Trận đấu xe tăng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam

Trận đấu xe tăng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam

Trận đấu tăng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra tại Cửa Việt thậm chí còn được báo chí quốc tế so sánh với trận "vòng cung Kurk" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Cửa Việt là trận phản kích của Quân giải phóng (QGP) trong  Chiến tranh Việt Nam, chống lại cuộc hành quân mang tên Tango City của quân đội Mỹ, nhằm chiếm lại căn cứ hải quân Cửa Việt (Quảng Trị), một vị trí có tầm quan trọng chiến lược, quân ta giải phóng từ tháng 4/1972.
Cửa Việt là trận phản kích của Quân giải phóng (QGP) trong Chiến tranh Việt Nam, chống lại cuộc hành quân mang tên Tango City của quân đội Mỹ, nhằm chiếm lại căn cứ hải quân Cửa Việt (Quảng Trị), một vị trí có tầm quan trọng chiến lược, quân ta giải phóng từ tháng 4/1972.
Vào thời điểm diễn ra trận đánh Cửa Việt, hai bên đã xây dựng tuyến phòng ngự vũng chắc từ 16/9/1972. Lực lượng phòng ngự trực tiếp ở tuyến này của Quân giải Phóng là các Trung đoàn 48, 64, 27 của Sư đoàn 320. Căn cứ hải quân Cửa Việt nằm ở phía Bắc tuyến này chừng 8 km.
Vào thời điểm diễn ra trận đánh Cửa Việt, hai bên đã xây dựng tuyến phòng ngự vũng chắc từ 16/9/1972. Lực lượng phòng ngự trực tiếp ở tuyến này của Quân giải Phóng là các Trung đoàn 48, 64, 27 của Sư đoàn 320. Căn cứ hải quân Cửa Việt nằm ở phía Bắc tuyến này chừng 8 km.
Để chiếm lại Cửa Việt, dưới sự cố vấn của Đại tướng Abram và Trung tướng Haig, Quân đội ngụy Sài Gòn đã lên kế hoạch, tiến hành cuộc hành quân Tango City vào những giờ cuối cùng, trước khi hiệp định Paris có hiệu lực.
Để chiếm lại Cửa Việt, dưới sự cố vấn của Đại tướng Abram và Trung tướng Haig, Quân đội ngụy Sài Gòn đã lên kế hoạch, tiến hành cuộc hành quân Tango City vào những giờ cuối cùng, trước khi hiệp định Paris có hiệu lực.
Theo kế hoạch, lực lượng đặc nhiệm Tango bao gồm tiểu đoàn 2 và 4, 4 đại đội tăng cường của các tiểu đoàn 9, 5 thủy quân lục chiến (TQLC), cùng với đó là các thiết đoàn 17, 18 và 20 đã được thành lập.
Theo kế hoạch, lực lượng đặc nhiệm Tango bao gồm tiểu đoàn 2 và 4, 4 đại đội tăng cường của các tiểu đoàn 9, 5 thủy quân lục chiến (TQLC), cùng với đó là các thiết đoàn 17, 18 và 20 đã được thành lập.
Để hỗ trợ lực lượng này còn có các lữ đoàn TQLC 147 và 258 tiến đánh trên các hướng thứ yếu, 3 tiểu đoàn pháo binh TQLC, 2 tiểu đoàn bảo an, 4 tàu đổ bộ LCU, cùng hỏa lực phi pháo và hải pháo chi viện của hạm đội 7 cùng Không quân Mỹ.
Để hỗ trợ lực lượng này còn có các lữ đoàn TQLC 147 và 258 tiến đánh trên các hướng thứ yếu, 3 tiểu đoàn pháo binh TQLC, 2 tiểu đoàn bảo an, 4 tàu đổ bộ LCU, cùng hỏa lực phi pháo và hải pháo chi viện của hạm đội 7 cùng Không quân Mỹ.
Cuộc hành quân được bảo mật ở mức "tuyệt mật", ngay cả tên cũng được đặt bằng tiếng Anh cho khác với thông lệ... Ngày 27/01/1973 bắt đầu hành quân, nhưng tới sáng 26 mới tổ chức họp triển khai nhiệm vụ tại sở chỉ huy dã ngoại của TQLC ngụy.
Cuộc hành quân được bảo mật ở mức "tuyệt mật", ngay cả tên cũng được đặt bằng tiếng Anh cho khác với thông lệ... Ngày 27/01/1973 bắt đầu hành quân, nhưng tới sáng 26 mới tổ chức họp triển khai nhiệm vụ tại sở chỉ huy dã ngoại của TQLC ngụy.
Về phía Quân giải Phóng, lực lượng phòng ngự trực tiếp tại khu vực căn cứ Cửa Việt chỉ có 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 101 và Tiểu đoàn tăng thiết giáp 66 (thiếu), của Trung đoàn 202 cùng một số bộ đội địa phương. Chỉ huy trực tiếp là Đại tá Sùng Lãm, Tư lệnh cánh Đông, Mặt trận Quảng Trị.
Về phía Quân giải Phóng, lực lượng phòng ngự trực tiếp tại khu vực căn cứ Cửa Việt chỉ có 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 101 và Tiểu đoàn tăng thiết giáp 66 (thiếu), của Trung đoàn 202 cùng một số bộ đội địa phương. Chỉ huy trực tiếp là Đại tá Sùng Lãm, Tư lệnh cánh Đông, Mặt trận Quảng Trị.
Sáng 27/01/1973, khi ở Paris các bên ngồi vào bàn chuẩn bị ký hiệp định, thì trận tiến công của địch vào tuyến phòng ngự của ta bắt đầu. Tuy nhiên, sau một ngày quần thảo, các mũi tiến công của đối phương đều phải dừng bước trước "chốt thép Long Quang" do Quân giải Phóng trấn giữ.
Sáng 27/01/1973, khi ở Paris các bên ngồi vào bàn chuẩn bị ký hiệp định, thì trận tiến công của địch vào tuyến phòng ngự của ta bắt đầu. Tuy nhiên, sau một ngày quần thảo, các mũi tiến công của đối phương đều phải dừng bước trước "chốt thép Long Quang" do Quân giải Phóng trấn giữ.
Không đạt mục tiêu, 23 giờ 30 ngày 27/01, lợi dụng đêm tối, sóng to gió lớn, lợi dụng sự mệt mỏi của bộ đội ta tại trận địa phòng ngự phía trước, lực lượng xung kích Tango đã bí mật men theo mép nước, vòng qua tuyến phòng ngự của ta tiến về phía Bắc.
Không đạt mục tiêu, 23 giờ 30 ngày 27/01, lợi dụng đêm tối, sóng to gió lớn, lợi dụng sự mệt mỏi của bộ đội ta tại trận địa phòng ngự phía trước, lực lượng xung kích Tango đã bí mật men theo mép nước, vòng qua tuyến phòng ngự của ta tiến về phía Bắc.
Khi quân địch đến phía đông làng Hà Tây, nơi có trận địa của Đại đội TTG1, Tiểu đoàn 66 thì bị phát hiện. Tin tức về địch lập tức được báo về sở chỉ huy, các lực lượng phòng ngự trong khu vực được báo động. Đại đội TTG1 và Đại đội Pháo cao xạ tự hành được lệnh xuất kích ngăn chặn đối phương.
Khi quân địch đến phía đông làng Hà Tây, nơi có trận địa của Đại đội TTG1, Tiểu đoàn 66 thì bị phát hiện. Tin tức về địch lập tức được báo về sở chỉ huy, các lực lượng phòng ngự trong khu vực được báo động. Đại đội TTG1 và Đại đội Pháo cao xạ tự hành được lệnh xuất kích ngăn chặn đối phương.
Trong bóng đêm, Đại đội TTG1 gồm 1 xe tăng lội nước K63-85 và 3 xe thiết giáp K63; cùng Đại đội Pháo cao xạ tự hành gồm 2 xe thiết giáp BTR-50 lắp pháo cao xạ 2 nòng 23 mm, do chuẩn úy Mai Xuân Chính chỉ huy, đã xuất kích 4 lần, bắn cháy nhiều xe tăng, cơ giới của đối phương.
Trong bóng đêm, Đại đội TTG1 gồm 1 xe tăng lội nước K63-85 và 3 xe thiết giáp K63; cùng Đại đội Pháo cao xạ tự hành gồm 2 xe thiết giáp BTR-50 lắp pháo cao xạ 2 nòng 23 mm, do chuẩn úy Mai Xuân Chính chỉ huy, đã xuất kích 4 lần, bắn cháy nhiều xe tăng, cơ giới của đối phương.
Với lợi thế hỏa lực yểm trợ đường không và đường biển, gần sáng ngày 28/01, một đại đội của đối phương đã vào được khu vực cảng Mỹ. Quân giải Phóng nhận lệnh phải đẩy bằng được quân địch ra khỏi cảng Mỹ, trước giờ Hiệp định Paris có hiệu lực. Thêm hai xe Pháo cao xạ tự hành được bổ sung sang bờ Nam chặn địch.
Với lợi thế hỏa lực yểm trợ đường không và đường biển, gần sáng ngày 28/01, một đại đội của đối phương đã vào được khu vực cảng Mỹ. Quân giải Phóng nhận lệnh phải đẩy bằng được quân địch ra khỏi cảng Mỹ, trước giờ Hiệp định Paris có hiệu lực. Thêm hai xe Pháo cao xạ tự hành được bổ sung sang bờ Nam chặn địch.
7 giờ 30 ngày 28/01, trận phản công cuối cùng trước giờ hiệu lực của Hiệp định Paris bắt đầu. 5 xe thiết giáp chở theo bộ binh của Trung đoàn 101, chia thành 2 mũi, một mũi từ trong cảng đánh ra, một mũi đánh vào sườn đối phương có sự phối hợp của lực lượng bộ binh phòng ngự tại chỗ.
7 giờ 30 ngày 28/01, trận phản công cuối cùng trước giờ hiệu lực của Hiệp định Paris bắt đầu. 5 xe thiết giáp chở theo bộ binh của Trung đoàn 101, chia thành 2 mũi, một mũi từ trong cảng đánh ra, một mũi đánh vào sườn đối phương có sự phối hợp của lực lượng bộ binh phòng ngự tại chỗ.
Trước sức tiến công ào ạt và dũng mãnh của Quân giải Phóng, đối phương phải tháo chạy khỏi cảng Mỹ. Xe tăng, thiết giáp cùng binh lính ngụy Sài Gòn cũng phải lùi lại thiết lập đội hình phòng ngự, cách cảng Mỹ khoảng 500-700 mét về phía Nam.
Trước sức tiến công ào ạt và dũng mãnh của Quân giải Phóng, đối phương phải tháo chạy khỏi cảng Mỹ. Xe tăng, thiết giáp cùng binh lính ngụy Sài Gòn cũng phải lùi lại thiết lập đội hình phòng ngự, cách cảng Mỹ khoảng 500-700 mét về phía Nam.
Phút cuối cùng trước giờ Hiệp định Paris có hiệu lực, những chiếc xe thiết giáp mỏng manh của ta (4 xe BTR-50 và 1 xe K-63) vẫn lừng lững nằm dọc bãi biển như một bức tường thành, quyết không cho dàn thiết giáp hiện đại của đối phương vượt qua "lằn ranh đỏ".
Phút cuối cùng trước giờ Hiệp định Paris có hiệu lực, những chiếc xe thiết giáp mỏng manh của ta (4 xe BTR-50 và 1 xe K-63) vẫn lừng lững nằm dọc bãi biển như một bức tường thành, quyết không cho dàn thiết giáp hiện đại của đối phương vượt qua "lằn ranh đỏ".
Đối phương không chiếm được căn cứ hải quân Cửa Việt như ý định ban đầu, tụ quân lại trên dải đất hẹp sát mép biển từ Nam Cửa Việt đến Gia Đẳng. Tại đây, lực lượng xung kích Tango co cụm lại thành 4 cụm quân hỗn hợp, gần như là tàn quân, dù cho khu vực này hoàn toàn có thể được tận dụng làm bàn đạp, cho các đợt tiến quân tiếp theo.
Đối phương không chiếm được căn cứ hải quân Cửa Việt như ý định ban đầu, tụ quân lại trên dải đất hẹp sát mép biển từ Nam Cửa Việt đến Gia Đẳng. Tại đây, lực lượng xung kích Tango co cụm lại thành 4 cụm quân hỗn hợp, gần như là tàn quân, dù cho khu vực này hoàn toàn có thể được tận dụng làm bàn đạp, cho các đợt tiến quân tiếp theo.
Trưa 31/01/1973, Quân giải Phóng thừa thắng xông lên, tung đòn dứt điểm vào đội xung kích Tango đã bạc nhược sau mấy ngày đêm không được bổ sung, tiếp tế. Đối phương sớm trở nên hỗn loạn, bỏ cả xe pháo, cởi quân phục bỏ chạy toán loạn, trận đấu tăng lớn nhất Chiến tranh Việt Nam và cũng là lớn nhất lịch sử quân sự Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: TL.
Trưa 31/01/1973, Quân giải Phóng thừa thắng xông lên, tung đòn dứt điểm vào đội xung kích Tango đã bạc nhược sau mấy ngày đêm không được bổ sung, tiếp tế. Đối phương sớm trở nên hỗn loạn, bỏ cả xe pháo, cởi quân phục bỏ chạy toán loạn, trận đấu tăng lớn nhất Chiến tranh Việt Nam và cũng là lớn nhất lịch sử quân sự Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: TL.
Tàu chiến Mỹ tiến sát bờ, phóng hỏa tiễn lên đất liền tấn công quân giải phóng trong Chiến tranh Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT