Tranh nhau đặt cọc bưởi đỏ "tiến Vua" chuẩn bị Tết Nguyên đán

Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tuy nhiên thương lái ở khắp nơi đã ồ ạt về Thanh Hóa đặt cọc bưởi đỏ tiến Vua.

Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm giáp Tết (khoảng 15/12 Âm lịch), thương lái khắp nơi lại đổ về làng Luận Văn để mua bưởi đỏ tiến Vua. Năm nay bưởi không được mùa, nên ngay từ bây giờ, thương lái đã tranh nhau đặt cọc.

Ông Nguyễn Văn Tư, người đã hơn 10 năm trồng bưởi đỏ tiến Vua, cho biết, vườn bưởi nhà ông có gần hơn 250 gốc. Bằng giờ mọi năm, chưa có người đến đặt cọc. Nhưng năm nay thì khác. Do bưởi mất mùa, thương lái đến đặt cọc sớm.

“Vườn bưởi nhà tôi năm nay được khoảng 7.000 quả. Mấy hôm nay, thương lái về xem rồi đặt tiền cả vườn, nhưng tôi không đồng ý”, ông Tư nói.

Tranh nhau dat coc buoi do

Ông Tư cho biết, có nhiều người đặt cọc vườn bưởi nhà mình nhưng ông chưa bán

Tranh nhau dat coc buoi do

 Bưởi được bọc trong túi để tránh côn trùng, ong 

Tranh nhau dat coc buoi do

Vườn bưởi đỏ nhà ông Tư xum xuê quả

Theo ông Tư, bưởi mất mùa nhưng bù lại quả đẹp hơn, giá cao hơn so với mọi năm. Như năm ngoái, bưởi bán xô (bán cả vườn) thường có giá  70.000-80.000 đồng/quả. Năm nay, thương lái đã trả lên 100.000-120.000 đồng/quả nhưng ông vẫn chưa bán.

Theo kinh nghiệm của người trồng bưởi nơi đây, thời điểm này thương lái đặt cọc là quá sớm, dẫn đến mất giá. Thông thường, giá bưởi sẽ cao hơn vào chính vụ, khoảng từ 15/12 Âm lịch trở đi. Lúc này, thương lái mới cắt ồ ạt để nhập đi các nơi.

“Vào những ngày giáp Tết, khách đến mua lẻ về làm quà biếu nhiều, nên việc lựa chọn những quả to đẹp để lại rất có giá. Có cặp quả đẹp, giá lên tới 400.000 đến 500.000 đồng. Vườn bưởi nhà tôi năm nay ước tính thu về khoảng 450 đến 500 triệu đồng”, ông Tư chia sẻ.

Chị Kim Thị Nguyệt (một thương lái ở thôn Luận Văn) cho biết, chị bán bưởi gần 20 năm nay. Cứ vào khoảng 15 tháng Chạp hàng năm chị mới gom hàng để nhập đi các tỉnh như: Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nội,...

Tranh nhau dat coc buoi do

Bưởi được bọc túi bóng rất cẩn thận, chờ đến chính vụ thu hoạch

Tranh nhau dat coc buoi do

Chị Nguyệt, một thương lái cũng đang đi thăm vườn để đặt cọc vì sợ "cháy" hàng

“Tôi làm nghề này đã lâu và được bà con rất tin tưởng để gửi gắm hàng hóa. Thông thường hàng năm tôi tiêu thụ cả vạn quả bưởi. Năm nay, thương lái ở khắp nơi đổ về đặt hàng rất sớm, nên mình cũng phải đặt theo”, chị Nguyệt cho hay.

Theo chị Nguyệt, bưởi đỏ tiến Vua ở làng Luận Văn có từ lâu đời, tuy nhiên để khôi phục lại thương hiệu thì mới khoảng vài năm trở lại đây. Trước đó, bưởi đỏ chỉ được trồng lác đác trong vườn nhà dân, giá thành cũng thấp. Từ khi xây dựng thương hiệu, mang lại giá trị cao, người dân cũng chuyển sang trồng theo mô hình vườn, trang trại, diện tích giờ lên đến cả vài chục hecta.

“Bưởi tiến Vua có những đặc tính riêng so với các loại bưởi khác. Khi nhỏ, bưởi cũng có màu xanh, nhưng đến khoảng tháng 7 và tháng 8 Âm lịch, bưởi sẽ chuyển sang màu vàng. Vào khoảng tháng 10-11, bưởi tiếp tục có sự thay đổi về màu sắc. Lúc này, toàn quả bưởi từ ngoài vào trong tép đều chuyển sang màu đỏ gấc và có mùi thơm đặc trưng”, chị Nguyệt chia sẻ.

Ông Phạm Đình Lực, Chủ tịch UBND xã Thọ Xương, thông tin, do giá trị kinh tế từ cây bưởi mang lại rất cao nên chính quyền địa phương đang đặt mục tiêu sẽ tăng diện tích canh tác từ 35 ha (năm 2021) lên 60 ha vào năm 2025.

Giá cả tăng sốc, dân đã cạn hết tiền mua sắm

"Có thể thấy rằng những con số thống kê được công bố mới chỉ phản ánh được 60-70% sự thực về giá đang diễn ra trên thị trường", nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội đánh giá.

Chỉ số giá tăng thấp nhất nhiều năm

Gà ế, chủ trại phải bán giá rẻ như cho chỉ 11.000 đồng/kg

Giá gà công nghiệp bán tại các trại ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu rớt thê thảm chỉ còn 11.000 đồng/kg, người nuôi thua lỗ nặng.

Ông Lê văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho biết, giá gà tiếp tục rớt xuống còn 11.000 đồng/kg bán tại trại. Với giá thành hiện nay khoảng 28.000 - 29.000 đồng thì người nuôi gà đang lỗ nặng 17.000 – 18.000 đồng/kg.

Theo ông Quyết, lượng gà đến lúc xuất bán thì bị ùn ứ 10 ngày này sau khi các tỉnh lập các chốt kiểm tra dịch COVID-19 khiến việc vận chuyển gà tiêu thụ ở TP.HCM thêm khó khăn. Hiện nhiều trại gà đang chấp nhận bán gà rẻ như cho, dù thua lỗ nặng chỉ mong bán hết gà đủ trọng lượng xuất bán. Vì họ nuôi thêm ngày nào sẽ tốn thêm tiền thức ăn, chỉ có nước phá sản.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.