Triều Tiên thất thủ trước “cuộc xâm lược ngoại tệ“

Triều Tiên  thất thủ trước “cuộc xâm lược ngoại tệ“
 

Đô la Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc đang được sử dụng rộng rãi ở Triều Tiên và có sức chi phối mạnh mẽ nền kinh tế nước này.

Người Triều Tiên chê nội tệ, thích ngoại tệ

Người Triều Tiên thích sử dụng ngoại tệ bao gồm USD của Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc thay vì đồng won nội tệ.
Người Triều Tiên thích sử dụng ngoại tệ bao gồm USD của Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc thay vì đồng won nội tệ.

Việc sử dụng đồng đô la Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc ở Triều Tiên đã gia tăng đáng kể từ khi đồng nội tệ won mất giá thảm hại năm 2009. Thời điểm đó, các khoản tiết kiệm của người dân cả nước đã bị “bốc hơi”.
Cụ thể, sự mất giá của đồng nội tệ won được cho là bắt kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il bất ngờ ra lệnh định giá lại tiền tệ năm 2009 và nhà nước cho phép người dân đổi tiền cũ sang tiền mới. Động thái trên tại thời điểm đó được xem là cuộc tấn công nhắm vào thị trường tư nhân. Đồng thời, nó cũng khiến lạm pháp tăng chóng mặt.
Hệ quả là, theo cơ quan tình báo Hàn Quốc, tình trạng bất ổn nội địa nghiêm trọng đã diễn ở Triều Tiên khi người dân trong nước nhận ra rằng đồng won không có nhiều giá trị để cất trữ và do đó, đua nhau tích trữ ngoại tệ mạnh.
Một quan chức ở Đại sứ quán châu Âu tại Bình Nhưỡng cho biết, hầu hết các cửa hàng ở Triều Tiên đều định giá sản phẩm bằng đồng USD hoặc nhân dân tệ và Euro. Còn theo những người Triều Tiên lưu vong, những người dân thường ở nước này có xu hướng thích trao đổi bằng đồng nhân dân tệ, trong khi giới quan chức và thượng lưu lại chuộng USD.
Trong khi đó, một thương nhân ở thị trấn Changbai, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, khu vực giáp với thành phố Hyesan nghèo khổ của Triều Tiên cho biết, giới chức Bình Nhưỡng làm ăn với ông ta thích trao đổi bằng nhân dân tệ hơn bất cứ loại tiền tệ nào khác, thậm chí, lương thực.
“Điều duy nhất mà họ muốn là ngoại tệ”, thương nhân Cát Lâm, Trung Quốc chuyên bán thuộc và trà cho biết.
Ngoài ra, trang tin về Triều Tiên có trụ sở ở Seoul, Daily NK, hồi tháng 4 đăng một video được quay bí mật tại một khu chợ ngoài trời ở Hyesan, thành phố nghèo khổ có 190.000 dân của Triều Tiên hồi tháng 2 cho thấy, gần như toàn bộ hàng hóa tại đây bao gồm găng tay hay áo khoác, đều được định giá bằng nhân dân tệ. Thậm chí, người bán hàng chỉ chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ chứ không chịu lấy đồng won nội tệ.
Những người bán hàng ở Triều Tiên chỉ chấp nhận USD hoặc nhân dân tệ chứ không muốn lấy tiền won nội tệ.
Những người bán hàng ở Triều Tiên chỉ chấp nhận USD hoặc nhân dân tệ chứ không muốn lấy tiền won nội tệ.

Sự gia tăng việc sử dụng nhân dân tệ phản ánh sự đột biến trong hoạt động thương mại và buôn lậu giữa Triều Tiên và Trung Quốc, hai nước chung nhau đường biên giới đất liền dài 1.400 km.

Theo ước tính, thương mại chính thức của Triều Tiên và Trung Quốc trung bình đạt 6 tỷ USD/năm. Năm ngoái, kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên đạt 6,8 tỷ USD, trong đó, riêng buôn bán với Trung Quốc chiếm 90%.
Trong khi đó, theo ông Dong Yong-Sueng, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung tại Seoul, người Triều Tiên ngày càng không thích trao đổi thương mại bằng đồng won. Từ bia cho tới các khóa học dự bị đại học và nhà cửa đều được định giá bằng đô la Mỹ.
Thực tế, đồng USD đã được lưu hành ở Triều Tiên trong nhiều thế kỷ, một phần là do sự thất thoát tiền mặt từ hoạt động ngoại thương chính thức. Ngoài ra, theo một ước tính, 70% người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc vẫn gửi tiền (chủ yếu là USD) về cho gia đình hoặc người thân ở quê nhà. Hàng năm nhóm đối tượng này rót khoảng 10 triệu USD về Triều Tiên.
Hiện tỷ giá hối đoái chính thức là 130 won đổi một USD. Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường chợ đen mới là minh chứng cụ thể chứng tỏ đồng won của Triều Tiên đã giảm mạnh như thế nào kể từ sau khi Bình Nhưỡng định giá lại tiền tệ.  
Trên thị trường chợ đen, đồng won sụt giảm tới 99% giá trị so với đồng USD theo tỷ giá hối đoái kể từ khi bị mất giá nghiêm trọng, trang mạng Daily NK có trụ sở ở Seoul cho biết.
Theo những người đi đổi tiền gần đây, tỷ giá hối đoái hiện duy trì ở mức 1.200 won đổi một nhân dân tệ và 7.350 won đổi một USD. Đây là khoảng cách biệt quá lớn đối với tỷ giá chính thức là 130 USD/USD.
"Sính" ngoại tệ, song người Triều Tiên lại chưa từng sử dụng đồng won của Hàn Quốc. Thậm chí, kể cả khi khu công nghiệp chung Kaesong còn hoạt động, 53.000 công nhân của Triều Tiên cũng được trả lương bằng đô la Mỹ chứ không phải đồng won của Hàn Quốc.
Bình Nhưỡng khó  kiểm soát nền kinh tế

Bình Nhưỡng từng thực thi nhiều chiến dịch ngăn chặn việc sử dụng ngoại tệ nhưng không thành công bất chấp các biện pháp đưa ra rất hà khắc.
Nhiều người đào tẩu khỏi Triều Tiên cho biết, họ từng bị phạt nặng vì lưu thông và tàng trữ ngoại tệ. “Tôi đã nghe nhiều chuyện kể về việc người dân cất trữ ngoại tệ dưới các tấm ván lót sàn nhà, chôn tiền trên đồi hoặc trong rừng. Không ai dám để ngoại tệ trong nhà hoặc gửi ngân hàng”, một người Triều Tiên lưu vong hiện sống ở miền Đông Bắc Trung Quốc cho biết.
Triều Tiên thậm chí còn đề ra hình phạt tử hình đối với những người có hành vi lưu thông ngoại tệ bất hợp pháp bắt đầu từ tháng 9/2012.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về Triều Tiên tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, Marcus Noland khẳng định, việc sử dụng USD và nhân dân tệ hiện rất phổ biến ở Triều Tiên và Bình Nhưỡng dường như không thể làm gì để ngăn chặn vấn nạn này.
“Nhà nước muốn kiểm soát nền kinh tế và buộc mọi người sử dụng đồng won của Triều Tiên. Nhưng họ bất lực để làm điều đó. Càng cố tìm cách kiểm soát, họ càng không thể khống chế được thị trường. Không ai muốn mua những thứ mà nhà nước bán”, ông Noland nhấn mạnh.
Còn ông Christopher Green, trưởng ban quan hệ quốc tế tại các khu vực biên giới, 90% các giao dịch thương mại sử dụng ngoại tệ mạnh. Ở các khu vực khác, giao dịch ngoại tệ đạt từ 50% - 80% trong các thị trường tư nhân.
Từ đó, không ít người cho rằng, Bình Nhưỡng dường như đầu hàng trước “cuộc xâm lược bằng ngoại tệ”. "Nếu không có ngoại hối, nền kinh tế sẽ sụp đổ", nhà phân tích Dong ở Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung có trụ sở tại Seoul nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, ngày càng bị phụ thuộc vào ngoại tệ, Triều Tiên ngày càng khó thực hiện các chính sách kinh tế.

TIN LIÊN QUAN


ĐANG ĐỌC NHIỀU

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.