Triển khai tên lửa đạn đạo Iskander ở Kaliningrad, Nga kề  "lưỡi kiếm" vào "yết hầu" phương Tây?

Triển khai tên lửa đạn đạo Iskander ở Kaliningrad, Nga kề "lưỡi kiếm" vào "yết hầu" phương Tây?

(Kiến Thức) - Quân đội Nga đã triển khai tên lửa đạn đạo Iskander kiểu mới tại khu vực Kaliningrad, hành động này không khác gì kề dao vào yết hầu các nước phương Tây và là đòn răn đe có hiệu quả những tư tưởng chống Nga.

Truyền thông Nga mới đưa tin, Tư lệnh Binh chủng tên lửa và pháo binh Nga, tướng Mikhail Matvievski nói rằng, các đơn vị ở Quân khu phía Tây của nước Nga sẽ sớm nhận được hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander nâng cấp, có khả năng răn đe rất lớn đối với các nước phương Tây.
Truyền thông Nga mới đưa tin, Tư lệnh Binh chủng tên lửa và pháo binh Nga, tướng Mikhail Matvievski nói rằng, các đơn vị ở Quân khu phía Tây của nước Nga sẽ sớm nhận được hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander nâng cấp, có khả năng răn đe rất lớn đối với các nước phương Tây.
Hệ thống  tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskandar, có tên mã NATO là SS-X-26; đây là hệ thống tên lửa đất đối đất tầm ngắn tiên tiến nhất hiện đang được quân đội Nga trang bị.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskandar, có tên mã NATO là SS-X-26; đây là hệ thống tên lửa đất đối đất tầm ngắn tiên tiến nhất hiện đang được quân đội Nga trang bị.
Tên lửa Iskander sử dụng động cơ tên lửa rắn một tầng, với tổng trọng lượng 3,8 tấn (riêng trọng lượng đầu đạn 380 kg) và tầm bắn tối đa 480 km. Tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường hỗn hợp gồm phương pháp dẫn đường quán tính, kết hợp dẫn đường vệ tinh (GLONASS/GPS) và phương pháp khớp địa hình để điều chỉnh sai số đường bay; độ lệch mục tiêu (CEP) của tên lửa về mặt lý thuyết chỉ là 2 mét. Đối với một đầu đạn lớn 380 kg, sai số này là không đáng kể.
Tên lửa Iskander sử dụng động cơ tên lửa rắn một tầng, với tổng trọng lượng 3,8 tấn (riêng trọng lượng đầu đạn 380 kg) và tầm bắn tối đa 480 km. Tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường hỗn hợp gồm phương pháp dẫn đường quán tính, kết hợp dẫn đường vệ tinh (GLONASS/GPS) và phương pháp khớp địa hình để điều chỉnh sai số đường bay; độ lệch mục tiêu (CEP) của tên lửa về mặt lý thuyết chỉ là 2 mét. Đối với một đầu đạn lớn 380 kg, sai số này là không đáng kể.
Iskander hiện có hai mẫu, đó là "Iskander-M" và "Iskander-E", đặc biệt "Iskander-M" được trang bị tên lửa 9M723 với tầm bắn tối đa 500 km và có thể dễ dàng đánh lừa các hệ thống phòng không và radar của đối phương bằng cách thực hiện các thay đổi quỹ đạo phức tạp trong suốt chuyến bay.
Iskander hiện có hai mẫu, đó là "Iskander-M" và "Iskander-E", đặc biệt "Iskander-M" được trang bị tên lửa 9M723 với tầm bắn tối đa 500 km và có thể dễ dàng đánh lừa các hệ thống phòng không và radar của đối phương bằng cách thực hiện các thay đổi quỹ đạo phức tạp trong suốt chuyến bay.
Không chỉ vậy, tên lửa Iskander còn có khả năng mang nhiều loại đầu đạn cho các nhiệm vụ khác nhau, các loại đầu đạn gồm: đầu đạn nổ phá mạnh, đầu đạn xuyên phá công trình ngầm, đầu đạn catset với nhiều đầu đạn con; đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Khi cần thiết, tên lửa Iskander hoàn toàn có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Không chỉ vậy, tên lửa Iskander còn có khả năng mang nhiều loại đầu đạn cho các nhiệm vụ khác nhau, các loại đầu đạn gồm: đầu đạn nổ phá mạnh, đầu đạn xuyên phá công trình ngầm, đầu đạn catset với nhiều đầu đạn con; đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Khi cần thiết, tên lửa Iskander hoàn toàn có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Do tên lửa có thiết kế mô-đun, các đầu đạn được tháo rời và có thể dễ dàng thay thế, khiến hệ thống Iskander có khả năng thích ứng cao với nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau.
Do tên lửa có thiết kế mô-đun, các đầu đạn được tháo rời và có thể dễ dàng thay thế, khiến hệ thống Iskander có khả năng thích ứng cao với nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau.
Từ thời Liên Xô, quân đội Nga đã rất coi trọng việc phát triển và sử dụng tên lửa đất đối đất tầm trung đến tầm ngắn. Điều này chủ yếu là do quân đội Nga luôn có một khoảng cách với phương Tây trong lĩnh vực không quân; họ không thể dựa hoàn toàn vào lực lượng không quân để hỗ trợ hỏa lực tầm xa. Cùng với đó là việc hiệp đồng quân binh chủng giữa bộ binh và không quân của Nga cũng hạn chế hơn so với quân đội Mỹ.
Từ thời Liên Xô, quân đội Nga đã rất coi trọng việc phát triển và sử dụng tên lửa đất đối đất tầm trung đến tầm ngắn. Điều này chủ yếu là do quân đội Nga luôn có một khoảng cách với phương Tây trong lĩnh vực không quân; họ không thể dựa hoàn toàn vào lực lượng không quân để hỗ trợ hỏa lực tầm xa. Cùng với đó là việc hiệp đồng quân binh chủng giữa bộ binh và không quân của Nga cũng hạn chế hơn so với quân đội Mỹ.
Do đó, Quân đội Nga luôn chú trọng phát triển và trang bị các loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn, nhằm hỗ trợ hỏa lực hạng nặng từ xa cho bộ binh; đây là lựa chọn hợp lý nhất cho quân đội Nga.
Do đó, Quân đội Nga luôn chú trọng phát triển và trang bị các loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn, nhằm hỗ trợ hỏa lực hạng nặng từ xa cho bộ binh; đây là lựa chọn hợp lý nhất cho quân đội Nga.
Theo thông báo của các phương tiện truyền thông Nga, quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa chiến thuật Iskander trong cuộc chiến tranh với Gruzia năm 2008; Quân đội Nga đã tiến công một số mục tiêu quan trọng của quân đội Gruzia bằng tên lửa Iskandar, mặc dù quan chức quân đội Nga đã bác bỏ thông tin này.
Theo thông báo của các phương tiện truyền thông Nga, quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa chiến thuật Iskander trong cuộc chiến tranh với Gruzia năm 2008; Quân đội Nga đã tiến công một số mục tiêu quan trọng của quân đội Gruzia bằng tên lửa Iskandar, mặc dù quan chức quân đội Nga đã bác bỏ thông tin này.
Tuy nhiên, tại hiện trường đã tìm thấy cái đuôi "đặc trưng" của tên lửa Iskander và có thể khẳng định rằng cuộc tấn công này rất thành công; tên lửa Iskandar đã đạt được độ chính xác trong thiết kế và với đầu đạn với sức công phá lớn, đã phá hủy hoàn toàn Sở chỉ huy của Quân đội Gruzia.
Tuy nhiên, tại hiện trường đã tìm thấy cái đuôi "đặc trưng" của tên lửa Iskander và có thể khẳng định rằng cuộc tấn công này rất thành công; tên lửa Iskandar đã đạt được độ chính xác trong thiết kế và với đầu đạn với sức công phá lớn, đã phá hủy hoàn toàn Sở chỉ huy của Quân đội Gruzia.
Trước tình hình căng thẳng mới giữa Nga và NATO gần đây, Nga sẽ triển khai tên lửa Iskander tới khu vực Kaliningrad; đây là vùng đất của Nga nằm giữa Ba Lan và Lít-va trên biển Baltic, tiếp giáp với các thành viên NATO và Liên minh châu Âu.
Trước tình hình căng thẳng mới giữa Nga và NATO gần đây, Nga sẽ triển khai tên lửa Iskander tới khu vực Kaliningrad; đây là vùng đất của Nga nằm giữa Ba Lan và Lít-va trên biển Baltic, tiếp giáp với các thành viên NATO và Liên minh châu Âu.
Kaliningrad là khu vực gần nhất với phương Tây của Nga, mặc dù tên lửa Iskandar chỉ có tầm bắn 480 km; nhưng các chuyên gia cũng tin rằng, sau khi Nga rút khỏi INF, tên lửa "Iskander-M" 9M723 sẽ được Nga "nâng tầm" lên 1.000 km, đủ sức bắn tới một số mục tiêu của các quốc gia bao gồm Đan Mạch, Đức và Ba Lan, Séc, Slovak và Áo.
Kaliningrad là khu vực gần nhất với phương Tây của Nga, mặc dù tên lửa Iskandar chỉ có tầm bắn 480 km; nhưng các chuyên gia cũng tin rằng, sau khi Nga rút khỏi INF, tên lửa "Iskander-M" 9M723 sẽ được Nga "nâng tầm" lên 1.000 km, đủ sức bắn tới một số mục tiêu của các quốc gia bao gồm Đan Mạch, Đức và Ba Lan, Séc, Slovak và Áo.
Đây được coi như một "đòn hiểm" của Nga với các quốc gia phương Tây, là mối đe dọa lớn đối với NATO ở biển Baltic.
Đây được coi như một "đòn hiểm" của Nga với các quốc gia phương Tây, là mối đe dọa lớn đối với NATO ở biển Baltic.
Việc duy trì hiệu quả răn đe đối với các nước tiền tuyến của NATO cũng là biện pháp tốt nhất để Nga tự bảo vệ mình. Ý nghĩa chiến lược của việc triển khai tên lửa Iskandar ở khu vực Kaliningrad là điều không thể bàn cãi; đó thực sự là "chiếc đinh" mà Nga đóng vào "sau lưng" các quốc gia NATO.
Việc duy trì hiệu quả răn đe đối với các nước tiền tuyến của NATO cũng là biện pháp tốt nhất để Nga tự bảo vệ mình. Ý nghĩa chiến lược của việc triển khai tên lửa Iskandar ở khu vực Kaliningrad là điều không thể bàn cãi; đó thực sự là "chiếc đinh" mà Nga đóng vào "sau lưng" các quốc gia NATO.
Video Nga có Iskander thì Mỹ có ATACMS - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT