Triều Tiên: “Gió đang đảo chiều”

 

Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn đưa ra những tuyên bố cứng rắn, đồng thời cho biết sẽ bố trí thêm tên lửa tầm trung ở miền duyên hải phía đông và có thể thử nghiệm nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội 25/4/2013. Tuy nhiên, dư luận cũng cho rằng bên cạnh  thái độ cứng rắn đã có những dấu hiệu dịu xuống.
Trong tuyên bố ngày 21/4, Hội đồng quốc phòng Triều Tiên nói: “Vũ khí hạt nhân là tài sản chung của hai miền Nam-Bắc Triều Tiên”, vì vậy Hàn Quốc không nên chỉ dựa vào “chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ”. Bên cạnh tuyên bố này, Triều Tiên đồng thời cũng để ngỏ khả năng  đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc.
Ba điều kiện mà Bắc Triều Tiên đưa ra cho đàm phán: 1- Mỹ và Hàn Quốc phải ngừng tất cả khiêu khích và hành động thù địch;  2-Bãi bỏ những trừng phạt đối với Triều Tiên;  3-Chấm dứt các cuộc tập trận đe dọa và rút vũ khí hạt nhân bố trí tại bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Obama cũng để ngỏ cánh cửa đàm phán với Triều Tiên, nhưng ông nhấn mạnh phải có dấu hiệu chứng tỏ Triều Tiên ngừng các hành động khiêu khích vũ trang. Obama nói: “Mỹ sẽ không đối thoại với Bắc Triều Tiên trước khi nước này chấm dứt những hành động khiêu khích”. Rõ ràng qua những lời lẽ cứng rắn của cả hai bên, nhưng cũng có dấu hiệu hòa dịu.
Cả ba nước Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ đều để ngỏ cánh cửa đàm phán trực tiếp với nhau. Nhưng “nhân tố Trung Quốc” là một trở ngại đáng kể. Do hoàn toàn phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc theo kiểu “xin-cho”, nên về chính trị Triều Tiên phải tuân theo “Chiếc gậy chỉ huy” kiểu “Trên bảo dưới nghe”, vì vậy những bước đi với Hàn Quốc và Mỹ nhất nhất đều xin chỉ thị của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình này hai nước đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn kể từ thời kỳ cố Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) tới thời kỳ lãnh tụ Kim Jong-il.
Trong chuyến thăm Trung Quốc  cuối cùng từ 20/5 – 26/5/2011, ông Kim Jong-il đã đưa ra ba yêu cầu, trong đó yêu cầu đầu tiên là Triều Tiên cần cải thiện quan hệ và đối thoại trực tiếp với Mỹ. Tiếp đó là vấn đề cải cách mở cửa và vấn đề thay đổi người thừa kế. Nhưng phía Trung Quốc chỉ muốn duy trì các cuộc đàm phán “6 bên” hoặc đàm phán có Trung Quốc chủ trì.
Kim Jong-un từng học ở Thụy Sĩ và có cô vợ xinh đẹp thích dùng hàng hiệu.
 Kim Jong-un từng học ở Thụy Sĩ và có cô vợ xinh đẹp thích dùng hàng hiệu.

Kim Jong-un là con trai út của ông Kim Jong-il và  từng học ở Thụy Sĩ, nên ít nhiều có ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và có tư tưởng cấp tiến. Bởi vậy, các nước cho rằng đây sẽ là thời kỳ mới theo kiểu “gió đảo chiều” trong quan hệ tế nhị Triều-Trung và Triều-Mỹ.
Mạng tin quân sự “Tây lục” của Trung Quốc ngày 21/4 đăng bài “Triều Tiên ngày càng xa rời Trung Quốc”. Bài báo cho rằng sau Chiến tranh Lạnh,  Triều Tiên là nước duy nhất trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây không thay đổi. Mặc dù vẫn giữ quan hệ gắn bó với Trung Quốc, nhưng Triều Tiên ngày càng sùng bái Mỹ và lên án Trung Quốc đã kìm hãm họ. Triều Tiên cho rằng Trung Quốc là nước kiếm lời trong cuộc “Chiến tranh Triều Tiên”, trên thực tế Liên Xô khi đó giúp Triều Tiên rất to lớn, nhưng sau này họ chỉ nhắc tới Trung Quốc để kể công. Triều Tiên cho rằng sở dĩ kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ là do họ đi với Mỹ, nhờ Mỹ giúp đỡ, nhưng lại kiềm chế Triều Tiên đối thoại trực tiếp với Mỹ.
 
Trong bài “Nhìn lại tình hình căng thẳng bán đảo Triều Tiên” đăng trên tạp chí  The National Interest của Mỹ ngày 20/4, tác giả Robert Joseph Manning cho rằng thời gian qua dư luận đều nói “khủng hoảng”, nhưng thực tế không có khủng hoảng mà chỉ là những hành động một phía của Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn chứng tỏ với dư luận trong và ngoài nước rằng tuy còn rất trẻ nhưng thực sự có quyền lực, nên Mỹ và Hàn Quốc cần coi trọng ông. Hơn nữa, ông muốn chứng tỏ tính độc lập với Trung Quốc.
Trên thực tế, Triều Tiên cũng đang mong muốn đối thoại trực tiếp với Mỹ. Bởi vì, ngay trong lúc gây ra tình hình căng thẳng tháng 4/2013, thì Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ tổ chức cuộc chạy thi maraton ở Bình Nhưỡng và mời các vận động viên trong đó có Mỹ tới tham gia. Trung tuần tháng 4/2013, Bắc Triều Tiên còn tổ chức “Liên hoan phim quốc tế” diễn ra trong 10 ngày, mời các nước kể cả Mỹ và phương Tây tham gia.
Dư luận cho rằng những diễn biến mới trong quan hệ tế nhị Triều-Mỹ, Triều-Trung cho thấy đây là thời kỳ báo hiệu “gió đang đảo chiều” ở bán đảo Triều Tiên.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.