Triết lý nhà Phật trong kinh doanh của Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ

(VietnamDaily) - Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.
 
 

 

Theo thông tin từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen mới đây đã Quy y Tam bảo.
Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963. Doanh nhân này sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bình Định. Ông từng theo học tại trường Trung cấp giao thông.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, ông Lê Phước Vũ bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ một cơ sở bán lẻ tôn vào năm 1994. Năm 2001, sau 7 năm tích lũy vốn và kinh nghiệm kinh doanh, ông Vũ sáng lập Công ty Cổ phần Hoa Sen với vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Tháng 11/2008, Cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là HSG.
Triet ly nha Phat trong kinh doanh cua Chu tich Tap doan Hoa Sen Le Phuoc Vu
 Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen. 
Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Hoa Sen hiện nay có 10 công ty thành viên, trải dài từ Bắc vào Nam.
Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, ông Lê Phước Vũ đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ: "Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người".
Triết lý đạo Phật có ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của Hoa Sen. Có hai tính cách đối lập trong con người ông, đó là sự khát khao mãnh liệt của một nhà kinh doanh và sự điềm tĩnh học tập từ đức Phật và các vị sư.
Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.
Logo của Tập đoàn Hoa Sen là hình hoa sen cách điệu, 8 cánh hoa biểu trưng cho Bát chính đạo của nhà Phật. Văn hóa của Hoa Sen dựa trên 10 chữ T: "Trung thực - Trung thành - Tận tụy - Trí tuệ - Thân thiện". Trong đó, tiêu chí trung thực được ông đặt lên hàng đầu.
Trên thương thường, trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, ông luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật, phát triển Hoa Sen dựa trên 3 nền tảng giá trị cốt lõi: Trung thực - Cộng đồng - Phát triển.
Ông khẳng định, nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ở Hoa Sen, tính trung thực và tính cộng đồng là hai tiêu chí được đặt lên hàng đầu và trở thành nét văn hóa của công ty.
Đứng mũi chịu sào trước doanh nghiệp quy mô hàng ngàn người, ông Lê Phước Vũ kể có dạo nguyên một tuần ông gần như không ngủ. “Trên cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, mối quan tâm đầu tiên phải là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên và đằng sau đó là hàng ngàn gia đình. Nhu cầu cuộc sống phải được nâng lên và đó là điều chính đáng”, ông nói.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa một doanh nhân bình thường và một doanh nhân là phật tử, Chủ tịch Hoa Sen chia sẻ: “Phật tử là một doanh nhân ngược lại thì điều đầu tiên phải tin sự vô nhân quả. Phải hiểu rằng tất cả những của cải chúng ta tạo ra đều từ phước báu đã gieo trồng nhiều đời trước. Phước báu này do nhân quả đời trước chúng ta biết bố thí, cúng dường, đời nay chúng ta thành công, thuận lợi trong mọi việc làm ăn, ít gặp chướng ngại.
Quan trọng nhất khi doanh nhân là Phật tử và ngược lại là làm sao giữ được phương pháp hành trì Bát chánh đạo. Tin chắc nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và thấy mình vì mọi người nhiều hơn để mọi người vì mình”.
Khoảng 3 năm gần đây, ông Lê Phước Vũ gần như biến mất trên mặt báo giới và tuyên bố "lên núi ở ẩn". Dù vậy, ông Vũ vấn điều hành hoạt động của công ty thông qua điện thoại.
Trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến ngày 16/7, ông Lê Phước Vũ đang đứng ở vị trí số 77, với khối tài sản 855 tỷ đồng.
Số tài sản này đến từ hơn 74,3 triệu cổ phiếu HSG mà ông Vũ đang nắm giữ. Số cổ phiếu này tương đương tỷ lệ 16,73%.

Tân Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam từng kinh qua công việc nào?

(VietnamDaily) -  Trước khi trở thành tân Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Nguyễn Thế Mạnh đã giữ nhiều cương vị chủ chốt (Phó Chánh thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế).

Ngày 10/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Mạnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính giữ chức TGĐ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tan Tong giam doc Bao hiem Xa hoi Viet Nam tung kinh qua cong viec nao?
 Tân Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Nguyễn Thế Mạnh. Ảnh: Thanhtra

10 năm còng lưng trả nợ, đại gia Đặng Thành Tâm gom tiền kiểu mới

Đại gia từng giàu nhất Việt Nam Đặng Thành Tâm tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào ngân hàng và đặt sự quan tâm vào trái phiếu để tính cho tương lai lâu dài giữa thời điểm nhạy cảm, cơ hội nhiều nhưng rủi ro không ít.
 

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) vừa thông qua kế hoạch huy động vốn bằng kênh trái phiếu. Theo đó, KBC sẽ chào bán 4 triệu trái phiếu ra công chúng, tương đương tổng giá trị tính theo mệnh giá là 400 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 18 tháng kể từ ngày phát hành, trả lãi định kỳ 6 tháng 1 lần kể từ ngày phát hành, lãi suất cố định 11%/năm.

Theo kế hoạch, số tiền huy động KBC của ông Đặng Thành Tâm sẽ dùng để tăng quy mô vốn hoạt động của các công ty con nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.