Trồng rau trên Mặt trăng để lên đó sống

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự định thử nghiệm một dự án táo bạo là trồng rau và các loại thảo mộc trên Mặt trăng.

Trồng rau trên Mặt trăng để lên đó sống

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự định cố gắng thử nghiệm trồng rau và các loại thảo mộc trên Mặt trăng để xem xét khả năng con người có thể sống ở đó một ngày trong tương lai không.

NASA dự tính trồng rau trên Mặt trăng.
 NASA dự tính trồng rau trên Mặt trăng.
NASA có kế hoạch gửi hạt giống lên Mặt trăng vào năm 2015 trong một hộp kín có chứa các yếu tố cần thiết cho cây con phát triển mạnh. Húng quế và củ cải sẽ có mỗi loại khoảng 10 hạt, ngoài ra các nhà khoa học cũng sẽ đưa khoảng 100 hạt giống cây Arabidopsis (một thực vật có hoa nhỏ liên quan đến bắp cải và mù tạt) từng được thử nghiệm trồng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế trước đây vào kế hoạch. Sau khi hạt giống tiếp cận bề mặt Mặt trăng và được kích hoạt, đội ngũ các nhà khoa học trên Trái đất sẽ giám sát các hạt giống nảy mầm khi tiếp xúc với trọng lực âm và bức xạ.
Hạt giống sẽ được gửi lên Mặt trăng bởi tàu do thám Moon Express.
 Hạt giống sẽ được gửi lên Mặt trăng bởi tàu do thám Moon Express.
Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh tăng trưởng của cây trồng trên Mặt trăng với những cây trồng tương tự trên Trái đất. Một phát ngôn viên của NASA cho biết: "Dự án này hỗ trợ kiểm tra môi trường sống trên Mặt trăng đối với con người... Nếu những loại cây mà chúng tôi gửi lên Mặt trăng có thể phát triển mạnh thì nghĩa là con người cũng có thể sinh sống trên đó”.
Cây Arabidopsis, loại cây dự tính được dùng thử nghiệm trồng trên Mặt trăng.
Cây Arabidopsis, loại cây dự tính được dùng thử nghiệm trồng trên Mặt trăng.

Những cây trồng phát triển mạnh cần các thành phần tương tự như cho cuộc sống của con người là thực phẩm, nước và không khí. Các nhà khoa học hiện đang xây dựng một đơn vị nghiên cứu sự nảy mầm của cây, nước sẽ được bổ sung vào hạt giống trong mô-đun sau khi hạ cánh và tăng trưởng của cây sẽ được theo dõi trong vòng 5 - 10 ngày và so sánh với cây trồng tương tự trên Trái đất.

Nếu cây trồng có thể tồn tại trong 14 ngày cho thấy thực vật có thể mọc trong môi trường bức xạ của Mặt trăng nhưng nếu nó có thể tồn tại đến 60 ngày thì sẽ chứng minh được rằng sinh sản hữu tính (giảm phân) có thể xảy ra trong môi trường âm (lạnh). Còn nếu tồn tại đến 180 ngày sẽ cho thấy ảnh hưởng của bức xạ đến các tính trạng di truyền trội và lặn.

Hiện đã có rất nhiều nghiên cứu về tăng trưởng thực vật trong môi trường không trọng lực, trên tàu con thoi không gian và Trạm vũ trụ quốc tế. Nhưng bề mặt của Mặt trăng là môi trường nghiên cứu duy nhất có cả tác động của trọng lực âm và bức xạ âm.

Clip: Trái đất chết nếu không có Mặt trăng?

(Kiến Thức) - Mặt trăng là minh chứng cho sự ổn định, không có nó Trái đất sẽ chao đảo như “gã khổng lồ say rượu” hay bị lật nghiêng…

Clip: Trái đất chết nếu không có Mặt trăng?

Mặt trăng, Trái đất, vũ trụ… là những điều còn ẩn chứa nhiều bí ẩn đối với con người và khoa học. Con người và Trái đất sẽ ra sao nếu như Mặt trăng không tồn tại đã là câu hỏi và bàn luận được nhắc tới nhiều, có nhiều giả thuyết và chứng minh được đưa ra, nhưng chưa có kết luận chính xác cho bất cứ giả thuyết nào. Video sau đây là một trong những giả thuyết mang cái nhìn khá khách quan và hài hước về sự tồn tại của Trái đất và con người khi “thiếu bóng” người đồng hành thân thiết là Mặt trăng.

Vết đen trên Mặt trăng là gì?

(Kiến Thức) - Khi ta nhìn lên Mặt trăng vào những ngày trăng tròn ta có thể thấy những vùng có màu sẫm trên bề mặt của Trăng.

Vết đen trên Mặt trăng là gì?
Hỏi: Khi quan sát mặt trăng, tôi thấy có những khoảng đen mà dân gian gọi là chú Cuội chị Hằng. Xin hỏi thực chất nó là gì? - Trần Hoàng Anh (Đức Phổ, Quảng Ngãi).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Con người phát ra ánh sáng?

(Kiến Thức) - Đo được nguồn sáng do người phát ra sẽ giúp khoa học có một kỹ thuật mới để ứng dụng trong quá trình nghiên cứu y sinh.

Con người phát ra ánh sáng?
Một chuỗi hình ảnh tả lại quá trình đo ánh sáng sinh học.
Một chuỗi hình ảnh tả lại quá trình đo ánh sáng sinh học. 
Theo TS Trịnh Quang Đức, Bộ môn Điện tử y sinh, Khoa Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ánh sáng sinh học là loại ánh sáng rất yếu tự phát ra bởi cơ thể sinh học ở trong dải nhìn thấy và tử ngoại. Lần đầu tiên, ánh sáng này được phát hiện bởi một nhà khoa học Nga Alexander Gurwitsch vào năm 1923, khi ông nỗ lực đo các phát xạ trong quá trình phân chia tế bào. Tuy nhiên, phải đến gần đây một số nhóm nghiên cứu mới quan tâm đến loại ánh sáng này và hướng ứng dụng nó vào trong nghiên cứu y sinh học. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới