Triều Tiên tháo dỡ các loa phóng thanh dọc biên giới với Hàn Quốc
Các nguồn tin quân sự Hàn Quốc ngày 24/6 cho biết Triều Tiên đang tháo dỡ khoảng 10 loa phóng thanh tuyên truyền mà Bình Nhưỡng tái lắp đặt gần đây dọc khu vực biên giới với Hàn Quốc.
Theo Thanh Phương/TTXVN
Một nguồn tin quân sự cho biết: "Khoảng 10 loa phóng thanh được lắp đặt gần đây đang được tháo dỡ".
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KNCA), động thái này diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc họp của Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên thông báo sẽ quyết định chấm dứt các kế hoạch hành động quân sự nhằm vào Seoul.
Loa phóng thanh (trong vòng tròn) được lắp đặt gần trạm gác của Triều Tiên ở Khu phi quân sự DMZ, giáp giới Hàn Quốc ngày 22/6/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trong ngày 23/6, Triều Tiên đã lắp đặt khoảng 20 loa phóng thanh ở các khu vực biên giới giữa hai nước do bất bình vì hoạt động rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới từ phía Hàn Quốc. Khoảng 40 loa phóng thanh tại đây đã được dỡ bỏ trước đó theo một thỏa thuận năm 2018 với Hàn Quốc.
Mối quan hệ liên Triều đã bị đóng băng trong nhiều tháng qua, sau khi hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm 2019 không đạt được thỏa thuận về việc Triều Tiên có thể sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy sự nới lỏng lệnh trừng phạt.
Ông Kim Jong Un lần đầu công bố lý do muốn gặp ông Trump
Chính quyền Kim Jong Un tuyên bố nước này tìm kiếm đối thoại với Hàn Quốc và Mỹ là bởi tự tin chứ không phải vì cấm vận và chiến dịch tạo áp lực tối đa của Tổng thống Donald Trump.
Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng lên tiếng về các diễn biến ngoại giao tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên. Hãng thông tấn KCNA cho biết, các mối quan hệ ấm lên với Seoul và Washington là nhờ "sự chủ động và đề nghị yêu chuộng hòa bình" của Triều Tiên.
Mô tả ý kiến cho rằng cấm vận quốc tế đã khiến các mối quan hệ được cải thiện là "vớ vẩn", Triều Tiên khẳng định các nỗ lực ngoại giao là tín hiệu về sức mạnh và sự tự tin của chính quyền Chủ tịch Kim Jong Un.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai có gì đặc biệt?
(Kiến Thức) - Hồi tháng 10/2007, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần hai được tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng. Khi đó, ông Roh Moo-huyn trở thành vị Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đi bộ qua đường phân chia ranh giới quân sự giữa hai miền Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai, diễn ra từ ngày 2 đến 4/10/2007, tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Khi đó, ông Roh Moo-hyun (giữa) đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao đầu tiên của Hàn Quốc đi qua đường phân chia ranh giới quân sự bằng đường bộ kể từ sau khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt. Ảnh: Pool.
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (trái) gặp gỡ nhau lần đầu tiên trong lễ đón chính thức diễn ra tại Trung tâm Văn hóa 25/4 ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 2/10/2007. Ảnh: Getty.
Tổng thống Roh Moo-huyn duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea Times.
Cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il đã diễn ra hôm 3/10/2007. Ảnh: Yonhap.
Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cùng đồng thuận về "Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ liên Triều (Tuyên bố ngày 4 tháng 10)". Ảnh: Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il ký tên vào bản thỏa thuận chung liên Triều ngày 4/10/2007. Ảnh: Chosun Ilbo.
Tổng thống Roh và Chủ tịch Kim cùng đồng tình về tính cần thiết của việc chấm dứt trạng thái đình chiến và xây dựng thể chế hòa bình vĩnh viễn. Ảnh: Zimbio.
Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều lần thứ hai đã đưa ra tầm nhìn bao quát nhằm khắc phục các yếu tố gây cản trở trong thời gian trước đó và phát triển mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng kinh nghiệm giao lưu trong suốt 7 năm kể từ sau khi thông qua bản Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6. Ảnh: Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều nâng cốc trong buổi tiệc trưa ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 4/10. Getty.
Tổng thống Roh và Chủ tịch Kim đã tái khẳng định ý chí mong muốn phi hạt nhân hóa và tái thiết hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cùng nhất trí về những nỗ lực chung nhằm hiện thực hóa điều này. Ảnh: Zimbio.
Tổng thống Roh Moo-hyun cùng phu nhân đang nâng ly chúc mừng với Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc trưa chia tay diễn ra tại Yeongbingwan hôm 4/10. Ảnh: Korea.net.
Tổng thống Roh Moo-hyun vẫy tay chào người dân trong buổi lễ chia tay đoàn đại biểu Hàn Quốc sang thăm Triều Tiên được tổ chức ở phía Nam cầu Thống nhất, Paju. Ảnh: Korea.net.
Tổng thống Roh Moo-hyun ghé thăm Khu công nghiệp Gaeseong và thị sát ở đây trên đường về nước. Ảnh: Korea.net.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.