữa các thành viên sản xuất sạch, an toàn, không sử dụng thuốc kích thích; vận động các thành viên áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng công nghệ trong sản xuất, đồng thời phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các công ty mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất cho các thành viên", ông Nam nói.
Trong thu qua chin do goc, hai moi tay moi ngay thanh ty phu-Hinh-2
Quả dâu tây được trồng tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có kích cỡ lớn, vị thơm, ngọt (Ảnh: Văn Ngọc).
Có thể thấy, việc liên kết sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng dâu tây của HTX Xuân Quế đã giúp tiết kiệm nhân công, giảm chi phí, từng bước xây dựng thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Sau một thời gian đi vào sản xuất, hoạt động của HTX Xuân Quế ngày càng công khai, dân chủ, các hộ thành viên đoàn kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất; thường xuyên trao đổi, chia sẻ kĩ thuật chăm sóc cây trồng.
Năm 2023, tổng diện tích sản xuất của HTX là 60 ha. Bên cạnh đó, HTX có liên kết trong tiêu thụ là 30 ha, ước đạt 600 tấn sản phẩm dâu tươi và khoảng 200 tấn sản phẩm cấp đông. Doanh số ước đạt trên 10 tỷ đồng. Tính ra thu nhập trung bình của các thành viên trong hợp tác xã đều đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Ông Phạm Bá Tính, Chủ tịch UBND xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Nhận thấy giá trị kinh tế từ trồng cây dâu tây và nắm bắt nhu cầu của thị trường, xã đã khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng cây dâu tây; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây; tổ chức cho bà con tham quan mô hình trồng cây dâu tây hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ trồng dâu trong vùng trồng chăm sóc cây theo quy trình VietGAP, thực hiện tốt các quy định an toàn thực phẩm và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng" để sản phẩm quả dâu ngon, sạch, an toàn, tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Đến nay, các hộ trồng dâu tây đã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện khu Tân Thảo có 2 HTX gồm: HTX Tân Thảo, HTX Xuân Quế, chuẩn bị thành lập HTX Huổi Dương.
"Với diện tích canh tác trên 230ha, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn hiện là vùng trồng dâu tây lớn nhất tỉnh Sơn La. Những vùng chuyên canh rộng lớn dần hình thành với sự tham gia của hàng trăm hộ dân và các hợp tác xã. Chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ các hộ dân thực hiện quy trình sản xuất áp dụng công nghệ cao và đưa giống mới của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản vào canh tác, đặc biệt là định hướng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quả dâu tây của huyện Mai Sơn" - ông Tính nói.

Đưa giống nho "quý tộc" về làng, vụ đầu tiên đã thu tiền tỷ

Anh Hoàng Văn Tuấn ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) bỏ tiền tỷ đưa hai giống nho "quý tộc" là nho sữa của Hàn Quốc và Kyoho của Nhật Bản về trồng, vụ đầu tiên đã thu về tiền tỷ.

Xuân Du vốn là thủ phủ của đào phai. Bản thân gia đình anh Hoàng Văn Tuấn cũng trồng đào, với diện tích trên 2ha. Mặc dù cây đào mang lại giá trị cao, song với sức trẻ và hoài bão, Tuấn luôn mong muốn mang giống cây mới về trồng tại địa phương, đem lại thu nhập cao hơn.

Qua những lần tìm hiểu thông tin trên mạng, trên báo chí, anh biết đến mô hình trồng nho sữa của Hàn Quốc và nho Kyoho của Nhật Bản. Không ngần ngại, Tuấn quyết tâm “cơm đùm cơm nắm” vào tận miền Nam để tìm hiểu mô hình trồng nho.

Dua giong nho

Khu vườn trồng nho rộng hơn 7.000m2 của anh Hoàng Văn Tuấn

“Lần đầu tiên tận mắt chứng kiến vườn nho sữa tôi như bị hút hồn. Được tham quan, được chủ vườn chia sẻ kinh nghiệm, ngay lập tức tôi đã muốn đưa giống nho này về quê trồng”, anh Tuấn kể.

Cuối năm 2021, anh Tuấn quyết định mua 1.500 cây nho giống về trồng trên diện tích 7.000m2. Ngoài tiền mua giống, anh còn đầu tư giàn, mái che, hệ thống tưới tiêu,... tổng chi phí hơn 2 tỷ đồng.

Theo anh Tuấn, thời điểm anh công bố bỏ số tiền lớn đầu tư vào trồng nho và đưa giống về địa phương, không chỉ người thân trong gia đình mà hàng xóm cũng xì xào, nói anh là... "hâm".

Đầu năm 2022, anh bắt đầu xuống giống. Đến thời điểm này, hai giống nho anh trồng đã cho lứa quả đầu tiên. Mỗi gốc nho cho 4-5kg quả. Với hai vụ một năm, giá bán từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, năm đầu tiên anh đã thu về tiền tỷ.

Dua giong nho

Nho bói vụ đầu tiên, anh Tuấn đã thu về tiền tỷ

Anh Tuấn cho biết, sở dĩ gọi là nho “quý tộc” vì giống nho này rất đắt. Việc chăm sóc nho cũng rất phức tạp. Ngoài xây hệ thống nhà giàn, hệ thống tưới tự động thì việc cắt tỉa lá, cắt cành cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng quả.

“Theo tôi biết, cả nước mới có 3 hộ trồng được giống nho sữa này, nhiều hộ khác cũng trồng nhưng thất bại. Ở Thanh Hóa, đây là mô hình đầu tiên thành công nên khi vườn nho ra quả, rất nhiều người hiếu kỳ đến xem và muốn học cách làm theo”, anh Tuấn chia sẻ.

Không chỉ trồng nho, với diện tích hơn 2ha, anh Tuấn còn trồng các loại rau quả khác như: ớt, mướp đắng, rau má,... tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 lao động thời vụ.

Dua giong nho

Những gốc nho xum xuê trái

Dua giong nho

Những quả nho căng đều

Anh Tuấn đang làm thêm nhà giàn để mở rộng diện tích vườn nho, hướng tới xây dựng khu tham quan trải nghiệm.

Ông Bùi Đức Chính, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết, người dân địa phương ở đây chủ yếu trồng đào với diện tích hơn 280ha. Mô hình nho sữa của anh Tuấn lần đầu xuất hiện ở địa phương cho thấy đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài mong đợi.

“Mô hình này thực sự rất hiệu quả, là tiền đề để địa phương phát triển trong thời gian tới”, ông Chính cho biết.

Cũng theo vị Phó chủ tịch xã, anh Tuấn không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là một Bí thư Đoàn gương mẫu, nhiệt huyết. Anh được nhiều giải thưởng liên quan đến thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

Trồng dâu tây bạt ngàn, nông dân tỷ phú Sơn La bán đắt hàng

Cây dâu tây đem lại "mùa quả ngọt" cho người nông dân khu Tân Thảo, xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), giúp họ có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

 Khi nhắc tới khu Tân Thảo hay là Xuân Quế, người ta nghĩ ngay đến vùng đất hoang sơ và nghèo đói. Vùng đất chỉ có đồi hoang, cỏ lau và bãi sậy… Những suy nghĩ đó chỉ đúng với vùng đất này vài chục năm trở về trước, thời điểm người dân nơi đây sáng vác cuốc lên nương, chiều vác bó củi khô về đun, dắt theo sau là những chú trâu để cày.

Người dân lam lũng vất vả quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" chỉ để chăm bón cho cây ngô, cây sắn trên nương. Vất vả là vậy, thế nhưng thu nhập của người dân cũng chả được bao nhiêu, nhà làm được nhiều thì cũng chỉ đủ ăn trong một năm, nhà ít thì phải vay mượn để ăn vài ba tháng. Và cứ thế, cái đói, cái nghèo cứ bám theo người dân suất một thời gian dài.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.