Tranh cãi nội dung bài thơ “Thương ông” trong SGK lớp 2

Mới đây trên Facebook, nhiều phụ huynh phàn nàn, thậm chí bức xúc khi nội dung bài thơ “Thương ông” trích thơ của Tú Mỡ lại được “cắt ghép” “khác thường”.

Cụ thể, việc trích, cắt xén nội dung bài thơ ở trang 83 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1 hiện hành không hề theo một quy luật, ngoài việc khiến vần điệu bài thơ gốc mất đi, khó nhớ, nhiều người còn cho rằng làm giảm sự biểu hiện tình cảm ông cháu qua bài thơ. Mặc dù có được bổ sung thêm phần nội dung so với trước đây.
Dưới đây là nội dung bài thơ trong sách tiếng việt lớp 2 tập 1 hiện hành:
 
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần:
-Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên.
Ông bước lên thềm:
-Hoan hô thằng bé!
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.
Với bài thơ "Thương Ông" được học từ cấp 1, đối với nhiều phụ huynh thì đây gần như là một bài thơ mà họ thuộc nằm lòng.
Nhiều người bày tỏ băn khoăn không hiểu vì sao những người biên soạn sách giáo khoa lại phải sửa nội dung, trong khi bài cũ đọc suôn vần, dễ thuộc hơn lại tình cảm hơn.
Một giáo viên chia sẻ: "Mình làm gia sư. Đến bài này, đọc thuộc mà không cần nhìn sách. Học sinh bảo cô đọc sai. Mở sách mới tá hoả là bài thơ bị xáo trộn mà mình chưa cập nhật"
Một thành viên mạng xã hội Facebook chia sẻ: “Đọc mà thấy tức. Xào nát cả bài thơ hay. Đọc thấy nó dở ẹc”
Người khác cho hay: “Nội dung bài thơ này ở SGK cũ từng được học. Tuy cũng được trích nhưng rất hay, rất vần nên tôi có thể nhớ lâu”
Nội dung của bài thơ trong SGK trước đây giúp người đọc cảm thấy suôn hơn trong vần nhịp:
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân khó quá
Thấy ông nhăn nhó (phần in đậm này đã bị lược bỏ trong nội dung SGK mới)
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu (câu này cũng bị bỏ đi rất khó hiểu)
Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên
Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu (đoạn này cũng đã bị cắt gọt ở SGK hiện hành)
Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.

Tranh cãi bài văn tưởng tượng trường đổ sập 10 năm sau

(Kiến Thức) - Một bài văn với đề bài tưởng tượng khung cảnh trường mình 10 năm sau đã gây sốt mạng bởi có nội dung "tất cả đổ sập vì sóng thần".

