'Trend' đầu đà giữa mùa Phật đản

Đông đảo người dân được hạnh ngộ người học Phật Thích Minh Tuệ. Gặp trực tiếp và gián tiếp qua mạng xã hội cập nhật từng bước đi, nơi đến của ông. Làm cho tháng Phật đản trở thành dịp “thi đua” học và thực hành hạnh Phật.

Giáo hội ra công văn khẳng định Thích Minh Tuệ không phải tu sĩ theo mô hình chung được tổ chức công nhận. Chính ông cũng nhận mình chưa đạt tiêu chuẩn đó. Nhưng dù gì, thông qua hình tượng Thích Minh Tuệ tạo nên, dân chúng có dịp được đến gần hơn một chút với giáo lý Phật. Nào là hạnh đầu đà, y phấn tảo, du tăng, y bát…
Những khái niệm liên quan được những người có kiến thức Phật giáo mang ra mổ xẻ. Các ý kiến có thể đối lập nhau nhưng đều giúp người quan tâm cập nhật kiến thức. Trong bối cảnh nhiều người đang tò mò dõi theo một “trend” trước giờ chưa từng có. Vì người tạo được xu hướng này phải dám từ bỏ đến cả chiếc dép dưới chân, nguyện đi bộ đến hết đời.
Bằng hành động thay lời thuyết, Thích Minh Tuệ đã đưa Phật pháp đến với những người ít có điều kiện học hiểu nhất. Có thể đó cũng là động cơ khiến ông “xuống đường”. Để đại chúng tiếp cận với một kiểu tu học trực quan, thấy đủ sự gian khổ khó hình dung nổi trong thời đại tiện nghi được trang bị đến tận chân răng này.
Trong trường hợp này sức khỏe chưa đủ mà còn phải có một niềm tin lớn lao và sự thực hành nghiêm ngặt mới có thể đạt tới khả năng chế ngự và dùng thân thể làm phương tiện hiệu quả đến vậy. Bàn chân chai dày và đen lì của ông phần nào thể hiện sự chân thật, tinh tấn trong hành trì.
Cách xưng “con” thể hiện một sự gửi gắm và tin tưởng. Người xuất gia được mặc định có đủ các thiện hạnh lại nắm vững kho tàng Phật pháp (hoặc sắp đạt được điều đó) để dân thường có thể trông cậy. Nhưng người được gọi như vậy đáng để học hỏi, đáng để tôn làm thầy đến đâu chỉ chính người đó biết mà thôi.
Thích Minh Tuệ gạt bỏ luôn những nghi ngại của người đối diện bằng cách đảo ngôi xưng hô, trở thành “con của vạn nhà”. Bằng cách ấy, ông đã đến gần với dân chúng hơn bao giờ hết. Hẳn vì ông muốn nhấn mạnh mình cũng đang tìm hiểu, đang học theo đức Phật như bất cứ ai.
Thậm chí chính những người ông gặp sẽ đem lại cho ông vô vàn bài học, nên về mặt nào đó cũng coi như thầy của ông vậy. Còn từ quan điểm của Phật, tất thảy chúng sinh trong vô lượng kiếp đều từng là cha mẹ của ta cả. Xưng con cũng thực hành phép quán “chúng sinh mẹ” nhằm phát triển tâm Bồ đề.
Lối xưng “con” của ông còn ngầm nhắc cho mọi người rằng ai cũng có Phật tính, cũng là con Phật. Ai cũng đang trên con đường tu tập, chỉ là chủ động và ý thức đến đâu. Thích Minh Tuệ xưng con nhưng được nhiều người dân gọi bằng thầy, thậm chí xếp ngay vào hàng chân tu. Điều này chắc chắn sẽ làm những ai đang núp bóng Phật để cầu danh lợi phải giật mình đầu tiên.
'Trend' dau da giua mua Phat dan
“Đầu đà” Thích Minh Tuệ trở thành một biểu tượng sống động của Phật giáo dưới góc nhìn đại chúng 
Có ý kiến cho rằng sự xuất hiện của Thích Minh Tuệ kèm đội ngũ làm hình ảnh tự phát tung lên khắp cõi mạng ảnh hưởng xấu đến “hòa hợp tăng” hay có khả năng “xúc phạm Giáo hội”.
Nhưng trước khi Thích Minh Tuệ nổi tiếng thì người dân đã có những bức xúc nghi ngờ trước nhiều biểu hiện biến tướng của đạo Phật rồi. Làm sao mà một người bộ hành bên ngoài có thể làm rối ren đến tận nội bộ của một tăng đoàn chính thống và đông đảo? Nếu cần hãy tăng cường hòa hợp tăng hơn nữa thay vì đổ trách nhiệm cho Thích Minh Tuệ hay dân chúng.
Ông đi bộ đã 3 năm, nhưng phải đến năm thứ 4 mới gây được hiệu ứng trong nhà ngoài phố. Và những hạnh nguyện (tạm gạt những phiền toái qua bên) của ông cũng nhờ đó mà được nhân lên.
Nói cách khác ông lộ sáng gần như hoàn toàn, chịu sự tọc mạch và phán xét gần như tuyệt đối của bất cứ ai có duyên tiếp cận ông bằng người thật hay qua mạng. Có thể thấy vài thiện tri thức hỏi Thích Minh Tuệ về Phật pháp, nhưng đa số dân tình quan tâm tới việc ông ăn ngủ ra sao, vệ sinh thế nào...
Thắc mắc kiểu gì ông cũng hóa giải được bằng những câu trả lời mộc mạc, dễ hiểu, không né tránh. Trong đời, chúng ta vẫn phải cân nhắc với ai thì nói gì, nói đến đâu. Còn Thích Minh Tuệ đưa ra một mẫu hình tham khảo hoàn toàn khác: Luôn cởi mở, hòa ái dù người đối thoại là ai.
Có lần ông bị đấm chảy cả máu mồm. Rồi khi được hỏi thăm, ông buột miệng trả lời là bị ngã. Sau đó mới chợt nhớ ra mình đã phạm giới “không nói dối” và vui vẻ kể lại quá trình quán sát tâm đó với người gặp tiếp theo. Điều này lý giải vì sao Thích Minh Tuệ phải tu trên đường. Vì khi đương đầu với tất cả những gì vô thường của đời sống, ông mới biết công lực của mình đang ở mức nào.
Nhiều người phải thốt ra từ “thương” trước vẻ khổ hạnh của Thích Minh Tuệ. Nhưng thực ra đã chọn lối thực hành này phải là người có ý chí vô cùng mạnh mẽ. Ông là một ví dụ hùng hồn cho khái niệm “dũng” cũng tức là “vô úy” (không sợ) trong Phật học. Không phải võ biền quên mình trừ gian diệt bạo như hình dung của đời. Mà là người sẵn sàng buông bỏ tất cả, đối mặt tất cả nhằm đạt đích thoát khổ Đức Phật đã chỉ ra.
Bát Nhã Tâm Kinh diễn giải: “Bồ tát an trú và trí tuệ vô ngã tròn đầy, nên tâm không vướng ngại; vì không vướng ngại, nên không sợ hãi, rời xa các tâm tưởng mộng mị sai lầm, cuối cùng được giải thoát hoàn toàn khổ đau. Chư Phật trong quá khứ, hiện tại, và vị lai đều an trú vào trí tuệ ấy mà thành bậc đại giác ngộ” (dẫn theo Hòa thượng Thích Chơn Thiện).
Thích Minh Tuệ đến với dân chúng đúng vào mùa Phật đản. Một thời điểm đặc biệt mà các Phật tử được dạy những công đức tu trì, giữ giới… sẽ được nhân lên gấp nhiều lần. Thích Minh Tuệ xem ra là một chất xúc tác hiệu quả để tính thiện trong mỗi người có duyên với ông được tăng trưởng đúng vào dịp này.
Tôi có một niềm tin rằng chư Phật sẽ gia hộ bất kỳ ai tâm thiện và sống thiện. Bởi Phật nêu biểu cho những giá trị thiện lành được định nghĩa bởi một nhân vật lịch sử. Thích Ca cũng dùng chính thân thể và đời sống của mình để đưa một khái niệm chưa được định hình nhưng đã có trước đó vào đời sống nhân loại, gói gọn trong chữ “Phật”. Và chúng ta bằng hành động từng ngày cũng đang xác định vị trí bản thân trên chặng đường hiển lộ tính Phật.

