Triều Tiên: Vũ khí hạt nhân là vấn đề sống còn

Triều Tiên không đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vì đó là vấn đề sống còn, hãng tin RIA (Nga) cho biết.

Căng thẳng đã leo thang ở bán đảo Triều Tiên sau hàng loạt hành động và lời nói theo dạng ăn miếng – trả miếng giữa Bình Nhưỡng và Washington trong thời gian gần đây.
Đặc biệt, trong đó có sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Trieu Tien: Vu khi hat nhan la van de song con
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (người ngồi trước) quan sát một cuộc diễn tập pháo binh - Ảnh: Reuters 
Trong phát biểu hồi tháng trước tại Liên Hiệp Quốc, ông Trump đe dọa "phá hủy hoàn toàn" Triều Tiên khi cần bảo vệ lãnh thổ và đồng minh, sau đó gọi ông Kim Jong Un là "người tên lửa".
Một số ý kiến và phát biểu từ quan chức Mỹ gần đây có phần thiên về hướng sử dụng các kênh đối thoại để giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên Choe Son Hui, tổng giám đốc tại cơ quan phụ trách Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên mới đây bác bỏ khả năng này.
Phát biểu tại một hội nghị về không phổ biến hạt nhân ở Matxcơva, ông Choe Son Hui nói rằng Mỹ phải "chịu đựng" chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
"Đây là vấn đề sống còn đối với chúng tôi. Tình thề hiện tại khiến chúng tôi càng hiểu rằng cần có vũ khí hạt nhân để đầy lùi nguy cơ về một cuộc tấn công. Chúng tôi sẽ đáp trả hỏa lực bằng hỏa lực", hãng RIA ngày 20/10 dẫn lời ông Choe Son Hui.
Những cuộc đàm phán về tình hình hạt nhân Triều Tiên, trên thực tế không gì khác hơn nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân hoặc không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Lâu nay Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản luôn xem việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là mối đe dọa cho an ninh khu vực.
Trong phát biểu vừa qua, ông Choe Son Hui cũng nói rằng bất kỳ nỗ lực nào lấy lệnh cấm vận nhằm kìm hãm Triều Tiên đều bị Bình Nhưỡng xem như "lời tuyên bố chiến tranh".

Ảnh: Điểm lại những vụ Triều Tiên phóng tên lửa

(Kiến Thức) - Suốt nhiều năm qua, các vụ Triều Tiên phóng tên lửa luôn là tâm điểm làm nóng tình hình khu vực cũng như dấy lên các cuộc tranh cãi với nhiều bất đồng.

Anh: Diem lai nhung vu Trieu Tien phong ten lua
Lãnh đạo Kim Jong-un giám sát vụ Triều Tiên thử nghiệm động cơ tên lửa tầm xa mới do Học Viện Khoa học Quốc phòng Quốc gia phát triển vào tháng 3/2017. Ảnh Reuters 

Thế hệ trẻ Triều Tiên: Những đổi thay ngầm

Là nơi cư ngụ của giới tinh hoa, Bình Nhưỡng đang chứng kiến nhiều thay đổi trong tư tưởng và cuộc sống thế hệ trẻ Triều Tiên.

The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam
 Giới tinh hoa Triều Tiên tạo thành nhóm tương đối gắn kết. Họ là những người hưởng lợi từ hệ thống giai tầng quan trọng nhất trong cấu trúc xã hội Triều Tiên, được gọi là songbun. Lãnh tụ lập quốc Kim Nhật Thành khai sinh ra songbun cuối những năm 1950, phân chia dân số thành các nhóm, dựa theo hoạt động và vị thế của cha ông họ trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản và chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Getty.
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-2
 Một thanh niên dùng điện thoại di động trong ga tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng. Theo songbun, cư dân được phép sinh sống ở Bình Nhưỡng là hậu duệ và họ hàng của những người đã sát cánh cùng lãnh tụ trong các cuộc chiến những thập niên trước, hoặc có mối quan hệ thân tình, gần gũi với lãnh tụ. Ảnh: Getty.
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-3
 Ảnh chụp sinh viên đại học tại Bình Nhưỡng. Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong Un cam kết nỗ lực nâng cao chất lượng sống cho giới tinh hoa, nhất là thế hệ trẻ Triều Tiên , mà ông gọi là những "người ủng hộ ưu tú". Họ sở hữu nhiều đặc quyền các tầng lớp khác không bao giờ mơ tới, như được tiếp cận khu nghỉ mát ở bờ biển phía đông và những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết xa hoa ở vùng núi gần Wonsan. Ảnh: AP.
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-4
 Dù Triều Tiên vẫn được nhìn nhận như đất nước với kỷ luật hà khắc bậc nhất thế giới, giới trẻ Bình Nhưỡng ngày nay có cuộc sống khá thoải mái. Các cô gái có thể mặc áo khoác bó và váy "không-quá-ngắn" ra đường. Ảnh: AP.
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-5
Hầu hết thanh thiếu niên Bình Nhưỡng những năm gần đây lớn lên cùng những đĩa DVD và thiết bị lưu trữ ghi hình các chương trình truyền hình Trung Quốc, phim Mỹ và âm nhạc Hàn Quốc, phần lớn không được sự cho phép của chính phủ. Ảnh: AP. 
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-6
 Khát vọng nghề nghiệp và thói quen hẹn hò của giới trẻ Triều Tiên ngày càng được định hình bởi nền kinh tế thị trường đang phát triển và những sản phẩm giải trí nhập lậu từ nước ngoài. Lý tưởng chính trị sôi sục đối với các thế hệ trước hiện vẫn hiện hữu nơi giới trẻ, nhưng có nguy cơ phải nhường chỗ cho niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của kinh tế. Ảnh: AP.
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-7
Các cô gái đội mưa chờ giờ cử hành vũ hội. Đời sống tinh thần của giới trẻ Bình Nhưỡng rất phong phú với những sự kiện giải trí lớn gắn liền với các sự kiện chính trị của dân tộc. Ảnh: AP. 
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-8
Người ta có thể dễ dàng bắt gặp các cặp đôi nắm tay đi sát bên nhau trong những công viên dọc bờ sông Taedong. Người trẻ Bình Nhường giờ đây công khai hẹn hò và lựa chọn bạn đời theo tiêu chuẩn của bản thân, không còn phải phụ thuộc những cuộc hôn nhân sắp đặt. Ảnh: AP. 
The he tre Trieu Tien: Nhung doi thay ngam-Hinh-9
 Sinh viên Bình Nhưỡng trong một lớp học tiếng Trung. Phúc lợi tốt vẫn luôn tạo điều kiện cho người trẻ thủ đô quốc gia Đông Á sống, học tập và làm việc hết mình vì chế độ. Ảnh: AP.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.