Trận thủy chiến lớn nhất Việt Nam, được ví như Xích Bích ở TQ

Nếu thời Tam Quốc ở Trung Quốc có trận Xích Bích vang danh thiên hạ thì tại Việt Nam cũng có một trận thủy chiến kinh điển, được đánh giá không hề thua kém.

Nói đến thủy chiến ở Việt Nam, hẳn nhiều người sẽ nghĩ về trận đấu ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền hay trận Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt. Nhưng còn một trận khác tầm vóc, sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Nó được so sánh là không hề thua kém với trận Xích Bích thời Tam Quốc. Đó lại đại thủy chiến ở đầm Thị Nại giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn năm 1801.

Tran thuy chien lon nhat Viet Nam, duoc vi nhu Xich Bich o TQ

Ảnh minh họa

Sử cũ chép lại, năm 1800, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đang thế giằng co. Bấy giờ Quy Nhơn là địa điểm vô cùng quan trọng, được chúa Nguyễn kiểm soát và đang bị quân Tây Sơn uy hiếp. Giữa tình cảnh đó, nhà Nguyễn còn phải đối diện với tình cảnh khó khăn trong thành bởi quân tiếp viện không thể vào thành bằng đường thủy. Bởi quân Tây Sơn khi đó đã cử một đội thủy quân cực mạnh bảo vệ cửa biển Thị Nại.

Nói thêm một chút về đầm Thị Nại. Đây là đầm nước mặn ở tỉnh Bình Định ngày nay. Nơi đây rộng khoảng 5.000 ha, dài hơn 10km, rộng khoảng 4km. Nước trong đầm thông với biển qua cửa Giã (còn gọi là cửa Thị Nại).

Tran thuy chien lon nhat Viet Nam, duoc vi nhu Xich Bich o TQ-Hinh-2

Chúa Nguyễn Ánh bấy giờ quyết tâm phá vòng vây của quân Tây Sơn và xác định đầm Thị Nại là chìa khóa quyết định. Ông huy động khoảng 1.000 chiến hạm lớn nhỏ đến đây. Trong khi đó, lực lượng thủy quân của quân Tây Sơn ở nơi này cũngkhông hề đơn giản với gần 2.000 chiến thuyền lớn nhỏ, thêm cả lực lượng phòng thủ, đại pháo ở Gành Ráng, Phương Mai (cửa ngõ vào Thị Nại).

Mới đầu hai bên giao tranh, quân Tây Sơn dễ dàng nghiền nát quân Nguyễn Ánh. Cuối cùng, chúa Nguyễn thu quân, nhận định lại thế trận. Biết đang mùa gió, họ quyết định dùng hỏa công. Đêm rằm tháng Giêng năm 1801, quân Nguyễn bí mật đánh úp, kết hợp với lực lượng được cử đi cải trang trong lòng quân Tây Sơn trước đó, khiến quân Tây Sơn trở tay không kịp.

Tran thuy chien lon nhat Viet Nam, duoc vi nhu Xich Bich o TQ-Hinh-3

Sử sách mô tả lại, đêm hôm đó đầm Thị Nại là một bức tranh khủng khiếp với khói lửa ngút trời. Quân Nguyễn đã giành chiến thắng trước quân Tây Sơn, tiêu diệt toàn bộ hạm đội ở Thị Nại – xương sống của hải quân Tây Sơn.

Trận thủy chiến Thị Nại còn được nhận xét không khác gì trận Xích Bích cuối thời Đông Hán bên Trung Quốc. Đầu tiên, về tính chất hai trận này đều diễn ra khi đất nước đang xảy ra nội chiến. Thứ hai, hai trận đêu diễn ra trên sông nước với quy mô lớn, quy tụ gần hết lực lượng thủy quân hai bên.

Tran thuy chien lon nhat Viet Nam, duoc vi nhu Xich Bich o TQ-Hinh-4

Thứ ba, điểm trùng hợp kỳ lạ, sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ khôi phục được sức mạnh thủy binh. Trong khi đó, sau trận Thị Nại, quân Tây Sơn cũng gần như sụp đổ hoàn toàn. Nhà Nguyễn từ ấy nắm giữ quyền kiểm soát vùng biển, tàu thuyền tự do đi lại mà không chịu sự đe dọa của quân Tây Sơn. Sau này Nguyễn Ánh cũng liên tiếp giành chiến thắng, nắm luôn quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.

Thứ tư, cả trận Xích Bích lẫn trận đầm Thị Nại đều sử dụng chiến thuật hỏa công, dựa vào hướng gió để xoay chuyển tình thế.

Rùng rợn trò chơi thủy chiến tàn bạo nhất thời La Mã cổ đại

Naumachia là một trong những môn thể thao ưa thích nhất của dân chúng cũng như giới quý tộc La Mã bấy giờ.

Rung ron tro choi thuy chien tan bao nhat thoi La Ma co dai
Naumachia không chỉ nổi tiếng với quy mô đông đảo mà còn với sự khắc nghiệt và đẫm máu của nó.  

“Hổ tướng Tây Sơn” Nguyễn Văn Lộc: Đánh cho Tôn Sĩ Nghị còn 50 quân

Cánh quân của Đô đốc Nguyễn Văn Lộc đến trễ hơn dự tính vài ngày nhưng cánh quân của ông cũng đã kịp tiếp sức đánh một trận lớn ở Phượng Nhãn. Kết quả Tôn Sĩ Nghị chạy thẳng về Quảng Tây dưới trướng còn chừng 50 quân lính.

Danh tướng Nguyễn Văn Lộc còn có tên gọi khác là Đô đốc Nguyễn Văn Lộc, là một trong Tây Sơn thất hổ tướng (7 tướng tài của nhà Tây Sơn). Ông là người làng Kỳ Sơn, huyện Tuy Viễn, nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Hiện nay các sử gia vẫn chưa biết năm sinh và năm mất của ông.

Danh tướng Nguyễn Văn Lộc sinh ra trong một gia đình nghèo phải đi chăn trâu cho nhà giàu. Nhân cơ duyên đi ngang qua làng, một lữ khách thấy cậu bé có tư chất thông minh và phong thái khác kẻ bình thường nên truyền dạy võ nghệ. Có thể nói từ nhỏ ông đã là bậc võ nghệ cao cường. Khi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ dấy binh, ông tham gia cuộc khởi nghĩa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới