Trí thức, nhà khoa học là nòng cốt để Việt Nam đứng TOP đầu ASEAN

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á.

Sáng 30/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại biểu trí thức, khoa học có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Tham dự Hội nghị còn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng...
Tri thuc, nha khoa hoc la nong cot de Viet Nam dung TOP dau ASEAN
Toàn cảnh buổi hội nghị.
Tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Từ việc tham mưu mở đường cho đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng khoảng kinh tế- xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cung cấp cơ sở khoa học, đề xuất ý tưởng, phản biện xã hội, tổ chức thực thi, sáng tạo, tạo ra các ý tưởng, sáng chế, sản phẩm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, để lại dấu ấn đậm nét về cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta.
Tri thuc, nha khoa hoc la nong cot de Viet Nam dung TOP dau ASEAN-Hinh-2

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước.
Tổng Bí thư nêu rõ thế giới đang trong giai đoạn thay đổi có tính thời đại. Với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới.
Tri thuc, nha khoa hoc la nong cot de Viet Nam dung TOP dau ASEAN-Hinh-3

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu trí thức, nhà khoa học.

Để đạt được yêu cầu này, Tổng Bí thư nhấn mạnh, về phía Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học. Bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Ngay trong nửa đầu năm 2025 sẽ rà soát, đánh giá, ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo nội dung Nghị quyết số 45 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII nêu trên. Đồng thời, có các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới, trước hết là người đứng đầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp; bảo đảm “thượng tôn pháp luật,” xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ trí thức.
Tri thuc, nha khoa hoc la nong cot de Viet Nam dung TOP dau ASEAN-Hinh-4
 Chủ tịch Phan Xuân Dũng (bên phải) và Chủ tịch danh dự Đặng Vũ Minh (bên trái) tặng hoa và biểu trưng cho Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.  
Tổng Bí thư đề nghị đội ngũ trí thức, nhà khoa học nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học.
Tổng Bí thư mong muốn các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030.
Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các “đế chế công nghệ số.”
Tổng Bí thư đề nghị, không ngừng củng cố liên minh công nhân-nông dân-trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước; tăng cường hợp tác với trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài trong chuyển giao, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Tổng Bí thư yêu cầu, quan tâm giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà giáo trước hết phải là các nhà khoa học, nhà trí thức; có kế hoạch đào tạo các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng yếu hiện nay như: Trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, lượng tử, y sinh học... khuyến khích các nhà khoa học tự do khám phá, nhất là ở những khoảng trống, hoang vu của khoa học.
Gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, nhà trường với các doanh nghiệp và ngược lại. Hoàn thiện luật và quy định về sở hữu trí tuệ, thành tựu đổi mới sáng tạo, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện thể chế, ứng xử nhất quán về phát triển khoa học công nghệ phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, đặc thù của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chấp nhận rủi ro và có độ trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Tri thuc, nha khoa hoc la nong cot de Viet Nam dung TOP dau ASEAN-Hinh-5
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. 
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, trí thức Việt Nam là đội ngũ vô cùng quý giá của dân tộc và của Đảng ta; phần lớn được tập hợp dưới mái nhà chung của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, sau 40 năm xây dựng và phát triển đã đạt được kết quả to lớn, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức nước nhà, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao.

Trong đó, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia, của các địa phương, nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã được tiến hành khách quan, khoa học. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã lấy ý kiến các nhà trí thức, khoa học trước các Kỳ họp Quốc hội, trên cơ sở đó xây dựng báo cáo tổng hợp tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan về những nội dung mà Đảng, Nhà nước, đội ngũ trí thức, Nhân dân quan tâm.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng cũng đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước 05 vấn đề:

Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng ta với trí thức thành các chính sách, giải pháp cụ thể để trí thức khoa học hành động vì lý tưởng, mục tiêu cao cả của Đảng, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, Nhà nước, Nhân dân.

Thứ hai, về tôn vinh trí thức, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ, trao đổi là vinh dự lớn lao. Vinh dự này được đội ngũ trí thức, nhà khoa học coi như sự tôn vinh, là niềm tự hào lớn lao, là điểm tựa để phát triển.

Thứ ba, trí thức, nhà khoa học Việt Nam luôn ý thức sâu sắc đây là giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước và của Đảng ta để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là việc hệ trọng, cần thiết như một cuộc cách mạng. Trong quá trình sắp xếp đó, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nên xã hội hóa, do vậy đề nghị mở rộng chức năng tiếp nhận và đoàn kết rộng rãi hơn nữa đội ngũ trí thức để thực hiện thêm các chức năng mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Thứ tư, đất nước đang chuẩn bị triển khai các công trình lớn, mang tầm thế kỷ như dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đường sắt cao tốc Bắc Nam, Sân bay Long Thành… đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng giao trách nhiệm đó cho doanh nghiệp Việt Nam, dù là doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân, cho trí thức Việt Nam. Có như vậy, 20, 30 năm sau, chúng ta sẽ có đội ngũ doanh nhân, công trình sư, nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới, có khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực quốc gia lớn mạnh.

Thứ năm, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là nghị quyết đặc biệt quan trọng của Đảng, trong đó đồng chí Tổng Bí thư là Trưởng Ban chỉ đạo, là tư lệnh, là người dẫn dắt đội ngũ trí thức và các nhà khoa học.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng đề nghị: "Với cách làm quyết liệt, trách nhiệm, dám đương đầu của đồng chí Tổng Bí thư, tôi hoàn toàn tin tưởng vào Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ thắng lợi, đưa nước ta vươn mình, đạt đỉnh cao mới. Trong quá trình đó, chúng tôi mong muốn đồng chí Tổng Bí thư coi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là địa chỉ tin tưởng để giao nhiệm vụ".  

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tự hào quá khứ, vững bước tương lai

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, những phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mang đến toàn quân, toàn dân một niềm tin mới.

Tổng kết những vất vả trong 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả cô đọng súc tích, dẫn chứng những số liệu thuyết phục:

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam -Trung Quốc.

Mời quý độc giả xem video: Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nguồn: Thông Tấn Xã Việt Nam

Chiều 20/7, tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng, chia buồn sâu sắc và ghi sổ tang trước việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần.

Kỷ vật quý thời sinh viên của Tổng Bí thư và tình cảm ấm áp, xúc động

GS.TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ, điều ông rất ấn tượng ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đó là sự giản dị, gần gũi, không hề có khoảng cách của một người đang giữ chức vụ cao nhất đất nước.

Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong ông nhiều ấn tượng, trong đó, có sự giản dị, ấm áp, nghĩa tình.
GS.TSKH Vũ Minh Giang kể, năm 2011, vào dịp trước Tết Tân Mão, sau khi nghe tin ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư khóa XI, GS Vũ Minh Giang cùng ban lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội muốn đến chúc Tết tân Tổng Bí thư. Bởi bên cạnh niềm vui chung của đất nước, cũng có niềm tự hào riêng, vì Tổng Bí thư là cựu sinh viên Khoa ngữ văn, khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.