Triều Tiên dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại thị trấn biên giới Kaesong
Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định các biện pháp ngăn chặn Covid-19 đã giúp ổn định nguy cơ bùng phát tại thị trấn biên giới Kaesong.
Theo Thu Hoài/VOV.VN
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa được áp đặt cách đây 3 tuần ở thị trấn biên giới Kaesong và các khu vực lân cận nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Ria Novosti.
Trước đó hồi tháng 7 vừa qua, nhà chức trách Triều Tiên đã nâng tình trạng khẩn cấp lên mức cao nhất đối với Kaesong sau khi một người đào tẩu có triệu chứng nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 vượt ranh giới phân cách hai miền Triều Tiên để trở về nhà.
Đây cũng là trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên ở nước này. Theo Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA, Chủ tịch Kim Jong Un đưa ra quyết định tại cuộc họp bộ chính trị vừa được triệu tập để thảo luận về những nỗ lực của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19, cũng như ứng phó với mưa lũ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định các biện pháp ngăn chặn Covid-19 đã giúp ổn định nguy cơ tại khu vực. Song song với việc nới lỏng phong tỏa, ông Kim Jong Un khẳng định việc kiểm soát biên giới phải được duy trì chặt chẽ. Ông đồng thời ra lệnh cho các cơ quan liên quan không nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài liên quan đến tình trạng lũ lụt kéo dài nhiều tuần qua.
Hoàng thân đầu tiên trên thế giới qua đời vì Covid-19
Công chúa Maria Teresa của Hoàng gia Bourbon-Parma, Tây Ban Nha qua đời ở tuổi 86 sau khi mắc Covid-19.
Thông tin này được em trai bà là Hoàng tử Sixtus Henry của Bourbon-Parma công bố hôm 28/3. Công chúa Maria Teresa là thành viên Hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì virus corona mới (SARS-CoV-2)
Ông Fernando Simon, Giám đốc Trung tâm điều phối và cảnh báo khẩn cấp thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha, cho biết đại dịch Covid-19 ở Tây Ban Nha đang trong giai đoạn gần đạt đến “đỉnh” dịch và nước này đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với sự hạn chế về thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế.
Sự thật kinh ngạc về quần đảo khống chế tốt dịch COVID-19
(Kiến Thức) - Quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch, hiện chỉ có một người phải nhập viện điều trị vì COVID-19.
Quần đảo Faroe là lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch từ năm 1948. Quần đảo này được đánh giá là đang kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19 khi hiện tại chỉ có duy nhất một người phải nhập viện điều trị vì nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh: AB.
Được biết, 10% dân số của quần đảo có 50.000 người này đã được xét nghiệm COVID-19. Tại đây, tất cả người đã tiếp xúc với 184 người dương tính với virus SARS-CoV-2 trên quần đảo đều được theo dõi và cách ly. Trong số những người bị nhiễm bệnh, 131 người đã bình phục hoàn toàn và chưa có ca nào tử vong. Dưới đây là một số sự thật bất ngờ khác về quần đảo này. Ảnh: AB.
Không có nhà tù chính thức trên đảo Faroe. Một trung tâm giam giữ tại Mjørkadalur được sử dụng cho việc giam những tội phạm bị kết án tù có thời hạn ngắn. Các tù nhân với án tù hơn một năm rưỡi sẽ bị đưa tới các nhà tù ở Đan Mạch. Ảnh: Forbes.
Vào khoảng tháng 4/2019, Faroe tạm thời đóng cửa một phần quần đảo này để "trùng tu" lại những địa điểm du lịch nổi tiếng. Khoảng 100 tình nguyện viện cùng người dân địa phương cùng tham gia chiến dịch quảng bá du lịch và sự bền vững của quần đảo này. Ảnh: Forbes.
Dân số của Quần đảo Faroe chỉ khoảng 50.000 người, trong đó có hơn 300 phụ nữ đến từ Thái Lan và Philippines đang sinh sống trên đảo. Ảnh: AB.
Năm 2006, National Geographic Traveler đã bầu chọn Faroe là quần đảo hấp dẫn nhất thế giới trong 111 "ứng cử viên". Ảnh: AB.
Sørvágsvatn là hồ nước lớn nhất quần đảo Faroe. Hồ này cao hơn mặt nước biển khoảng 30-40 mét. Ảnh: AB.
Niels Ryberg Finsen, một bác sĩ đến từ quần đảo Faroe, đã đoạt giải Nobel Y học năm 1903. Ảnh: Wikimedia Commons.
Theo Belfast Telegraph, chỉ có ba đèn giao thông trên Quần đảo Faroe. Tất cả đều được lắp đặt tại "thủ phủ" Torshavn và rất gần nhau. Ảnh: Forbes.
Đánh bắt cá là ngành công nghiệp quan trọng nhất của quần đảo, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp lớn thứ hai là du lịch. Ảnh: Forbes.
Quần đảo Faroe được tạo thành từ 18 hòn đảo. Dù bạn đứng ở bất cứ vị trí nào trên đảo, bạn cũng sẽ cách biển không quá 5 km. Ảnh: OJ.
