Tôm, cua nướng “tiếp tay” cho sán lá phổi tấn công người. Ảnh minh họa: Internet. |
Đã phát hiện ít nhất 5 loài ấu trùng sán lá phổi trong cua suối gồm: P. heterotremus,P. vietnamensis sp. nov., P. proliferus, P. westermani and P. bangkokensis. Chưa tìm thấy ấu trùng sán lá phổi trong cua đồng và tôm thậm chí trong vùng dịch tễ bệnh sán lá phổi, kể cả nơi có cả cua đồng và cua đá cùng chung sống.
Sán lá phổi chủ yếu ký sinh trong tôm, cua, ốc, hàu,…chúng đi vào cơ thể người và gây bệnh thông qua đường ăn. Thông thường là món nướng tái, chưa chín kỹ hay món gỏi sống. Vì khi ở nhiệt độ cao, thức ăn được nấu chín thì sán lá phổi sẽ bị chết.
Phòng bệnh bằng cách ăn cua, ốc nướng đúng cách
Để phòng bệnh, cần ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn đồ sống. Nếu ăn ốc, cua nướng thì chỉ ngoài vỏ mới chín, bên trong chưa chín hẳn, các loại sán vẫn còn sống thì nguy cơ nhiễm sán còn cao hơn. Với người có nguy cơ nhiễm sán (sống trong vùng đã có người mắc, ăn đồ sống, lại có biểu hiện như sốt, đau đầu, lơ mơ, …) thì nên đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Hình ảnh sán lá phổi. |
Vì cua, ốc chết, ươn rất nhanh bị nhiễm khuẩn, do đó khi ăn ở hàng quán vỉa hè nên tìm cách kiểm tra trước khi nướng và giám sát chế biến đúng cách, đảm bảo chế biến vệ sinh, nướng chín… để giảm nguy cơ bị ngộ độc.
Tuyệt đối không dùng vỉ nhôm vì khi nướng sẽ tạo ra chất độc hại. Nên nướng ở nhiệt độ thấp, hoặc vừa phải để hạn chế khói. Thường xuyên quay vỉ để món nướng chín đều.
Hạn chế quét dầu, mỡ vì khi chảy xuống lửa sẽ sinh ra chất độc và bám vào thực phẩm. Khi ăn cần bỏ hết những phần bị cháy sém vì dễ có chất độc.
Khi nướng trên than hoa nên để than cháy hết (không còn khói) mới cho tôm cua ốc lên nướng. Có thể dùng lá chuối, giấy thiếc bọc rồi nướng để tránh bị sém, khét. Một số loài thủy hải sản vào những mùa nhất định trong năm có nguy cơ nhiễm độc cao (cá nóc, sao biển, sứa…), do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của chúng để tránh bị ngộ độc khi ăn.
Để an toàn khi ăn tôm, cua, ốc nướng là nên luộc, hoặc hấp trước khi nướng.