Trẻ mắc tay chân miệng: Khi nào cần đi khám, tránh tử vong?

Tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trẻ mắc tay chân miệng: Khi nào cần đi khám, tránh tử vong?
Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan, do virus thuộc chủng Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus A16.
Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với tay chưa rửa sạch hoặc bề mặt có dấu vết của virus, hoặc tiếp xúc với nước bọt, phân, dịch tiết từ các vết phồng rộp, giọt bắn đường hô hấp sau khi ho hoặc hắt hơi. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng nó thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng có thể là đau họng, sốt và chán ăn.
Giai đoạn 2 thường bắt đầu sau đó vài ngày và có thể xuất hiện những triệu chứng như loét miệng (có thể gây đau), nổi mẩn đỏ ở bàn tay và bàn chân, đôi khi ở đùi và mông. Các đốm phát ban có thể có màu hồng, đỏ hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh, tùy thuộc vào màu da của bạn. Những đốm này có thể biến thành mụn nước.
Tre mac tay chan mieng: Khi nao can di kham, tranh tu vong?
Ảnh minh họa: NHS.  
Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay, tránh biến chứng nguy hiểm:
- Các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau 7 đến 10 ngày
- Sốt rất cao hoặc cảm thấy nóng, rùng mình
- Mất nước (không đi tiểu thường xuyên như bình thường),...
Người mắc tay chân miệng có thể bắt đầu lây bệnh từ vài ngày trước khi có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nhiều khả năng lây cho người khác trong 5 ngày đầu tiên sau khi các triệu chứng khởi phát.
Để giảm nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước
- Sử dụng khăn giấy để che khi ho hoặc hắt hơi
- Bỏ khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác càng nhanh càng tốt
- Không dùng chung khăn hoặc đồ gia dụng như cốc hoặc bộ đồ ăn với người bệnh
- Giặt ga trải giường và quần áo bẩn bằng nước nóng,...

>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Nguồn video: THĐT

Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tăng báo động

Bệnh nhân tay chân miệng tại TP.HCM tuần qua đã tăng gần 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó, dự báo sẽ diễn tiến phức tạp.

Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tăng báo động

Tối 9/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin, trong 4 tháng đầu năm 2022, TP ghi nhận 936 trường hợp mắc tay chân miệng. Trong đó, 95% ca bệnh từ 1-5 tuổi.

Riêng trong tuần từ ngày 29/4 đến 5/5, TP có 420 ca tay chân miệng, tăng gấp gần 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện nội trú và khám ngoại trú.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca bệnh tăng báo động ở hầu hết các địa phương. Đặc biệt ở quận 12, quận Bình Tân, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn, quận Tân Bình, Khu vực 3 TP Thủ Đức.

Benh tay chan mieng o TP.HCM tang bao dong

Một bệnh nhi tay chân miệng tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM vào tháng 4/2022.

Đợt dịch tay chân miệng gần nhất tại TP.HCM xảy ra vào năm 2020 với 16.361 ca mắc, không ghi nhận ca tử vong. Chủ yếu xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đi học.

Sau 2 năm gián đoạn vì Covid-19, các hoạt động xã hội đã trở lại bình thường. Các chuyên gia dự đoán nhiều dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp trong năm nay.

Do đó, điều cần làm lúc này là phòng ngừa, không để dịch bùng phát, không để xảy ra ca tử vong.

Bác sĩ Trần Ngọc Hạnh Đan, Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, số ca mắc tay chân miệng được dự báo sẽ tăng từ khi trẻ nhỏ đi học trở lại. Nguyên nhân do trẻ tăng tiếp xúc và các hoạt động vui chơi có tập trung đông người. Khi càng nhiều trẻ mắc bệnh sẽ kéo theo ca nặng xuất hiện, độ tuổi mắc bệnh cũng mở rộng hơn.

Bác sĩ Hạnh Đan lo ngại, mùa tay chân miệng năm nay không theo mô hình dịch tễ những năm trước do tác động của Covid-19. Giới chuyên môn chưa đánh giá được virus gây bệnh có biến đổi hay không, nguy cơ trẻ vừa nhiễm Covid-19 vừa bị tay chân miệng cũng khiến việc điều trị thêm khó khăn.

Theo HCDC, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng từ tháng 3-5 và tháng 8-9 hằng năm.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bùng phát, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám như: Sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; Đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; Phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.

- Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay: Sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đập nhanh.

- Trẻ bị tay chân miệng nên nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.

Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không?

Tay chân miệng là do virus gây ra, vì vậy, dù xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, căn bệnh này cũng vẫn dễ lây lan cho người lớn.

Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không?

Nguoi lon co the mac benh tay chan mieng khong?

Bệnh tay chân miệng có thể ảnh hưởng cả người lớn, không chỉ riêng trẻ nhỏ. Ảnh: Today.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bệnh thường lây lan rất nhanh trong nhà trẻ hoặc trường học. Tuy nhiên, người lớn cũng dễ mắc bệnh và gặp phải các triệu chứng khó chịu.

Khám tổng thể, thanh niên sốc vì mắc nhiều bệnh lão khoa

Đi khám tổng thể, anh Vương sốc vì mới qua 30 tuổi mà anh đã mắc đầy các bệnh lão khoa, nguyên nhân cốt lõi là do thói quen sinh hoạt không tốt.

Khám tổng thể, thanh niên sốc vì mắc nhiều bệnh lão khoa
Anh Vương, 33 tuổi, ở Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), vài ngày trước đi khám sức khỏe và phát hiện ra bản thân mắc rất nhiều bệnh lão khoa.
Nhận được kết quả, anh Vương bàng hoàng, choáng váng và cho biết, trước đây, anh luôn cảm thấy mình rất khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng cũng đạt tiêu chuẩn, không ngờ kết quả khám sức khỏe cho thấy axit uric và lipid máu tăng cao, kèm theo gan nhiễm mỡ từ trung bình đến nặng và tuyến giáp cũng có vấn đề nhỏ. Đây hầu hết là bệnh người già, không hiểu sao anh lại mắc phải.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.