Triệu chứng nhiễm trùng phổi ít người để ý

Chứng hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng phổi mãn tính.

Triệu chứng nhiễm trùng phổi ít người để ý
The Express đưa tin, trong nhiều trường hợp, chứng hôi miệng có thể liên quan đến những gì bạn ăn và uống. Đây cũng thường là dấu hiệu của các vấn đề trong miệng, chẳng hạn như bệnh nướu răng. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể do những bộ phận khác trong cơ thể gặp vấn đề.
Theo WebMD, chứng hôi miệng có thể là do bệnh phổi mãn tính, bao gồm các tình trạng như hen suyễn, viêm phế quản và viêm phổi.
"Hôi miệng có thể là do khô miệng hoặc do thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ. Bệnh nướu răng và viêm nướu cũng có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu tái phát", WebMD đưa tin.
Trieu chung nhiem trung phoi it nguoi de y
Ảnh minh họa: Getty.  
Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Y tế và Nha khoa năm 2019, đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng hôi miệng và vấn đề về phổi.
"Trong số các bệnh gây ra chứng hôi miệng, áp xe vòm họng và nhiễm trùng đường hô hấp dưới như giãn phế quản, ung thư biểu mô thanh quản, áp xe phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, xơ nang, bệnh phổi kẽ và viêm phổi nên được đề cập", nghiên cứu cho biết.
Ngoài ra, viêm phổi và viêm phế quản cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
"Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus trong phổi của bạn. Khi phổi bị nhiễm trùng, các túi khí bị viêm và chứa đầy đờm hoặc mủ. Điều này gây ra những cơn ho nghiêm trọng, và khi ho ra đờm hoặc mủ có mùi hôi, nó sẽ gây ra chứng hôi miệng", báo cáo cho biết.
Trong khi đó, viêm phế quản xảy ra khi các phế quản, chịu trách nhiệm đưa không khí đến phổi của bạn, bị nhiễm trùng và sưng lên. Điều này gây ra ho dữ dội kèm theo chất nhầy có mùi hôi và hơi thở có mùi.
Các triệu chứng viêm phế quản khác có thể bao gồm:
- Đau họng
- Đau đầu
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Nhức mỏi và đau nhức
- Mệt mỏi
Ngoài ra, bệnh nhân hen suyễn thường bị khô miệng, có thể dẫn đến hơi thở có mùi. Khô miệng là một tình trạng sức khỏe răng miệng có vẻ như chỉ là một phiền toái nhỏ, nhưng sự thật là khô miệng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, hôi miệng và bệnh nướu răng.

Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT) 

Bệnh nhân COVID-19 tử vong với di chứng chấn thương sọ não

Trước khi dương tính với nCoV, người đàn ông 34 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh nhân COVID-19 tử vong với di chứng chấn thương sọ não
Sáng 17/5, theo Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, người vừa tử vong là BN3055, địa chỉ tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

2 bộ phận thường xuyên bị đau cảnh báo K phổi giai đoạn cuối

Nếu nhận thấy 2 bộ phận dưới đây thường có dấu hiệu đau dữ dội thì hãy cảnh giác với căn bệnh K phổi.

2 bộ phận thường xuyên bị đau cảnh báo K phổi giai đoạn cuối

Chúng ta thường chỉ chú ý tới những bệnh vê tim, gan, thận mà ít ai biết rằng phổi cũng rất dễ bị tổn thương. K phổi là 1 trong 10 bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam với tỷ lệ tử vong cực cao.

Phổi la cơ quan hô hấp lớn nhất của cơ thể. Nhiệm vụ của phổi là trao đổi khí, bằng cách đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, sau đó đưa điôxít cacbon từ động mạch phổi ra bên ngoài. Ung thư phổi xuất hiện khi xuất hiện các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên nếu bỏ qua những dấu hiệu của bệnh có thể khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng.

Ho kéo dài bao lâu là dấu hiệu ung thư phổi?

Nếu cơn ho kéo dài hơn 3 tuần, bạn hãy đi khám bởi nguy cơ đã nhiễm một căn bệnh khác không phải Covid-19.

Ho kéo dài bao lâu là dấu hiệu ung thư phổi?

Ho dai dẳng là dấu hiệu của Covid-19 nhưng cũng có thể cảnh báo của một trong những loại ung thư gây chết người.

Khoảng 47.000 người ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư phổi mỗi năm. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ rệt. Ở các giai đoạn muộn, họ mới bộc lộ biểu hiện bệnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.