Triều Tiên phóng vệ tinh: Răn đe hay kinh doanh tên lửa?

(Kiến Thức) - Đài Sputnik cho rằng việc Triều Tiên phóng vệ tinh vừa nhằm mục đích răn đe vừa để kinh doanh công nghệ tên lửa, trong bối cảnh bị bao vây cấm vận.

Chương trình tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý trên thế giới.
Trieu Tien phong ve tinh: Ran de hay kinh doanh ten lua?
Tên lửa Unha-3 đưa một vệ tinh lên quĩ đạo.
Hãng thông tấn KCNA cho biết tất cả các thiết bị của tổ hợp hạt nhân Yongbyon đã được "nâng cấp, hoàn thiện” và làm việc ở chế độ bình thường, nhờ đó "CHDCND Triều Tiên ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao và luôn sẵn sàng đáp lại các hành động của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân”.
Trước đó, giám đốc Ủy ban quốc gia phát triển nghiên cứu không gian CHDCND Triều Tiên đã thông báo về việc hoàn thành chế tạo vệ tinh chuyên quan sát bề mặt trái đất, dự kiến sẽ được phóng lên quĩ đạo "để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế của đất nước”.
Phản ứng với tuyên bố này, một phát ngôn viên Bộ Thống nhất của Hàn Quốc nói tại cuộc họp báo ở Seoul rằng kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên là mối đe dọa lớn về an ninh và vi phạm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Vậy Bình Nhưỡng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa hay ra mắt vệ tinh khoa học?
Chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) nói với phóng viên đài Sputnik:  "Không thể coi việc phóng một vật thể lên vũ trụ là một thử nghiệm tên lửa đạn đạo có giá trị. Đầu đạn là yếu tố quan trọng của tên lửa đạn đạo. Ở chặng cuối của quĩ đạo, đầu đạn quay trở lại tầng khí quyển dày nhưng không kích nổ mà tiếp tục đường bay. Nói cách khác, khi phóng một vật thể lên vũ trụ, Bắc Triều Tiên khẳng định rằng họ chế tạo được tên lửa vận tải tầm xa. Nhưng đến nay, Bình Nhưỡng chưa thực hiện thành công một thử nghiệm đầu đạn nào. Đây là vấn đề then chốt. Vì vậy, có thể nói Bắc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo nếu họ phóng vệ tinh lên quỹ đạo, nhưng cáo buộc này không hoàn toàn đúng”.
Trả lời câu hỏi việc phóng vệ tinh vào không gian đem lại cho Bắc Triều Tiên điều gì? Ông Kashin nói: "Đối với Bắc Triều Tiên, xuất khẩu công nghệ tên lửa là một trong số không nhiều nguồn thu ngoại tệ. Chương trình tên lửa Iran và cả một phần chương trình tên lửa Pakistan đều dựa trên công nghệ và thậm chí linh kiện từ Bắc Triều Tiên. Đối với Bình Nhưỡng, hoạt động xuất khẩu công nghệ cao đặc biệt có lợi nhuận, với chi phí vật liệu thấp và giá lao động chuyên gia rẻ so với trên thế giới”.
Về kế hoạch đưa người lên vũ trụ của Triều Tiên, chuyên gia Kashin nhận định: "Thực tế, người Bắc Triều Tiên còn rất xa mới vươn tới mục tiêu này. Hoạt động này không chỉ đòi hỏi những chi phí khổng lồ, mà cần nhớ rằng Bắc Triều Tiên có diện tích rất hạn chế, thiếu mặt bằng phóng, địa bàn hạ cánh. Trong khi đó, Iran thực hiện chương trình không gian với sự giúp đỡ của Bắc Triều Tiên và đã đưa được động vật lên vũ trụ, thậm chí sở hữu dự án tàu đổ bộ và dự định thử nghiệm cùng với động vật. Biết đâu, bằng cách nào đó Bắc Triều Tiên cũng được tham gia”.
“Trên thực tế, Bắc Triều Tiên không hoàn toàn bị cô lập. Bình Nhưỡng có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến tương quan lực lượng trên thế giới thông qua hoạt động phổ biến công nghệ tên lửa. Công nghệ của Bắc Triều Tiên ngày càng phức tạp và họ có thể tiếp tục bán lại cho Iran, Pakistan, thậm chí một số nước muốn bước theo dấu chân các cường quốc dù trình độ phạt triển tụt hậu khoảng ba mươi năm. Rất ít khả năng các cường quốc chịu chia sẻ công nghệ tên lửa và đó là thứ mà Bắc Triều Tiên có thể bán”.
Vì vậy, theo Sputnik, CHDCND Triều Tiên không thể đe dọa Hàn Quốc hay Mỹ bằng vụ phóng vệ tinh không gian sắp tới. Điều mà Bình Nhưỡng mong muốn là tăng cường uy tín công nghệ có khả năng đem lại lợi nhuận cho đất nước trong điều kiện bị phương Tây phong tỏa kinh tế.

Đất nước Triều Tiên qua ống kính báo Time

Dưới ống kính nhiếp ảnh gia Christopher Morris, tạp chí Time, cuộc sống bình dị của người dân đất nước Triều Tiên hiện ra một cách rất chân thực.

Dat nuoc Trieu Tien qua ong kinh bao bao Time
Cô bồi bàn duyên dáng tại một nhà hàng ở Kaesong, thị trấn biên giới tiếp giáp Hàn Quốc. Kaesong từng là kinh đô của triều đại Goryeo. 

Các điều ít biết về sân bay mới của Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un quan tâm đến từng chi tiết trong thiết kế nhà ga sân bay mới. 

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien
Ông Kim Jong Un cùng phu nhân Ri Sol Ju thị sát nhà ga sân bay mới xây dựng ở sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Nhà ga này chính thức hoạt động từ ngày 1/7. Việc nâng cấp cơ sở vật chất ở phi trường nhằm thu hút thêm khách du lịch đến nước này. Triều Tiên không tiết lộ chi phí sửa chữa sân bay. Sau khi xây mới, nó gồm 12 quầy làm thủ tục, một cửa hàng thời trang, một cửa hàng quà lưu niệm, khu mua sắm miễn thuế và nhà hàng. 
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-2
 Rất ít chuyến bay nước ngoài được phép hạ cánh ở Bình Nhưỡng. Những năm gần đây, các đường bay quốc tế đáp tại thủ đô của Triều Tiên chủ yếu xuất phát từ Thẩm Dương (Trung Quốc) và Vladivostok (Nga). Triều Tiên không công bố số lượt khách nước ngoài đến đây. Tuy nhiên, các công ty du lịch ước tính, khoảng 6.000 người phương Tây đến Triều Tiên mỗi năm. Con số này giảm đáng kể trong năm 2014 khi Triều Tiên đóng cửa biên giới do lo ngại dịch Ebola.
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-3
Người dân dự lễ khánh thành nhà ga mới ở sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Hiện chỉ có 2 hãng hàng không đã lên kế hoạch hoạt động tại phi trường này là Air Koryo (hãng hàng không quốc gia của Triều Tiên) và Air China. 
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-4
 Một máy bay Triều Tiên đậu ngoài đường băng. Hãng tin Yonhap cho biết, những khách tham quan thắng cảnh núi Peaktu ở Triều Tiên cũng có thể đáp tại phi trường này.
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-5
 Sảnh chờ trong nhà ga mới của sân bay Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong Un ra lệnh xây nhà ga mới từ tháng 7/2012 vì nhận thấy nhà ga cũ quá nhỏ và không đẹp so với tiêu chuẩn của các sân bay quốc tế. Ông rất quan tâm đến công trình này, nhiều lần đích thân kiểm tra và chỉ đạo việc xây dựng.
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-6
 Những nữ tiếp viên hàng không Triều Tiên. Ông Kim Jong Un cũng yêu cầu cải thiện dịch vụ trên máy bay, thiết kế lại đồng phục của tiếp viên thuộc hãng Air Korkyo.
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-7
 Nhà hàng phục vụ các bữa ăn cao cấp bên trong sân bay. Hãng AP cho biết, công nhân xây dựng nhà ga mới chỉ sử dụng các thiết bị và máy móc đơn giản. Họ thậm chí chỉ dùng tay không trong một số công việc. Hệ thống loa liên tục phát những bài ca yêu nước trong quá trình làm việc của công nhân.
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-8
 Khu vực phòng chờ của khách hàng cao cấp. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un yêu cầu những mẫu thiết kế trong nhà ga mới phải bảo đảm "tính nghệ thuật, thể hiện văn hóa và bắt mắt".
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-9
 Nội thất sang trọng và mới mẻ tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, kiến trúc sư trưởng của công trình này là ông Ma Won Chun đã "biến mất" trong đợt thanh trừng năm ngoái. Theo Diplomat, ông Ma bị buộc tội tham nhũng và không tuân thủ mệnh lệnh cấp trên.
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-10
 Quầy làm thủ tục lên máy bay.
Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-11
 Dự án này là công trình mới nhất trong chiến dịch "thần tốc" của Triều Tiên. Chiến dịch huy động một lực lượng nhân công đông đảo để hoàn thành nhanh chóng các công trình trọng điểm, qua đó thu hút thêm khách du lịch, nâng cao hình ảnh đất nước trước ngày kỷ niệm thành lập đảng cầm quyền vào tháng 10.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.