Trong "Tây Du Ký", Trư Bát Giới là lợn đen hay lợn trắng?

Trư Bát Giới trong "Tây Du Ký" là một trong những nhân vật gây ấn tượng sâu sắc đối với mọi người.

Trong "Tây Du Ký", nhân vật Trư Bát Giới được mô tả là người thực dụng, lười biếng. Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái - chỉ huy 8 vạn thủy binh ở thiên đình. Bởi vì say rượu, chọc ghẹo Hằng Nga nên đã bị Ngọc Hoàng trục xuất khỏi thiên giới. Vì bị ném vào chuồng lợn khi giáng xuống phàm trần nên Trư Bát Giới có dung mạo nửa người nửa lợn.

Trong

Được Quan Âm chỉ điểm, sau đó bị Tôn Ngộ Không khuất phục, Trư Bát Giới đã cùng "Đại Thánh" bảo vệ Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh Phật. Từ vị tướng bất tử trên trời bị hạ phàm thành quái vật, rồi đến "tu sĩ", đây chính là quỹ đạo cuộc đời của Trư Bát Giới.

Trong
Tạo hình thầy trò Đường Tăng trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

Mặc dù khả năng của không phải là siêu nhiên, nhưng Trư Bát Giới cũng có những điểm lợi hại của riêng mình. Suốt hành trình bảo vệ Đường Tăng, Trư Bát Giới là cánh tay phải của Tôn Ngộ Không trong việc hàng phục ma quỷ.

Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, Trư Bát Giới luôn là một nhân vật khá kịch tính, ít ưu điểm và nhiều nhược điểm, nhưng sự lương thiện và trung thực bộc lộ trong lời nói và việc làm của hắn lại nhân văn, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và khiến người ta cảm thấy anh ấy là người hòa nhã và có điểm đáng yêu.

Vị trí của Thiên Bồng Nguyên Soái trên thiên đình?

"Nguyên Soái" nghe có vẻ vang, nhưng thực ra chức vụ tương đương với vai trò chỉ huy trưởng của một binh đoàn nào đó. Nhưng vũ khí của Trư Bát Giới dù là một cái cào nhưng cũng đã thể hiện được vị trí của hắn.

Trong

Trong "Tây Du Ký", Thái Thượng Lão Quân chắc chắn là một trong những nhân vật xuất sắc nhất, và những vũ khí lợi hại tốt nhất đều do ông tạo ra. Và chiếc cào của Trư Bát Giới cũng do đích thân Thái Thượng Lão Quân làm ra, điều này muốn nói với độc giả rằng thân thế của vị Nguyên soái trên thiên đình này không phải là thường.

Ngoài ra, Thiên Bồng Nguyên Soái còn được mời trong tiệc bàn đào của Vương Mẫu, nhưng Tôn Ngộ Không thì không được mời, điều này cho thấy đây chắc chắn là một trong số ít tướng cấp cao của thiên đình.

Trư Bát Giới là lợn đen hay lợn trắng?

Chương thứ mười tám của "Tây Du Ký" khi nới đoạn Cao Lão Thái ở Cao Lão Trang muốn tuyển một người con rể cho con gái lớn Cao Thúy Lan, Trư Bát Giới biến phép trở nên đẹp trai và đã trúng tuyển. "Khi mới đến, anh ta là một người đàn ông đen và béo, nhưng sau đó biến thành một người đàn ông to lớn, miệng dài, giống một tên ngốc có tai to, có tóc sau gáy, thân hình thô kệch và đáng sợ, đầu và mặt như lợn". Như vậy, xét từ nguyên tác, Trư Bát Giới là một con lợn đen.

Trong
Trong

Ngoài ra, các chuyên gia nghiên cứu về lợn cũng phân tích: “Lợn trước những năm 1950 đều là lợn đen truyền thống, mãi sau này lợn trắng mới du nhập vào Trung Quốc”.

Trong

Theo ý kiến của giới chuyên môn, thời điểm câu chuyện “Tây Du Ký” xảy ra từ thời nhà Minh khi Ngô Thừa Ân viết sách, Trung Quốc không nuôi lợn trắng, chỉ nuôi lợn đen thuần chủng. Nhân vật Trư Bát Giới béo trắng xuất hiện trong phim "Tây Du Ký" đã thực sự đánh lừa khán giả trong nhiều năm.

Cuộc sống giàu sang của mỹ nhân thị phi nhất dàn sao “Tây Du Ký”

Từ một mỹ nhân thị phi của làng giải trí, Kim Xảo Xảo vươn lên trở thành phu nhân của một CEO giàu có và quyền lực. Cô từng được biết tới qua vai diễn Công chúa Khổng Tước trong "Tây Du Ký".

Con đường sự nghiệp thuận lợi và nổi tiếng từ sớm

Tuổi thật của Hầu Vương sau khi thành Phật

Trong 'Tây Du Ký' nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Tôn Ngộ Không là con khỉ được sinh ra từ một tảng đá, lúc sinh thời khiến trời đất rung chuyển, kinh động đến thiên đình.

Mỗi khi Tôn Ngộ Không gặp yêu quái trên đường đi thỉnh kinh, hắn sẽ nói: “Lão Tôn là Tề Thiên Đại Thánh, năm trăm năm trước từng đại náo thiên cung”. Điều này khiến người ta lầm tưởng rằng Tôn Ngộ Không chỉ mới hơn 500 tuổi. Trên thực tế không phải vậy, tuổi của Ngộ Không đã vượt xa con số này khi được phong tặng danh hiệu Đấu chiến thắng Phật.

Trong "Tây Du Ký" đâu đâu cũng có chỉ dẫn về thời gian, nếu đọc kỹ sẽ có thể tìm ra manh mối trong đó. Cuộc đời của Tôn Ngộ Không có thể đại khái chia làm ba thời kỳ, đó là: Thời kỳ làm Hầu Vương và học đạo; Thời kỳ làm quan, gây náo loạn thiên đình; Thời kỳ cuối bị giam dưới núi và đi thỉnh kinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới