Trời trở rét, chủ shop hàng thùng thu về 35 triệu đồng/ngày

Một tiểu thương buôn hàng thùng ở Hà Nội cho biết, đợt lạnh thứ 2 này, ngày cao điểm chị bật 6 kiện hàng, thu về từ 30-35 triệu đồng.
 
 

Hà Nội đang tiến vào những ngày đầu của đợt rét thứ 2 khiến thị trường quần áo trở lên náo nhiệt hơn. Không chỉ các shop thời trang bán quần áo mới, mà cả với giới tiểu thương buôn hàng thùng cũng vậy.
Chị Huyền Trang (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, trước đây vài tháng, chị đã về kín kho hàng đông, chỉ chờ có gió mùa về là lôi hàng ra bán.
“Cả năm ấm no hay không chính là kiếm ở những ngày đầu vụ đông này”, chị Trang nói.
Troi tro ret, chu shop hang thung thu ve 35 trieu dong/ngay
Những ngày đầu vụ, cửa hàng của chị Trang thu về 25-35 triệu đồng là bình thường. (Ảnh: H.T.)  
Đợt lạnh đầu, trời chưa rét mấy nên một ngày chị chỉ bật 4 - 5 kiện phục vụ cả khách lẻ lẫn khách buôn. Nhưng đợt lạnh thứ 2 này, trời rét hơn hẳn, một ngày chị bật 6 kiện xen kẽ các loại hàng: Chăn, áo khoác, áo len, váy, kính, giày... thu về 30-35 triệu đồng.
Những năm gần đây, khái niệm hàng thùng đã quen thuộc với người dân. Đi săn "đồ sida" không còn là khái niệm của những người có mức lương thấp mà nó còn là thú vui với những người có thu nhập cao.
Những chiếc áo khoác giá rẻ khi vào shop thời trang thường cũng có giá 400 - 800.000 đồng, thì tại các cửa hàng hàng thùng nếu chịu khó bới hàng, khách có thể tìm được những chiếc áo mới tinh còn nguyên mác với giá chỉ 80.000 - 150.000 đồng.
Ngoài những mặt hàng giá rẻ, đôi khi lẫn vào những chiếc áo lông, kính mắt, áo da,... hàng hiệu cũng được dân săn hàng thùng hiệu mua với giá cả triệu đồng.
Những ngày đầu đông này, có ngày chị Trang bật tới 4 kiện chăn để bán lẻ. Áo khoác chị Trang mở 2-3 kiện một ngày, trong đó 1 kiện cho mối buôn bao đầu kiện, còn 2 kiện bật cho khách lẻ.
Tiếp đó là mở xen kẽ các mặt hàng khác như váy, áo lông, giày theo nhu cầu của khách. Mở nhiều hàng như vậy nên việc thu về 30-35 triệu đồng chưa tính tiền hạ giàn theo chị là bình thường.
Chị Trang cho biết, chị bán hàng thùng đã được 5 năm. Ban đầu, chị bán hàng nước 2 trên vỉa hè, hiện giờ đã là một trong những mối buôn hàng thùng lớn nhất Hà Nội.
Việc kiếm tiền và trụ với nghề bán hàng thùng không dễ như người ngoài vẫn nghĩ, rằng buôn hàng thùng là mua cân bán cái thế nào cũng lãi. Chị chỉ ra ngoài phố và nói: "Cái phố này 4 năm trước có 10 cửa hàng thì đến 8 cái được thuê để bán hàng thùng. Nhưng đến nay, cả dãy phố này chỉ còn mình cửa hàng nhà mình!".
Vài năm trước, phong trào bán hàng thùng rầm rộ nhưng đến nay, số lượng người bán đã giảm đi rất nhiều. Ngoài chợ hàng thùng nổi tiếng, lâu đời nhất là Đông Tác, Kim Liên (quận Đống Đa), các cửa hàng rải rác các tuyến phố Nguyễn Khuyến, Chùa Bộc dần ít đi.
Theo chị Trang, trụ được với nghề cần phải có nguồn hàng tốt, kiên nhẫn xin số điện thoại của thật nhiều khách để mỗi khi mở kiện thì nhắn tin trước mời khách đến. Ngoài khách buôn, phục vụ khách lẻ cũng mang lại thu nhập đều đặn hàng ngày.
"Khi không có khách thì chịu khó ngồi là những chiếc áo cho thật phẳng và treo lên, như vậy hàng sẽ đẹp và dễ bán hơn. Nếu ngay thời gian đầu đã không đủ kiên nhẫn và chịu khó thì không thể vào nghề bán hàng thùng", chị Trang nói.

Bỏ học, 9X bươn trải cố gắng vươn lên nhờ buôn hàng thùng

(Kiến Thức) - Bỏ học giữa chừng, nếm trải đủ nắng mưa vất vả khi bán hàng vỉa hè, qua nhiều gian khó, Ty Thế Vũ đã “lột xác” trở thành chủ shop hàng thùng.

Đam mê kinh doanh từ nhỏ
Ngay từ nhỏ, 9X Ty Thế Vũ (SN 1994, Hải Dương) đã có niềm đam mê lớn với kinh doanh. Một phần vì gia cảnh còn nhiều khó khăn, phần còn lại do kinh doanh “nó ngấm vào máu”, anh chàng 9X này đã làm nhiều người kinh ngạc bởi khả năng kinh doanh của mình.

Buôn hàng thùng, nhặt được nhẫn kim cương trong áo cũ bốc mùi

Dân buôn hàng thùng, hàng second-hand vẫn thường rỉ tai nhau về những món đồ xa xỉ, có giá hàng chục triệu như: nhẫn kim cương, dây chuyền vàng...

Những đồng ngoại tệ bỏ quên

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.