Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối

Sử sách Đại Thanh ghi chép rằng chiếc quan tài của Từ Hi Thái hậu đã bốc mùi hôi thối trong ngày tang lễ, thế nhưng vì sao đến năm 1928, người ta vẫn thật thi thể bà nguyên vẹn.

Từ Hi Thái hậu (1833 - 1908) là hoàng hậu của Hoàng đế Hàm Phong, mẹ ruột của Hoàng đế Đồng trị, bà đã ngấm ngầm nắm gọn quyền lực triều đình nhà Thanh ngay sau khi Hàm Phong qua đời. Hai vị hoàng đế do Từ Hi Thái hậu sắp xếp lên ngôi sau này, Đồng Trị và Quang Tự - con trai và cháu trai Từ Hi, đều chỉ là con rối do bà giật dây, bị bà đàn áp dã man.

Vào ngày 14/11/1908. Từ Hi Thái hậu biết rằng mình không còn nhiều thời gian, muốn giành lấy quyền lực tuyệt đối, nên đã sai người hạ độc chết vua Quang Tự. Thế nhưng không ai ngờ rằng biến cố lại ập tới ngay sau đó, Từ Hi Thái hậu cũng qua đời một ngày sau cái chết của vua Quang Tự.

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi, một người mang danh thiên tử đứng đầu đất nước, một người thật sự nắm giữ quyền lực triều đình, cả hai cùng qua đời khiến các đại thần trong triều phải đau đầu lo chuyện ma chay.

Theo quy cách tang lễ hoàng gia, tang lễ của vua Quang Tự và Từ Hi Thái hậu đều phải được tổ chức long trọng, huy động tiềm lực kinh tế của cả triều đình. Song, ngân khố hữu hạn của Đại Thanh do thất trận chắc chắn không thể đáp ứng được điều đó.

Một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra. cuối cùng các quan đại thần quyết định hy sinh tang lễ của Quang Tự để tổ chức một nghi lễ hoành tráng cho Từ Hi Thái hậu.

Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối ảnh 1

Chiếc quan tài được gắn nhiều đá quý và thiết kế công phu của Từ Hi Thái hậu. Ảnh: Sohu

Quy mô đám tang Từ Hi Thái hậu được đánh giá là hoành tráng bậc nhất trong lịch sử, tuy không phải hoàng đế nhưng còn được an táng xa hoa hơn các vị hoàng đế trước, hao phí hàng triệu vạn lượng bạc.

Chỉ riêng quan tài của lão Phật gia đã làm bằng gỗ trinh nam cực đắt đỏ, được sơn son thếp vàng và có thêm vô số trang trí tinh xảo. Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc, san hô, đá quý các loại.

Thi thể nguyên vẹn

Từ Hi Thái hậu khi còn sống luôn mong muốn có thể mang tài sản, quyền lực cùng sang thế giới bên kia. Thế nhưng, những món bảo vật trong lăng chưa kịp đi cùng vị Thái hậu sang kiếp sau đã biến thành miếng "mồi ngon thu hút" những kẻ mộ tặc tàn bạo.

Năm 1928, 20 năm sau khi Từ Hi Thái hậu qua đời, lăng mộ của bà được viếng thăm bởi tên lãnh chúa quân phiệt thời Dân Quốc Tôn Điện Anh. Hắn lấy cớ "diễn tập quân sự" để khai quật Đông lăng, cướp bóc cổ vật.

Binh lính Tôn Điện Anh còn dùng búa cậy tung nắp quan tài để lấy những món bảo vật bên trong. Tuy nhiên lúc này, bọn chúng mới sửng sốt nhận ra thi thể Từ Hi Thái hậu sau 20 năm không hề bị thối rữa, da dẻ vẫn căng bóng như một người vừa mới qua đời.

Các chuyên gia khảo cổ cho rằng sở dĩ thi thể của Từ Hi không bị thối rữa khi mở quan tài là do công nghệ bảo quản tuyệt vời của nhà Thanh.

Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối ảnh 2

Thi thể Từ Hi Thái hậu vẫn được bảo toàn nguyên vẹn cho tới khi Tôn Điện Anh mở quan tài. Ảnh minh họa: Sogou

Trước khi chôn cất Từ Hi, các thái giám đã dùng dược liệu đặc biệt để phủ lên toàn thân giúp ướp xác, sau đó đưa vào quan tài bịt kín hai lớp để cách ly hoàn toàn với không khí. Quan tài của lão Phật gia còn làm từ loại gỗ trinh nam "nước không ngấm được, kiến không làm tổ", rất có lợi cho việc bảo quản xác,

Thêm vào đó, Từ Hi Thái hậu cũng không còn thức ăn trong bụng trước khi chết. Qua nghiên cứu sách sử, có thể thấy rằng sau sinh nhật lần thứ 74, Thái hậu bắt đầu bị tiêu chảy.

Nội kinh ghi chép có dòng thế này: "Ngày mồng 10 tháng 10 nước chảy qua ruột già, ăn thức ăn thì tiêu chảy. Ngày 19 tháng 10 tiêu chảy không dứt, ăn không được bao nhiêu. Ngày 22 tháng 10 thì lưỡi khô, Thái hậu không thể ăn gì được."

Việc không còn thức ăn trong dạ dày khi qua đời sẽ giúp làm chậm thời gian phân hủy thi thể. Người Ai Cập cổ đại hoàn toàn nhận thức được điều này nên khi ướp xác, họ sẽ loại bỏ những chất cặn bã trong dạ dày và ruột, như vậy mới có thể bảo quản thành công xác ướp.

Tang lễ bốc mùi

Trái ngược với thông tin thi thể Từ Hi Thái hậu vẫn còn nguyên vẹn đến năm 1928, khi Tôn Điện Anh vào cướp phá Đông Lăng, sử sách Đại Thanh lại ghi chép rằng khi tang lễ của bà diễn ra, người ta đã thấy quan tài đi qua bốc mùi hôi thối, dường như thân xác đã phân hủy từ lâu.

Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối ảnh 3

Đoàn rước 8.000 người trong đám tang Từ Hi Thái hậu

Điều này hóa ra cũng không phải một bí ẩn. Đám tang của lão Phật gia có đoàn rước tới 8.000 người, chưa kể súc vật ngựa, la... khuân vác đồ đạc. Đoàn người rước linh cữu Từ Hi thái hậu đã đi bộ từ Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) đến khu lăng mộ Thanh Đông Lăng, chặng đường 100km không có chỗ tắm rửa, chuyện vệ sinh cũng phải giải quyết trên đường.

Như vậy, mùi hôi thối bốc ra hẳn không phải từ quan tài Từ Hi Thái hậu mà chính là mùi của người, ngựa trong đoàn rước gian nan kia.  

3 nỗi hổ thẹn cả đời của “Lão Phật gia” Từ Hi Thái hậu

(Kiến Thức) - Từ Hi Thái hậu (1835-1908) được xưng tụng "Lão Phật gia" là nhân vật nổi tiếng nổi tiếng quyền lực của nhà Thanh khi nắm quyền cai trị trong gần 5 thập kỷ. Trong thời gian này, "Lão Phật gia" đã làm 3 việc đáng hổ thẹn và không bao giờ muốn nhắc đến.

3 noi ho then ca doi cua “Lao Phat gia” Tu Hi Thai hau
Theo sử sách, "Lão Phật gia" Từ Hi Thái hậu là một trong 3 phụ nữ được xem là quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (cùng với Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán).

Hậu thế đã bị lừa hơn 100 năm về mật thư của Từ Hi Thái hậu

Bức mật thư của Từ Hi Thái hậu ẩn chứa điều gì mà khiến người ta kinh ngạc đến vậy?

Sơ lược về Từ Hi Thái hậu

Từ Hi Thái hậu sinh năm 1835 tại ngõ Tây Tứ, Bắc Kinh. Không ai có thể ngờ rằng một bé gái như vậy lại có ngày trở thành một Thái hậu có quyền khuynh thiên hạ và can thiệp vào việc triều chính của Thanh triều trong tương lai.

Năm 1852, vì Từ Hi là hậu nhân của Diệp Hách Na Lạp thị nên được tuyển chọn nhập cung trở thành tú nữ, năm đó bà mới 17 tuổi, còn nhỏ chưa hiểu chuyện, mang một khuôn mặt thiếu nữ phơi phới tuổi xuân.

Trong các phi tần của triều Thanh, Từ Hi được xem là người có tướng mạo xuất chúng nhất, bà còn là một tài nữ và có thông hiểu một chút việc chính trị. Sau hai năm nhập cung, bà được phong làm Ý Tần, bà của năm đó cũng chỉ mới 19 tuổi.

Trong Hậu cung, được phong Tần thì dễ nhưng để được phong Phi lại rất khó. Nhưng mệnh của Từ Hi rất tốt, vào năm 1856, bà sinh hạ được một bé trai, mẹ quý nhờ con, vì sinh được một bé trai nên Từ Hi được xem là có công với giang sơn xã tắc, nhờ đó bà được thăng lên làm Ý Phi.

Còn con trai của bà là Ái Tân Giác La Tải Thuần cũng chính là Đồng Trị đế, ông là con trai duy nhất của vua Hàm Phong.

Năm 1857, Từ Hi được phong thành Qúy Phi, vì sức khỏe của Hàm Phong đế lúc đó không được tốt nên thường ốm đau.

Từ Hi có ý muốn chia sẻ ưu phiền cùng hoàng đế, Hàm Phong đế cũng không màng sự phản đối của các vị đại thần, bắt đầu để Từ Hi can dự vào chuyện triều chính.
Hau the da bi lua hon 100 nam ve mat thu cua Tu Hi Thai hau

Đất nước lúc đó đang rơi vào nguy cơ khủng hoảng và loạn lạc, ngoài có liên minh Anh Pháp, trong có Thái Bình Thiên Quốc, tai họa từ ngoài vào trong, bên nào cũng không dễ đối phó.

Sau một thời gian khi quân liên minh Anh Pháp tấn công Bắc Kinh, Hàm Phong đế qua đời vì bệnh. Chỉ còn lại hai mẹ con Từ Hi nương tựa lẫn nhau, con trai bà kế tục ngôi vị hoàng đế một cách thuận lợi.

Đồng thời trong thời gian tại vị của mình, Đồng Trị đế cũng đã bình định được Thái Bình Thiên Quốc, ông còn là người khởi động phong trào giao thiệp với người nước ngoài.

Xét về thành tích chính trị, ông là một vị hoàng đế tốt, nhưng so với Khang Hi - người đã trị vì 61 năm thì tuổi thọ của Đồng Trị cùng với cha ông ngắn hơn rất nhiều. Đồng Trị đế vắn số, chỉ sống được đến năm 19 tuổi. Ông qua đời vào năm 1875, tại vị được 13 năm.

Một Từ Hi đã phải trải qua nỗi đau mất chồng, mất con, bà dựa vào chính mình và can dự vào chuyện triều chính trong nhiều năm, còn đánh bại tám vị đại thần có uy quyền nhất lúc bấy giờ. Vị trí của bà trong triều đình càng ngày càng vững chắc. Tuy nhiên, sau 47 năm cầm quyền của Từ Hi Thái hậu, chính quyền nhà Thanh cuối cùng cũng dần đi đến diệt vong.

Bức mật thư hé lộ sự thật ít người biết về Từ Hi Thái hậu

Mặc dù chính quyền nhà Thanh đã diệt vong nhưng Tử Cấm Thành vẫn còn tồn tại, đây là cung điện được bảo tồn hoàn hảo nhất ở Trung Quốc. Vài chục năm sau, người ta bắt đầu sửa chữa Tử Cấm Thành và họ đã phát hiện ra một bức mật thư của Từ Hi Thái hậu. Nội dung trong đó có liên quan đến tám vị đại thần được nhắc đến ở trên.

Hau the da bi lua hon 100 nam ve mat thu cua Tu Hi Thai hau-Hinh-2

Bức mật thư của Từ Hi Thái hậu.

Vào thời điểm đó, tám vị đại thần đó đã liên minh với nhau và có quyền thế vô cùng lớn trong triều đình. Họ là chân tay đắc lực của Hàm Phong hoàng đế. Có lẽ vị hoàng đế này không bao giờ có thể ngờ được rằng mâu thuẫn giữa phi tử của mình và tám vị đại thần cố mệnh lại lớn như vậy.

Lúc đó Từ Hi và Từ An Thái hậu buông rèm chấp chính, trở thành phe đối lập với tám vị đại thần cố mệnh, chỉ một trong hai phe có thể tồn tại, nếu không triều đình sẽ trở nên rối loạn.

Từ Hi là một người thông minh, bà đã liên hợp với những vị đại thần bị tám vị đại thần cố mệnh bài xích, trong những người mà bà kết liên minh thì Cung Thân Vương là người có quyền thế lớn nhất. Từ Hi cũng mượn cơ hội này lôi kéo những vị đại thần và thân vương bị tám vị đại thần cố mệnh cô lập, dần dần thế lực của bà đã lớn hơn thế lực của tám vị kia. Cuối cùng, tám vị đại thần bị đàn áp, có người bị cách chức, thậm chí có người còn bị chém đầu.

Nhưng cũng chính mật thư này đã bộc lộ trình độ văn hóa của Từ Hi thái hậu. Theo ghi chép trong "Thanh sử cảo": "Khi bà mười sáu tuổi đã đọc thuộc quyển Ngũ kinh, giỏi tiếng Mãn và đã xem hết hai mươi tư quyển sử."

Theo ghi chép thì Từ Hi thái hậu mang hình tượng của một người có học bác uyên thâm, nhưng thật khôi hài là từ trong mật thư, người ta phát hiện ra rằng, trong số 237 chữ được bà viết ra, có đến 12 chữ bị viết sai chính tả.

Theo trang Sohu (Trung Quốc), phát hiện này đã khiến giới chuyên gia kinh ngạc thốt lên: Hóa ra chúng ta đã bị lừa hơn 100 năm.

Hau the da bi lua hon 100 nam ve mat thu cua Tu Hi Thai hau-Hinh-3
 

Nếu trong thời đại ngày nay, gõ trên điện thoại di động hoặc máy tính mà có lỗi chính tả thì có thể được xem là nhầm lẫn, nhưng thư viết tay mà có lỗi chính tả thì chỉ có thể chứng tỏ rằng vốn liếng chữ nghĩa của Từ Hi khá ít, không giống như sử sách miêu tả.

Từ Hi ngoài đời thật và Từ Hi trong "Thanh sử ký" hoàn toàn không giống nhau.

Vào năm 1904, bà cũng đã sao chép một quyển "Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh", khi các chuyên gia mở ra xem một lần nữa thì thấy rằng nét chữ của Từ Hi khá cẩu thả.

Làm sao một tài nữ lại có thể viết ra những nét chữ viết nguệch ngoạc như những con giun đất đang đánh nhau được?

Một số chuyên gia cho rằng, Từ Hi thái hậu đã nắm giữ quyền lực lớn bao nhiêu năm, không phải vì bà có tài năng trị quốc giống như Võ Tắc Thiên, trên thực tế, bà chỉ muốn thỏa mãn dục vọng ích kỷ không chịu buông tha đối với quyền thế của bản thân mình mà thôi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới