Trồng sương sâm trên đất gò đồi, nông dân Bình Định thu lãi bất ngờ

Vợ chồng ông Trần Văn Thâm và bà Bùi Thị Bưởi ở Bình Định đưa giống cây sương sâm từ miền Nam về trồng trên đất gò đồi của gia đình, bất ngờ có thu nhập khá.

Vợ chồng ông Trần Văn Thâm (59 tuổi) và bà Bùi Thị Bưởi (57 tuổi, ở tổ 3, khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được xem là người đầu tiên đưa giống cây sương sâm về trồng thành công tại địa bàn thị xã.
Trong suong sam tren dat go doi, nong dan Binh Dinh thu lai bat ngo
Bà Bùi Thị Bưởi, vợ ông Thâm, đang thu hoạch lá sương sâm (Ảnh: Bình Định). 
Trên diện tích 3.500m2 đất gò đồi, vợ chồng ông Thâm trồng hơn 7.000 gốc sương sâm, tất cả đã lên xanh mướt, lá ken dày. Để chống cây ngã đổ trong mùa mưa, trên mỗi luống trồng, ông thiết kế những hàng trụ bê tông, mỗi trụ cách nhau 5m, liên kết với nhau bằng dây thép vững chắc.
Theo ông Thâm, sương sâm là giống cây dây leo nên ông cho căng dây bện bằng nilon, xơ dừa từ gốc lên giàn, vừa giúp cây dễ phát triển vừa giúp thu hái dễ dàng. Hơn 1 năm xuống giống, đến nay vườn sương sâm cho thu hoạch.
Ông Thâm kể rằng, sau 5 năm làm thuê ở các tỉnh miền Nam, năm 2021, ông đưa cả nhà về quê sinh sống. Trước khi về ông có tìm hiểu cách thức phát triển kinh tế vườn của bà con trong Nam, cuối cùng ông chọn cây sương sâm vì nó phù hợp với điều kiện gia đình, phát huy được lợi thế gia đình có đất vườn đồi khá rộng.
"Tôi được biết, ở thị xã Hoài Nhơn có lẽ chưa ai trồng sương sâm làm nguyên liệu. Vì vậy, ban đầu, tôi làm chủ yếu là để học hỏi, rút kinh nghiệm. Đến nay, tôi đã hiểu được giống cây này", ông Thâm nói.
Trong suong sam tren dat go doi, nong dan Binh Dinh thu lai bat ngo-Hinh-2
Hội Phụ nữ phường Bồng Sơn hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho gia đình ông Thâm (Ảnh: Bình Định). 
Theo ông Thâm, sương sâm là loại cây lấy lá nên rất "ăn phân" nhưng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và dễ bán, ông ưu tiên dùng phân bánh dầu, cải tạo đất bằng vỏ đậu phụng ủ với chế phẩm sinh học. Làm như thế cây phát triển mạnh, lá dày xanh đậm, sinh khối của sản phẩm thạch sâm tăng cao, hơn nữa vừa giúp cây tăng sức đề kháng, vừa cải tạo đất.
"Thời gian đầu, do điều kiện khí hậu không như trong Nam, cộng với kinh nghiệm chưa vững nên nhiều dây sương sâm trồng xuống 1 thời gian nhưng chậm phát triển hoặc chết, phải trồng dặm lại nhiều lần. Khó khăn nhưng tôi không bỏ cuộc mà tiếp tục mày mò, tìm hiểu thêm các quy trình kỹ thuật canh tác đến nay tôi đã khắc phục", ông Thâm nói.
Đến nay, vườn sương sâm của vợ chồng ông Thâm đã cho thu hoạch mỗi ngày 10-15kg lá sâm. Ngoài thị trường trong tỉnh, ông còn thêm nhiều khách hàng đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng, Gia Lai và TPHCM.
Nguyên liệu lá sương sâm của vườn ông Thâm được đánh giá rất cao do cho sinh khối cao, hương vị đậm đà.
Không chỉ trồng sương sâm, vợ chồng ông Thâm còn đầu tư mua máy vò lá sương sâm chế biến thạch sâm cung cấp cho tiểu thương các chợ và bán tại nhà.
Giá bán sương sâm dao động 40.000-100.000 đồng/kg, tùy thị trường phân phối ở địa phương hay ngoài tỉnh. Mỗi tháng, vợ chồng ông Thâm thu lãi 18-20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Trung Hòa, Phó Chủ tịch UBND phường Bồng Sơn, nhìn nhận, ý tưởng trồng sương sâm của vợ chồng ông Thâm là mô hình mới ở địa phương, đã phát huy hiệu quả. Đáng biểu dương, ngay từ đầu, ông Thâm phát triển cây sương sâm theo hướng tạo ra sản phẩm an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường.
Để tiếp thêm nguồn lực giúp ông Thâm đầu tư hệ thống tưới tiêu, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ để ông tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Khám phá "choáng" về cây sương sâm dùng nhiều ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây sương sâm là loại cây rất được ưa trồng ở Việt Nam bởi nó không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn là một dược liệu quý có nhiều công dụng.

Kham pha
 Cây sương sâm còn có tên gọi khác là dây sâm lông, lá mối. Tên khoa học của nó là Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers. Ảnh: pgrvietnam.
Kham pha
 Cây sương sâm phân bổ ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, sương sâm được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: khoahocphattrien.
Kham pha
 Sương sâm thuộc dạng dây leo, có dây dài đến 5m có thân và lá phủ lông mềm. Lá sương sâm có phiến xoan hình tim, hoa vàng, quả mọc thành chùm và chuyển sang màu trắng sữa khi chín. Ảnh: chohoaonline.
Kham pha
 Đặc biệt, lá sương sâm được sử dụng làm thạch và rau ăn, rất mát và bổ dưỡng. Ảnh: hatgiongf1.
Kham pha
 Sương sâm có 2 loại là sương sâm lông và sương sâm lá láng, trong đó sương sâm lông cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm lá láng. Ảnh: blogspot.
Kham pha
 Cây sương sâm còn nổi tiếng với công dụng chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol... Ảnh: cooky.
Kham pha
 Ngoài ra, sương sâm còn được dùng trong ẩm thực của một số quốc gia như Thái Lan, Lào... Ảnh: baodanang.

Mời quý vị xem video: 7 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả, tiết kiệm. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Một số bài thuốc chữa sỏi thận đơn giản nhưng cực hiệu quả

Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là một số bài thuốc chữa sỏi thận rất hiệu quả, bạn nên áp dụng.

Các khoáng chất trong nước tiểu không thể tự hòa tan mà lắng đọng, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các viên sỏi ở trong thận, gọi là bệnh sỏi thận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.