Mới đây, cư dân mạng truyền tay nhau một bài văn ngắn với đề bài "Hãy tưởng tượng cảnh tượng trường em 10 năm sau". Bài văn tưởng tượng có nội dung quá "thật" và trí tưởng tượng quá phong phú, lời lẽ ngây ngô, hài hước khiến cư dân mạng thích thú và chia sẻ.
Bài văn tưởng tượng trường sau 10 năm "tất cả đổ sập vì sóng thần" gây xôn xao.
 Bài văn tưởng tượng trường sau 10 năm "tất cả đổ sập vì sóng thần" gây xôn xao. 
Nguyên văn nội dung bài văn gây sốc: 
"- A lô! Mày hả
- Ừ, tao nè, có gì không?
- Lâu quá chưa về thăm trường rồi có đi với tao không?
- Ok kiki!
Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. "Ôi" một tiếng "ôi" của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau 10 năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!
Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi. Không có gì để tả
HẾT".
Bài văn 0 điểm với lời phê "lạc đề" sau khi được đăng tải trên một số trang mạng đã gây ra những tranh cãi xung quanh nó. Có ý kiến cho rằng, đề bài là tưởng tượng vậy thì giáo viên nên tôn trọng trí tưởng tượng của học sinh, học sinh tưởng tưởng như thế nào là quyền của mỗi người, không thể ép học sinh có những tưởng tượng giống nhau theo quy chuẩn được. Bài văn nên được chấm với tư tưởng thoáng và tôn trọng học sinh hơn. 
Nickname Quốc Phú Trần bình luận: "Bài viết rất thông minh , nếu mình dạy văn còn có thể đưa ra làm mẫu. Đây là cậu học sinh rất thông minh có óc tưởng phong phú, vì với sự tàn phá của con người với trái đất như hiện nay, thì sự biến đổi của khí hậu trong tương lai 10 năm sau hoàn toàn có thể xảy ra. Tôi hoàn toàn hiểu ý tưởng của cô giáo muốn các em học sinh đi theo lối mòn muôn thưở: tức là trường mình sau 10 năm phải đổi mới, to, đep... Đó là lối mòn văn chương cũ kỹ đã áp đặt cho nhiều thế hệ học trò". 
Đồng tình với ý kiến của nickname Quốc Phú Trần, người dùng Facebook Nước Mắt Của Quỷ nhận xét: "Nói thật, đề bài là tưởng tượng, học sinh nói ra tưởng tượng của mình thì có gì sai? Hay phải bắt tưởng tượng đó thật đẹp thật tốt cho trường thì giáo viên mới cho là hay là giỏi. Từ ngữ có thể không hay, không tốt, nhưng lạc đề chỗ nào?".
Những bình luận bênh vực và ủng hộ bài văn.
Những bình luận bênh vực và ủng hộ bài văn. 
Tuy nhiên, bên cạnh đó là những bình luận cho rằng bài văn này xứng đáng với điểm 0 vì không hiểu đề bài, nguyên tắc làm văn tưởng tượng và tả cảnh cũng không nắm được. Cộng với ý thức đạo đức quá tệ, có ý kiến còn cho rằng học sinh này phải bị kỷ luật để làm gương cho những học sinh khác.
Nickname Nam Mít bức xúc: "Không điểm là đúng rồi... ngay những nguyên tắc cơ bản cũng nắm không rõ... chưa nói đến cái nội dung đọc là muốn đập cho mấy phát rồi!", hay như bạn Nhung Hồng lê thẳng thắn: "Nó không sai về nội dung nhưng bố cục với nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, biểu cảm...) thì chấm không được điểm nào. Cái bị đánh 0 điểm ở đây là ý thức và đạo đức! Cô chấm và phạt rất đúng".
Những bình luận cho rằng bài văn xứng đáng nhận điểm 0 do ý thức đạo đức quá kém.
Những bình luận cho rằng bài văn xứng đáng nhận điểm 0 do ý thức đạo đức quá kém. 
Một số khác lại chỉ ra đây là bài văn giả, tự biên tự diễn, tự viết, tự chấm, tự chụp ảnh, tự đăng tải nhằm câu view. Bạn Minara Nguyễn nhận xét: "Nét chữ của giáo viên không thể nào non nớt như trẻ con thế kia. Đối chiếu chữ xanh và chữ đỏ thì sẽ thấy chỉ là 1 nét. Tự biên tự diễn. Rảnh!".
Những nhận xét chỉ ra bài văn tưởng tượng gây sốc này thật ra là đồ giả.
Những nhận xét chỉ ra bài văn tưởng tượng gây sốc này thật ra là đồ giả. 
"Cái này là giả, chữ bài làm với lời phê y chang nhau", bình luận của nickname Aj Phan. Những bình luận này nhận được nhiều ý kiến đồng tình của cư dân mạng. 

Bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục

“Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn...".

Đó là lời chia sẻ của thầy Phạm Vũ – Giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) về bài văn của học sinh Vũ Phương Thảo (lớp 10A1, THPT Định Hóa). Bài văn viết về người thầy Nguyễn Văn Tâm nay đã nghỉ hưu, trước là giáo viên dạy Toán trường THCS Chợ Chu, đã được thầy Phạm Vũ chấm 10 điểm. 
Lời nhận xét của thầy như sau: "Tư duy mạch lạc giúp bài văn có cấu tứ. Cảm xúc đẹp, mãnh liệt, chân thành. Dũng cảm, sáng tạo, phá cách trong việc tách câu và tạo từ, xây dựng giọng điệu. Rất có ý thức khi dùng thủ pháp để diễn đạt. Chú ý: Đôi khi hơi cầu kỳ, lên gân”. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới