Trị cảm mạo, cảm cúm bằng cây lá

(Kiến Thức) - Theo Đông y, phong hàn gây cảm mạo, phong nhiệt gây cúm. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế, kèm theo vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng như ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu ngạt mũi (phong hàn), hoặc ho, sốt, sợ gió, không lạnh, mũi khô (phong nhiệt).

Nhiều loại cây cỏ có tác dụng trị cảm mạo.
Nhiều loại cây cỏ có tác dụng trị cảm mạo.
Khi có triệu chứng do phong hàn thì đun nước xông với 3 loại lá: Loại lá có tinh dầu, sát trùng đường hô hấp như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, bạc hà, lá sả... Loại lá có tác dụng kháng sinh (hành, tỏi); Loại lá có tác dụng hạ sốt (lá tre, lá duối).
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng hành để ăn, sắc uống. Hành là vị thuốc thông dụng trong nhân dân dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, sắc lấy nước uống chữa chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu... Các nghiên cứu cho thấy, hành có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sự bài tiết dịch tiêu hoá. Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa mụn nhọt, mưng mủ. Dùng nước hành nhỏ vào mũi có thể chữa được ngạt mũi cấp và mạn tính, viêm niêm mạc mũi. 
Khi bị cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt thì dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào cháo nóng mà ăn thì chóng khỏi. Mỗi lần dùng từ 30 - 60g dưới hình thức thuốc sắc hay giã nát ép lấy nước mà uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Ngoài hành, khi bị cảm, nên ăn nhiều rau gia vị trong đó có lá bạc hà bởi tinh chất của bạc hà vị cay mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi, giải uất, là thuốc thành lương chữa cảm nắng, đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu. Để chữa cảm mạo nhức đầu, dùng lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g. Lấy nước sôi đổ vào rồi chờ 20 phút, uống lúc đang nóng. 

Bài thuốc trị ba chứng cảm mạo

- Cảm mạo là cảm nhiễm phải tà khí của bốn mùa trong năm, còn gọi là ngoại cảm. Nguyên nhân là do khí hậu trái thường của thời tiết.


Cảm mạo phong hàn: Triệu chứng như sốt nhẹ, sợ lạnh nhiều, sợ gió, đau đầu, không có mồ hôi, ngạt mũi, nặng tiếng, hắt hơi, chảy mũi, ngứa cổ họng, ho, người đau ê ẩm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Ngoài ra, có thể thêm các triệu chứng như tiêu hoá kém, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn. Bài thuốc: Tô diệp 12g, trần bì 8g, cam thảo dây 8g, 2 củ hành, hương phụ 10g, sanh khương 3 lát, sắc uống ngày 3 lần.

Dưỡng chất thiết yếu cho bệnh nhân ung thư

(Kiến Thức) - Những dưỡng chất dưới đây không chỉ có tác dụng lớn đối với người bệnh mà còn vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư.

CoQ10. Là một chất chống oxy hóa mạnh được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư. Khi đi vào cơ thể, CoQ10 có khả năng tăng cường năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch. Hiện nó được sử dụng khá phổ biến ở Nhật để điều trị ung thư, hạn chế sự di căn nhanh chóng của các tế bào gây bệnh.
CoQ10. Là một chất chống oxy hóa mạnh được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư. Khi đi vào cơ thể, CoQ10 có khả năng tăng cường năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch. Hiện nó được sử dụng khá phổ biến ở Nhật để điều trị ung thư, hạn chế sự di căn nhanh chóng của các tế bào gây bệnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.