Ảnh minh hoạ. |
Ảnh minh hoạ. |
Mời quý độc giả xem thêm video: Tập thể thao không đúng cách dễ gây thoái hóa xương khớp. Nguồn video: Vinmec
Ảnh minh hoạ. |
Ảnh minh hoạ. |
Mời quý độc giả xem thêm video: Tập thể thao không đúng cách dễ gây thoái hóa xương khớp. Nguồn video: Vinmec
Tủy xương nướng thường được sử dụng là từ bò hoặc trâu, nó chứa rất nhiều chất béo, protein, canxi nên khi ăn cùng với một số nguyên liệu kèm, tủy xương trở nên rất ngon, rất ít người có thể cưỡng lại được hương vị này. |
Thông thường người ta sẽ dùng xương để hầm lấy nước dùng thay vì chế biến thành một món riêng.
|
Tuy nhiên, tủy xương bò nướng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao, hương vị cực kỳ ngon nên ngày càng có nhiều người chuyển qua ăn dạng nướng.
|
Cách đơn giản nhất để làm món ăn này là chặt đôi xương bò, trâu, cho một ít topping lên trên và nướng chúng trên lửa than. Sau khi chín, chỉ cần dùng muỗng múc phần tủy sền sệt bên trong ăn cùng với bánh mì.
|
Để không lãng phí nhiều người còn đổ rượu vào, trộn rồi uống, một số khác thích thú với việc hút mỡ trong tủy bằng ống hút để không bỏ sót bất cứ giọt nào.
|
Tủy xương sau khi nướng có mùi thơm đặc biệt, không cần phải cho quá nhiều gia vị, chỉ cần rắc một ít muối tiêu lên trên, có thể thêm một chút ớt xanh đỏ vào, đơn giản nhưng nhìn cực kỳ hấp dẫn.
|
Bởi vì phần tủy chứa nhiều mỡ béo nên khi nướng xong, mỡ chảy ra nên mọi người thích kê nguyên miếng tủy xương vào miệng và hút sạch phần mỡ béo này.
|
Tủy xương bò không quá béo ngậy, hương vị khá ngon, cảm giác húp nước mỡ nóng thơm phức khiến nhiều người cực kỳ phấn khích, thậm chí họ xem đây là món ăn gây nghiện.
|
Ở Trung Quốc, tùy vào từng vùng mà có những cách ăn tủy xương khác nhau, đôi khi họ có thể cho thêm một chút bơ để tạo mùi thơm kích thích.
|
Ăn tủy xương gần giống như ăn thịt mỡ nhưng nó không béo như thịt mỡ. Một số tủy xương cũng có chứa gân bò, nhai dai, có mùi thơm dịu của sữa.
|
Ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Philippines hay Anh, ngay cả các nhà hàng sang trọng cũng đưa món này vào thực đơn. Ảnh: Internet. |
Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Người già xương cốt yếu hơn, giòn hơn, sợ nhất là gãy xương. Mới đây, tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra sự việc hy hữu, một cụ bà 93 tuổi họ Lưu đi khám vì chứng đau mông không thể giải thích được, không ngờ qua thăm khám lại phát hiện bị gãy cổ xương hông đùi.
Phát hiện này khiến bà Lưu và gia đình bàng hoàng, rõ ràng bà Lưu không bị ngã, không va đập, không bị thương, tại sao lại có thể gãy xương. Cuối cùng, suy nghĩ mãi, bà Lưu mới chợt nhận ra, nguyên nhân khiến bà gãy xương là do... một con gián.
Theo thông tin đăng tải, bà Lưu cho biết, một buổi đêm vài ngày trước, bà thức dậy và đi vệ sinh. Nhìn thấy trên sàn nhà tắm có con gián, bà vội vã nhấc chân lên dẫm chết. Vì không dùng nhiều sức, bà Lưu không để ý gì. Mãi đến lúc mông đột nhiên đau ê ẩm, bà cũng chưa từng nghĩ rằng chỉ vì một cái dậm chân hơi mạnh chút mà lại bị gãy xương.
Người già dễ bị gãy xương không rõ nguyên nhân. - Ảnh minh họa. |
"Tôi chỉ đạp con gián một cái, căn bản không dùng đến sức, không thể tin được chỉ vì vậy mà lại gãy xương", bà Lưu nói.
Về vấn đề này, bác sĩ cho biết không hiếm trường hợp gãy xương "không thể giải thích được" như vậy xảy ra ở những người cao tuổi tầm 80, 90.
Những trường hợp gãy xương như vậy là do loãng xương ở người già, bởi xương ở người cao tuổi có đặc tính giòn, kém chất lượng, chỉ cần sơ ý là cũng bị tổn thương.
Bác sĩ cũng giải thích rằng, trong suốt cuộc đời, khối lượng xương của một người có xu hướng hình parabol, khi sinh ra khối lượng xương sẽ ít, theo tuổi tác, khối lượng xương tăng lên và đạt giá trị xương đạt cao nhất trong độ tuổi từ 30 đến 35, sau đó sẽ giảm 0,5% mỗi năm. Hậu quả trực tiếp nhất của loãng xương là tỷ lệ gãy xương tăng lên đáng kể, nhất là đối với người cao tuổi, một khi bị gãy xương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Hông là bộ phận kết nối thân và chi dưới, liên quan nhiều chất lượng cuộc sống trong quãng đời còn lại. Ngoài ra, xương cũng ngày càng già đi, yếu đi. Cùng một lực tác động tương tự, người trẻ có thể không bị sao, còn người già có thể bị gãy xương. Vì vậy, chỉ cần người già bị bong gân hoặc ngã, họ dễ bị gãy xương hông, ngay cả khi không có chấn thương rõ ràng.
Để phòng tránh gãy xương hông, trước hết người cao tuổi phải tích cực thực hiện các hoạt động phù hợp như đi bộ hàng ngày.
Thứ hai, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày phải luôn cảnh giác để tránh bị chấn thương, dù nằm xuống hay đứng dậy cũng phải từ từ.
Chú ý đến việc chống trượt, điều quan trọng nhất là tích cực phòng ngừa loãng xương, ngoài việc tập thể dục thể thao nên tích cực bổ sung canxi.