“Khóa môi’ và... từ chức

“Khóa môi’ và... từ chức

Con đường dám hoàn tục, trở về với đời thường từ quan trường, vẫn là nơi cỏ tục lụy mọc dày và che khuất!

Ngẫu nhiên trong tuần, có hai câu chuyện đều về sự "hoàn tục". Ở nơi này, thiền viện, là sự hoàn tục của một nhà tu hành, từng khoác áo cà sa. Ở nơi kia, nghị trường, là bàn về chuyện hoàn tục của những người chấp chính. Nơi, sự hoàn tục dễ dàng như trút bỏ. Nơi, trút bỏ là cả một quá trình dài chưa rõ hồi kết...

Hoàn tục rất dễ...

Vụ việc Mr Đàm "khóa môi" nhà sư T. P. Đ, gây nên làn sóng bất bình lớn trong xã hội và giới phật tử sau cuộc đấu giá từ thiện để ủng hộ một ca sĩ khác đang mang trọng bệnh, tưởng chừng đã kết thúc, lắng xuống với những cái kết buồn cho mỗi phía. Mr.Đàm bị ngành văn hóa phạt 5 triệu đồng, còn nhà sư bị phạt ba tháng "biệt chúng"- một hình phạt nghiêm khắc theo quy định của Giáo hội.

Vụ việc ầm ĩ đến nỗi, trang điện tử tờ Bangkok Post của Thái Lan - xứ sở của Phật giáo, cũng đưa tin về câu chuyện cực kỳ phản cảm này, dẫn nguồn từ hãng thông tấn lớn nhất của Đức- DPA. Đủ biết, đụng chạm đến tín ngưỡng đâu phải chuyện để tạo... scandal như Mr. Đàm vừa làm.

Vậy mà bỗng nhiên cái kết ấy lại bùng lên theo hướng khác.

Mr. Đàm trong một lá thư viết cho sư thầy Thích Minh Tuệ ở Mỹ, hé mở sự thật vụ "khóa môi", theo đó, nhà sư T.P.Đ đã có những thái độ chủ động, hành vi và lời nói khác lạ, đi ngược lại với năm điều răn- ngũ giới của nhà chùa.

Còn nhà sư T.P.Đ, đang trong thời gian bị phạt "biệt chúng", đã xin hoàn tục và được Thượng tọa Thích Biểu Chánh, cùng chư tăng Thiền viện Phước Sơn (xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chấp thuận. Nhà sư T. P. Đ đã được Thiền viện tổ chức làm lễ, trả tam y tỳ kheo và bình bát, trở thành cư sĩ thọ trì Tam quy Ngũ giới như bao cư sĩ khác.

Nói theo cách nói thời thượng, nhà sư cũng đã... từ chức.

Nhưng mới đây, lá thư của cư sĩ T.P.Đ cũng "tố" lại Mr. Đàm nói dối, khiến dư luận ngỡ ngàng. Trong hai người, ai đúng, ai sai?

Câu chuyện giữa cư sĩ T.P.Đ và ca sĩ họ Đàm chưa đến hồi kết. Báo chí còn có cơ hội khai thác và tăng hit, câu view (?) Nhưng dư âm của vụ việc "khóa môi" thì nó cho mỗi người đọc một suy ngẫm ở đời về vị thế, sự đúng chỗ, và văn hóa ứng xử.

Cư sỹ T.P.Đ đã không theo trọn được đường tu. Âu cũng là cái nghiệp, cái duyên, cái "căn" với nhà Phật chưa thành. Nhất là khi người ta nhìn trên mạng, vị cư sĩ khi còn khoác áo cà sa, chụp ảnh với nhiều tư thế xa lạ với phong độ nhà chùa. Không hiểu, nếu như không có scandal "khóa môi", bị phạt biệt chúng, cư sĩ T.P. Đ có trở thành một nhà chân tu không?

Nhưng cái chuyện đi đến tận cùng "sự thật" theo kiểu của ca sĩ họ Đàm lại có gì đó không thật phải đạo.

Đúng, sai thì mỗi người trong cuộc "khóa môi" trước thanh thiên bạch nhật, trước Đạo và Đời, đều đã rõ ràng.

Sự "chơi ngông" của vị ca sĩ, sự nông nổi và thiếu kiểm soát hành vi khi khoác chiếc áo nhà chùa của cư sĩ trẻ đều đã phải trả giá. Giá đắt với cư sĩ T.P. Đ thì đã rõ. Còn có đắt với ca sĩ họ Đàm ở trong làng giải trí, vốn đời sống nhung lụa kiểu "ông hoàng" tự phong, đầy rẫy những cách PR đủ kiểu không, thì không rõ.

Nhưng để được thua đến tận cùng, và vì sĩ diện cá nhân, thì việc "đổ tội" của ca sĩ họ Đàm, người luôn có một lượng fan hâm mộ đông đảo, giàu có, cho một cư sĩ còn trẻ tuổi đời, gia cảnh và gia phận nghèo khó, chưa biết đi đâu về đâu trong sự thất vọng của gia đình, có đáng không?

v
Vụ việc Mr Đàm "khóa môi" nhà sư T. P. Đ, gây nên làn sóng bất bình lớn trong xã hội và giới phật tử

Thay tượng Quan Âm ở chùa nghìn tuổi

Độc giả Đ.H.T cho biết, bức tượng cổ Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đồng màu đen tại chùa Vạn Niên đã được thay thế bằng bức tượng khác.

Thay tượng Quan Âm ở chùa nghìn tuổi
Thực hư của sự việc như thế nào?

Chùa Ba Vàng chiêm bái tóc Đức Phật: Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh nói gì?

Hàng vạn người đổ về chùa Ba Vàng, TP Uông Bí (Quảng Ninh) để chiêm bái sợi tóc hơn 2.600 năm tuổi được cho là của Đức Phật.

Chùa Ba Vàng chiêm bái tóc Đức Phật: Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh nói gì?

Thông tin từ chùa Ba Vàng, từ ngày 23/12/2023 đến nay đã có hàng vạn người dân, phật tử về chùa Ba Vàng để chiêm bái sợi tóc của Đức Phật hơn 2.600 năm trước.

Chua Ba Vang chiem bai toc Duc Phat: Giao hoi Phat giao Quang Ninh noi gi?

Hàng vạn người đổ về chùa Ba Vàng chiêm bái sợi tóc của Đức Phật hơn 2.600 năm tuổi. Ảnh Fanpage Chùa Ba Vàng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới