Trận thủy chiến kinh điển trong sử Việt, vang danh mãi ngàn năm

Đây là trận thủy chiến kinh điển, vang danh mãi ngàn năm lịch sử Việt Nam, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc, gây chấn động cả thế giới hơn cả trận chiến Bạch Đằng Giang.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết, năm 546, mùa xuân, quân Bá Tiên (tướng nhà Lương) đánh lấy được thành Gia Ninh (ở khoảng Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Đến mùa thu, vua Lý Nam Đế đem 2 vạn quân từ trong đất Lão ra đóng ở hồ Điển Triệt (thuộc xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).

Tiếp đó, Bá Tiên đem quân theo dòng nước tiến vào, quân Lương đánh trống reo hò mà tiến. Do vua Lý Nam Đế không phòng bị nên tan vỡ, lui giữ ở trong động Khuất Lão (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay).

Sau đó, vua ủy cho đại tướng là Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên. Ít lâu sau, ông nhanh chóng xây dựng Đầm Dạ Trạch thuộc bãi Màn Trù, Khoái Châu, Hưng Yên thành căn cứ quân sự hiểm yếu.

Tran thuy chien kinh dien trong su Viet, vang danh mai ngan nam

Ảnh minh họa

Tran thuy chien kinh dien trong su Viet, vang danh mai ngan nam-Hinh-2

Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) chỉ huy quân ở Đầm Dạ Trạch

Đầm Dạ Trạch cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có thớ đất cao có thể ở được. Tuy nhiên, chung quanh đầm lại có bùn lầy nên người, ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ, chống bằng sào, đi lướt trên cỏ nước mới có thể đến được. Nếu không quen đường thì khó có thể vào, sa xuống nước dễ bị rắn cắn chết.

Năm 548, Lý Nam Đế qua đời, quân sĩ suy tôn Triệu Quang Phục làm Dạ Trạch Vương. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy quân dân bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Lương.

Tran thuy chien kinh dien trong su Viet, vang danh mai ngan nam-Hinh-3

Tranh vẽ Triệu Việt Vương

Triệu Việt Vương đã phân tích âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, so sánh tương quan lực lượng và đã thay đổi cách đánh, áp dụng “kế trì cửu chiến”, không áp dụng cố thủ, phòng ngự bị động như giai đoạn trước đó.

Đây có thể coi là sự vận dụng sáng tạo lối đánh du kích tài giỏi và áp dụng phương thức tác chiến của dân tộc nhỏ đánh với quân giặc đông và mạnh. Từng bước chuyển hóa lực lượng và thế trận ngày càng có lợi cho ta, kết hợp với chớp thời cơ thực hiện phản công chiến lược, giành thắng lợi quyết định.

Với “kế trì cửu chiến”, quân ta càng đánh càng mạnh, quân Lương lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Giữa lúc đó ở Trung Quốc xảy ra một biến cố nội bộ, buộc tướng Bá Tiên phải về nước, trao lại binh quyền cho phó tướng là Dương Sàn (Dương Phiêu).

Lợi dụng thời cơ đó, năm 550, Triệu Việt Vương mở cuộc phản công chiến lược, nhất loạt tiến công các đồn trại quân Lương, đánh chiếm thành Long Biên. Kết quả ông giết được viên tướng chỉ huy Dương Sàn, quân Lương tháo chạy về nước, đất nước ta giành được quyền độc lập, tự chủ đến năm 602.

Có thể khẳng định rằng, Triệu Việt Vương đã có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước hồi thế kỷ thứ 6. Đặc biệt, ông đã đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự những bài học cho đời sau về cách đánh du kích tài giỏi.

Giữa lúc nguy nan, Triệu Việt Vương đã nhận sự ủy thác của Lý Nam Đế tiếp tục kháng chiến, rút ra được nguyên nhân của sự thất bại, đề ra chiến lược đánh lâu dài, sáng tạo ra cách đánh mới. Cách đánh du kích, ngày ẩn, đêm hiện trên địa bàn lợi hại, phát huy được sở trường đánh trên sông nước, lấy nhỏ thắng lớn, làm địch dần suy yếu, chán nản, bị động.

Từ đó, nghĩa quân đã bảo toàn được lực lượng, càng đánh càng mạnh, lấy đánh tiêu hao, thắng nhỏ để tiến lên thay đổi tương quan lực lượng, nắm thời cơ đánh lớn, giành thắng lợi quyết định.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã nhận định rằng: “Triệu Việt Vương lúc ấy đã chuyên chế một vùng (đầm Dạ Trạch) hơn 20 năm, cũng có thể gọi là anh hùng đấy”.

  • Tham khảo thêm 
  • Lăng mộ vua Càn Long, Từ Hi Thái Hậu còn gì sau vụ trộm?

    Sau khi bị đám mộ tặc càn quét, lăng mộ vua Càn Long chỉ còn là bãi lầy hỗn độn.

    Lăng mộ vua Càn Long, Từ Hi Thái Hậu còn gì sau vụ trộm?

    Vua chúa trong các triều đại của Trung Quốc đều mong muốn xây lăng mộ xa hoa cho riêng mình. Đồ bồi tang đều là những loại bảo vật quý hiếm. Nhưng trong thời kỳ gian khó, kho báu trong lăng mộ trở thành mục tiêu thèm muốn của nhiều người. Họ đều muốn cướp kho báu trong lăng mộ để bổ sung quân lương và mua sắm trang thiết bị củng cố sức mạnh quân sự của mình.

    Vụ trộm mộ khét tiếng

    Lương thảo quan trọng ra sao đối với quân đội Trung Quốc thời cổ đại?

    Nhiều người biết câu chuyện Tào Tháo “mượn” cái đầu quan coi lương Vương Hậu để vực dậy tinh thần binh sĩ, nhưng mấy ai hay lương thảo thời Tam Quốc gồm những gì.

    Lương thảo quan trọng ra sao đối với quân đội Trung Quốc thời cổ đại?

    Có nhiều điển tích ở Trung Quốc về tầm quan trọng của quân lương. Theo quan niệm của các tướng lĩnh Trung Quốc, người lính được ăn ngon, ngủ kỹ mới có thể mang vác hành trang nặng nề mà hành quân. Đó là ý nghĩa của câu “thực túc, binh cường”. Trung Quốc mặc dù là một quốc gia có nền ẩm thực phong phú, nhưng những món ăn đa dạng đó là “độc quyền” của các gia đình giàu có và giới quý tộc. Những người lính bình thường không có cơ hội được ăn những món cao lương mỹ vị ấy. Thức ăn trong doanh trại gói gọn trong hai từ "đơn điệu".

    Tổ tiên của người Hán ở Trung Quốc là những người bán du mục, đánh cá và săn bắn. Tuy nhiên, kể từ khi người Hán từ Thanh Hải, Cam Túc tiến vào vùng đồng bằng trung tâm, dân số dần dần tăng lên và họ bắt đầu phát triển nền nông nghiệp thời kỳ thô sơ.

    Hồ Điển Triệt - nơi Lý Nam Đế tử chiến Trần Bá Tiên ở đâu?

    Hồ Điển Triệt thuộc xã Tứ Yên ( Sông Lô, Vĩnh Phúc) là một hồ nằm bên bờ sông Lô, nơi trong lịch sử đã diễn ra trận tử chiến giữa Lý Nam Đế và danh tướng nhà Lương Trần Bá Tiên...

    Hồ Điển Triệt - nơi Lý Nam Đế tử chiến Trần Bá Tiên ở đâu?

    Tháng 6 năm 545 (tính theo âm lịch), triều đình nhà Lương quyết định huy động đại binh sang đàn áp Lý Nam Đế. Tổng chỉ huy lực lượng của nhà Lương lần này là tướng Dương Phiêu.

    Trước khi xuất quân, Dương Phiêu đã được triều đình Lương Vũ Đế phong làm Thứ Sử Giao Châu và điều này có nghĩa là nếu thắng trận, Dương Phiêu sẽ nắm quyền đứng đầu chính quyền đô hộ nước Vạn Xuân. Trong bộ chỉ huy cuộc Nam chinh này, ngoài Dương Phiêu còn có hai nhân vật cao cấp khác là Tư Mã Trần Bá Tiên và Thứ Sử Định Châu là Tiêu Bột.

    Đọc nhiều nhất

    Tin mới