Trào lưu du lịch lạ nở rộ: Không lịch trình, không điểm đến

Không chỉ "nằm yên" để đối phó với cuộc sống căng thẳng, hình thức này còn được giới trẻ Trung Quốc áp dụng cả trong những chuyến du lịch.

Vào khoảng thời điểm năm 2021, khái niệm "tang-ping" đã trở nên vô cùng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Theo đó "tang-ping" được biết đến như lối sống nơi mọi người chỉ làm vừa đủ để có được một cuộc đời bình thường thay vì chạy theo những giá trị tiêu chuẩn của xã hội như mua nhà, mua xe, kết hôn,...
Sau này, khái niệm "tang-ping" lại phát triển thêm thành "bailan", thuật ngữ được giới trẻ sử dụng để nói về lối sống mặc kệ, buông bỏ hoàn toàn những tiêu chuẩn khắc nghiệt và nằm yên một chỗ tận hưởng sự thảnh thơi.
Trao luu du lich la no ro: Khong lich trinh, khong diem den
 Để "chạy trốn" khỏi cuộc sống khắc nghiệt, nhiều người chọn nằm yên, mặc kệ tất cả.
"Nằm yên" trong kỳ nghỉ
Thời điểm hiện tại, khi thế giới đã bắt đầu bắt kịp lại với tốc độ trước khi đại dịch ập đến, sự phát triển của trào lưu "nằm yên" trên toàn Trung Quốc không còn dừng lại trong lĩnh vực công việc mà còn ảnh hưởng đến xu hướng du lịch, giải trí thư giãn. Theo đó, tại Trung Quốc, nhiều người trẻ cho biết khi đi du lịch, họ sẽ không có hành trình hay điểm đến cố định. Tất cả những gì họ làm là "ngả lưng" ở bất cứ nơi nào họ đến để đạt được sự thư giãn hoàn toàn.
Theo Báo cáo xu hướng du lịch trong kỳ nghỉ Lễ Lao động năm 2023 do nền tảng du lịch trực tuyến Trung Quốc Qunar và nền tảng truyền thông xã hội Xiaohongshu sản xuất, cụm từ "nằm yên trong kỳ nghỉ" đã trở thành một trong 10 xu hướng du lịch hàng đầu của năm 2023. Chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng tìm kiếm trực tuyến cho thuật ngữ này đã tăng gấp 6 lần.
Cảm thấy hạnh phúc và được chữa lành
Chia sẻ về hình thức du lịch này, Tudou (24 tuổi) cho biết cô đã trải nghiệm "du lịch nằm yên" một cách miễn phí bằng cách nằm dài trong một công viên Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông.
Tudou cho biết, bằng cách nằm trên mặt đất trong công viên, cô ấy có thể "cảm nhận thiên nhiên một cách toàn tâm toàn ý" và để tự nhiên "thanh lọc tâm hồn" của mình. Chia sẻ với The Paper, cô gái này nhận định phong cách du lịch này truyền cảm hứng cho cô rất nhiều vì nó giúp cô hiểu rằng cô "không cần phải tiêu tiền để được hạnh phúc".
Không chỉ du lịch không có điểm đến, không có lịch trình, xu hướng du lịch nằm yên còn mở rộng hơn khi có những người trẻ thậm chí còn có hình thức đi đến những thành phố, thị trấn khác nhau nhưng chỉ nằm trong khách sạn.
Một khách du lịch trẻ tuổi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, được biết đến với cái tên @Luocigaoqianxiaoni trên mạng xã hội, đã bất ngờ trở nên nổi tiếng khi cô ghi lại quá trình du lịch sau khi nghỉ việc của mình. Theo đó, sau khi rời bỏ văn phòng, cô gái này đã đi đến nhiều thành phố khác nhau tại Trung Quốc chỉ để nghỉ ngơi, tận hưởng việc được phục vụ trong các khách sạn 5 sao thay vì đi khám phá, check-in hay lên kế hoạch về một lịch trình dày đặc.
Bên cạnh việc tận hưởng dịch vụ chất lượng hàng đầu do các khách sạn cung cấp, khách du lịch này còn cho biết, hình thức du lịch này khiến cô cảm thấy như được "chữa lành" và nghỉ ngơi thực sự. "Điều quan trọng nhất khi đi du lịch là khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc và được chữa lành".

Giới trẻ Trung Quốc 'lạnh nhạt' với hàng mới

Khó khăn tài chính và nhận thức rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường khiến giới trẻ Trung Quốc có xu hướng lạnh nhạt với đồ mới, ưu ái mua đồ secondhand.

Cô Kang Yu (24 tuổi), một nghiên cứu sinh ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc chuyển sang mua các món đồ đã qua sử dụng (secondhand) từ 4 năm nay để duy trì khả năng độc lập tài chính, giữa lúc nền kinh tế rơi vào khó khăn và bất ổn. 

Những món đồ cũ mà cô Kang đã mua chủ yếu là thiết bị cỡ lớn như đồ dân dụng và nội thất. “Những đồ dùng mới cỡ lớn sẽ rất đắt đỏ, nhưng mua đồ cũ sẽ có giá rẻ hơn và có lợi cho cả người bán lẫn người mua. Việc bỏ đi những đồ dùng cỡ lớn cũng rất rắc rối, nên ai đó mua lại và mang đi là điều rất tốt”, cô Kang chia sẻ. 

Giới trẻ Trung Quốc sốt với trào lưu “check in”, giả vờ du lịch Mỹ

Không đi được du lịch nước ngoài, giới trẻ Trung Quốc "thi nhau" theo trend chụp hình hình phong cách trang trại đồng quê ở Mỹ, hay chụp ảnh trước cửa siêu thị để giả vờ đang du lịch Mỹ.

Giới trẻ Trung Quốc sốt với trào lưu “check in”, giả vờ du lịch Mỹ

Tin mới