Số lượng cừu trên đảo Faroe còn nhiều hơn cả dân số của quần đảo này. Ảnh: OJ.
Người dân ở Torshavn được đi xe buýt miễn phí. Ảnh: OJ.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)
Hiểm nguy rình rập dân nghèo mưu sinh ở bãi rác mùa COVID-19
(Kiến Thức) - Những lao động nghèo mưu sinh ở một bãi rác khổng lồ tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi nhiều chất thải y tế đổ về bãi rác này.
Theo Al Jazeera, Mansoor Khan và vợ, Latifa Bibi, nhặt phế liệu tại một bãi rác khổng lồ ở thủ đô Ấn Độ suốt gần 20 năm qua. Họ kiếm được 5 USD mỗi ngày để lo cho 3 người con ăn học. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Tuy nhiên, trong vài tháng qua, lượng chất thải y tế được đổ ra bãi rác này ngày càng nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo các chuyên gia, tình trạng này tạo ra mối nguy cơ lớn cho những người mưu sinh ở bãi rác.
Bãi rác rộng 21 ha chứa đầy dụng cụ xét nghiệm COVID-19 đã qua sử dụng, đồ bảo hộ, băng y tế dính máu...cùng với đó là hàng trăm tấn chất thải hàng ngày từ khắp các cơ sở trong thành phố đổ về.
Những người nhặt rác, trong đó có cả trẻ em, có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi làm việc trên bãi rác khổng lồ này.
Khan, 44 tuổi, nhận thức được mối nguy hiểm rình rập nhưng nói rằng không có sự lựa chọn nào khác.
Theo Dinesh Raj Bandela, một chuyên gia về chất thải y tế, lượng rác thải y tế mỗi ngày ở thủ đô Ấn Độ tăng đáng kể sau khi dịch COVID-19 bùng phát.
Tính đến ngày 27/7, Ấn Độ ghi nhận hơn 1,4 triệu ca mắc COVID-19, với trên 32,7 nghìn người tử vong.
Latifa giúp chồng vác bao tải đựng phế liệu tìm được tại bãi rác.
Một em nhỏ mưu sinh trên bãi rác ở thủ đô Ấn Độ.
"Khi trở về từ bãi rác, tôi cũng sợ vào nhà vì có lũ trẻ. Chúng tôi thực sự lo lắng về dịch bệnh này", Latifa, 38 tuổi, chia sẻ. Dù vậy, gia đình cô vẫn phải tiếp tục mưu sinh.
Một bộ kit xét nghiệm COVID-19 ở bãi rác.
Mansoor Khan ngồi ăn sáng cùng con trai, Latif, 11 tuổi, tại nhà gần bãi rác ở thủ đô New Delhi.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
(Kiến Thức) - Lực lượng Taliban đã bắn chết Nazar Mohammad, một diễn viên hài trên TikTok của Afghanistan. Trên đường bị áp giải đến nơi hành quyết, ông Nazar vẫn không ngừng "chọc tức" các tay súng.
(Kiến Thức) - Dưới đây là chiều cao của một số nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Thủ tướng Đức Angela Merkel,...được trang Business Insider tiết lộ.
(Kiến Thức) - Bà Lyudmila Putina, vợ cũ của Tổng thống Nga Putin, từng là tiếp viên hàng không của hãng Aeroflot và có thời gian giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Leningrad.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.
Một chuyến bay của hãng hàng không Delta phải sơ tán trên đường băng tại Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, bang Georgia, Mỹ vì lỗi động cơ giữa bão tuyết. Sự việc khiến nhiều người bị thương.
Thảm họa cháy rừng tại Mỹ đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 cho biết, một cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng ông Trump không nói rõ cuộc gặp sẽ diễn ra vào thời điểm nào.
Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, hơn 100 chiến binh đã thiệt mạng trong những ngày qua ở miền Bắc Syria, do các cuộc giao tranh giữa các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng người Kurd ở Syria.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.
Hôm 4/1, một đoạn video xuất hiện trên mạng ghi lại khoảnh khắc máy bay không người lái Ukraine nhằm vào cảng biển thương mại Ust-Luga của Nga ở vùng Leningrad.
Hai lá thư do Matthew Livelsberger - nghi phạm vụ ô tô Tesla Cybertruck phát nổ ngoài Khách sạn Quốc tế Trump ngày 1/1 - viết bằng ứng dụng ghi chú trên điện thoại di động phần nào hé lộ động cơ của nghi phạm.
Cảnh sát đã công bố một số bức ảnh gây sốc bên trong chiếc ô tô Cybertruck phát nổ bên ngoài khách sạn quốc tế Trump (Trump International Hotel) ở Las Vegas (Mỹ) vào đúng ngày đầu năm mới 2025.
Ngày 1/1 (giờ địa phương), lực lượng điều tra đã xác định danh tính nghi phạm vụ đâm xe và xả súng kinh hoàng khiến ít nhất 45 người thương vong tại TP. New Orleans, Mỹ, phát hiện nhiều thiết bị nổ và lá cờ của IS.