Trận đấu võ chấn động lịch sử Vịnh Xuân quyền

(Kiến Thức) - Bị võ sư nổi tiếng Vịnh Xuân quyền Lương Tán ra tay ngăn cản, ba tên đầu lĩnh trong bang hội ở bến tàu quyết định hẹn ước tỉ võ với ông một trận để phân định cao thấp.

Trận đấu võ chấn động lịch sử Vịnh Xuân quyền
Thiết đầu công là bài võ dùng đầu để đập, đâm, lao vào đối thủ. Chúng được kết hợp với các động tác toàn thân để tạo ra 5 thế võ cơ bản: Đồng tử bái Phật, Kim Cương cử đỉnh, La Hán bao đỗ, Kim Đồng kích cổ và Kim Cương chàng chung.
Để luyện được tuyệt kỹ này, các sư Thiếu Lâm phải thường phải đập đầu vào bao cát, bụng và đầu của đồng môn.
Một mình đánh bại 3 đầu lĩnh xã hội đen
Lương Tán là một võ sư nổi tiếng ở vùng Phật Sơn – Quảng Đông thời cuối triều đại nhà Thanh. Ông là người đã có công tổng kết, chỉnh lý hệ thống võ thuật của phái Vịnh Xuân Quyền. Sự nổi tiếng của Lương Tán chủ yếu đến từ kết quả những trận đấu võ của ông. Ngoài việc chiến thắng nhiều cao thủ võ thuật các môn phái khác, Lương Tán còn nổi tiếng vì đã ra tay trừng trị bọn băng nhóm xã hội đen để bảo vệ dân lành.
Theo giai thoại được chép trong từ điển mở Baike.baidu, hồi đó ở đầu đường phía Tây của phố Cát Bình Bắc, là bến tàu thông thương với Hong Kong và Macao dài 300m. Ở đây có một nhóm lưu manh hoạt động. Thuyền hễ neo đậu, chúng bèn đến đòi tiền phí bến bãi, ức hiếp các cửa hàng, tiệm trà, quán trọ bắt nộp tiền bảo kê.
Mỗi năm đến tháng Chạp, chúng sai một đám lâu la sẽ ở tại bến tàu tìm kiếm các chỗ chậm đóng tiền. Nếu không nộp cho chúng sẽ bị đánh đập. Tệ hại hơn, đêm khuya chúng ném tử thi vào trước sân hoặc chân cầu thang nhà người không nộp tiền khiến người trong nhà sợ lây bệnh dịch. Chúng dùng mọi thủ đoạn để tống tiền nên mọi người đều nghiến răng nghiến lợi căm hận.
Kinh ngac tran dau vo chan dong lich su Vinh Xuan quyen
 Cảnh trong một bộ phim về Lương Tán. Ảnh minh họa.
Các hộ buôn bán liền bí mật chọn người đại diện, lặng lẽ đến võ quán Cổ Lao tìm Lương Tán, cầu xin ông nghĩ giúp biện pháp để trị bọn ác bá ở bến tàu. Lương Tán suy nghĩ nghiêm túc nửa ngày, sau đó đem kế của mình nói nhỏ với người kia.
Ngày 23 tháng Chạp năm đó, bọn lâu la đến từng nhà đòi tiền nhưng nhà nào cũng không giao nộp và nói: “Chúng tôi đã có người của võ quán Lương Tán đảm bảo rồi. Nếu không phục, có thể cùng Lương Tán công tỉ thí”.
Bọn lâu la đến một cửa hàng bán gạch ngói chum vại, ông chủ lại cũng nói như vậy. Bọn chúng nghĩ, hôm nay chẳng thu được gì, quay về biết nói sao? Lửa giận bốc lên, mấy tên liền cầm ấm chén ném vào đám nồi niêu và ngói. Sau mấy tiếng choang choang, từ sau cửa hiệu một người đi ra, ông ta chỉ đưa tay chân mấy cái, mấy tên lâu la liền ngã ngửa mặt lên trời nằm dài trên phố. Người Hảo hán này là ai? Chính là Lương Tán.
Thấy mấy tên lâu la mặt như đưa đám trở về kể lại, đầu lĩnh của bang hội đầu gấu là Đại Chích Quảng, Mã Lưu Vương, Oa Chủy Quang giận nghiến răng nghiến lợi, mắt long sòng sọc. Tuy chúng biết rõ đấu không lại Lương Tán, nhưng cũng không thể ngoan ngoãn đem địa bàn dâng biếu. Do thế chúng đồng ý nhận lời tỉ võ, đồng thời cho dán lên thông báo: 8 giờ sáng ngày 26 tháng Chạp, dưới gốc cây đa cổ ở đầu phố Bắc Nhai, 3 đầu lĩnh bang hội sẽ đấu với Lương Tán, đánh 3 trận một đấu một...
Đến ngày tỉ võ, địa điểm đó có cả ngàn người chen nhau đứng xem. 
Kinh ngac tran dau vo chan dong lich su Vinh Xuan quyen-Hinh-2
 Chân dung Lương Tán. Ảnh: Baidu.
Trận đầu tiên là Đại Chích Quảng tiến ra, hắn dùng chiêu “ngưu giác chùy” hai tay nhằm đầu Lương Tán đánh tới. Lương Tán trước dùng hai bàn tay tách hai tay Đại Chích Quảng ra, trọng tâm chuyển tới trước, chân phải đạp đất, đầu nghiêng về trước, trán như “Kim kê trác mễ” (gà vàng mổ thóc) đánh vào sống mũi đối phương. Đại Chích Quảng lập tức bị chảy máu mũi. Lương Tán lại tới chiêu “Toàn phong bạt thụ”, cầm Đại Chích Quảng quất xuống đất, cả đám người xem vỗ tay vang dậy.
Mã Lưu Vương thấy vậy bèn phi thân về phía lưng Lương Tán dùng tay phải phát lực bóp cổ, tay trái cầm tay tay trái Lương Tán kéo xuống. Lương Tán hạ thấp trọng tâm, tay phải chụp lấy cổ tay phải của Mã Lưu Vương, rồi thuận thế hai chân bước lên, thân thể đột nhiên hướng lên như “sư tử ngẩng đầu”, dùng phần gáy đánh vào mặt Mã Lưu Vương rất mạnh. Sau đó lại dùng thế ve sầu thoát xác để chuyển thân, chân tay cùng nhấc lên, khiến Mã Lưu Vương bị quật ngã nằm ngửa mặt lên trời. Người xem lại vỗ tay như sấm động.
Hai người đã bại, Oa Chủy Quang mắt đầy nộ hỏa nhảy về phía Lương Tán định dùng loạn quyền đánh bại Lương Tán nhưng Lương Tán đều hóa giải được rồi đột nhiên bước chân trái, phóng chân phải đánh vào phần thân dưới của hắn. Chiêu này nhanh như điện chớp khiến Oa Chủy Quang ngã xuống đất. Khán giả lại vui mừng vỗ tay vang động.
Thế là kết quả đã rõ. Đám tướng cướp bị thua tơi tả nên cả 3 tên đầu lĩnh tỉ võ sau đó trốn đi mất dạng. Đám lâu la của chúng do vậy cũng hết đường tác quái nên nạn bảo kê chấm dứt. Để bến tàu được bình yên lâu dài, các hộ kinh doanh đã tài trợ kinh phí để mở một võ quán Lương Tán ở đây. Ngoài cửa võ quán ghi rõ tông chỉ là để xiển dương chính khí, cường thân kiện thể. Võ quán thu nhận tất cả những người thanh niên từ nhân viên cửa hàng, thủy thủ, người lao động chân tay. Mọi người đều có thể đến tập võ sau giờ làm việc.
Lương Tán là ai?
Theo sách "Vịnh Xuân căn nguyên khảo" của sư phụ Lương Đình, Lương Tán sinh năm 1826 tại phố Thanh Chính Đường thành phố Phật Sơn. Cha ông mở một hiệu thuốc mang tên Tán Sinh Đường ở trên con phố lớn Khoái Tử của Phật Sơn. Sau khi cha mất, Lương Tán bắt đầu hành nghề y ở cửa hiệu Tán Sinh Đường, được nhiều bệnh nhân ca ngợi. Mọi người quen gọi ông là Phật Sơn Tán tiên sinh. 
Kinh ngac tran dau vo chan dong lich su Vinh Xuan quyen-Hinh-3
 Nhà cũ của Lương Tán ở Cổ Lao, Hạc Sơn.
Thuở nhỏ Lương Tán thường đam mê tập võ. Lúc cha ông còn sống, từng thuê nhiều danh sư về truyền thụ võ nghệ cho ông. Sau khi kế thừa gia nghiệp, ông lại càng ham tìm hiểu nghiên cứu sâu thêm. Được người bạn là Lương Giai giới thiệu, Lương Tán đã mời truyền nhân Vịnh Xuân Quyền là Hoàng Hoa Bảo và sư đệ của ông ấy là Lương Nhị Đệ đến Phật Sơn truyền thụ võ nghệ cho mình trong nhiều năm.
Hai vị tiền bối này rất thích tài năng và sự chăm chỉ của Lương, cho là một tài năng có thể đào tạo, liền đem hết sự áo bí của Vịnh Xuân và lục điểm bán côn Thiếu Lâm truyền hết cho. Ngày Hoàng Hoa Bảo từ biệt bảo với Lương Tán, ông ấy vốn là đệ tử Thiếu Lâm, luôn luôn tuân theo di mệnh rằng đệ tử Thiếu Lâm nên lấy việc phản Thanh phục Minh làm nhiệm vụ của mình. Bây giờ Lương Tán học nghệ đã thành, cũng nên mở võ quán ở Phật Sơn để thu nhận đệ tử, tìm kiếm nhân tài, vì sự nghiệp phản Thanh phục Minh mà tụ tập lực lượng.
Bởi vậy, từ khoảng năm 1870 đến 1890, Lương Tán bắt đầu thu nhận đệ tử và dạy võ trong hiệu Tán Sinh Đường. Ngoài con trai Lương Bích, những người được chân truyền còn có Trần Hoa Thuận, Trần Giai, Lương Kỳ, Lôi Nhữ Tế. Đồng thời ông cũng đem sở học một đời của mình chỉnh lý lại khiến Vịnh Xuân Quyền bắt đầu có tiếng tăm trong giới võ thuật. Đến khi Vịnh Xuân Quyền phát triển rộng khắp, ông được các môn sinh Vịnh Xuân suy tôn là nhất đại tổ sư.

Những tên tuổi lớn nhất võ thuật Trung Quốc cận đại

(Kiến Thức) - Trung Quốc có hàng trăm môn phái võ thuật với rất nhiều nhân tài xuất chúng nhưng trong thời cận đại có 4 tên tuổi lớn nhất.

Những tên tuổi lớn nhất võ thuật Trung Quốc cận đại
Đầu tiên kể đến là Hoắc Nguyên Giáp. Ông sinh năm 1869 ở Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).
 Đầu tiên kể đến là  Hoắc Nguyên Giáp. Ông
sinh năm 1869 ở Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).

Hoắc Nguyên Giáp mất ở độ tuổi 40 nhưng tên tuổi ông luôn được nhắc đến như một anh hùng chấn hưng võ thuật Trung Quốc qua việc lập Tinh Võ thể dục hội ở Thượng Hải để khuyến khích người dân tập võ rèn luyện sức khỏe nhằm tự cường chống áp bức của phương Tây.
 Hoắc Nguyên Giáp mất ở độ tuổi 40 nhưng tên tuổi ông luôn được nhắc đến như một anh hùng chấn hưng võ thuật Trung Quốc qua việc lập Tinh Võ thể dục hội ở Thượng Hải để khuyến khích người dân tập võ rèn luyện sức khỏe nhằm tự cường chống áp bức của phương Tây.
Đặc biệt, thời Nguyên Giáp sống, nhiều võ sĩ Trung Quốc bị thua trước võ Nhật, quyền anh nên người Nhật khinh thường võ Trung Quốc và gọi người Trung Quốc là "Đông Á bệnh phu". Trong ảnh là một cảnh trong phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt thủ vai chính.
 Đặc biệt, thời Nguyên Giáp sống, nhiều võ sĩ Trung Quốc bị thua trước võ Nhật, quyền anh nên người Nhật khinh thường võ Trung Quốc và gọi người Trung Quốc là "Đông Á bệnh phu". Trong ảnh là một cảnh trong phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt thủ vai chính.
Qua một số trận thắng của Hoắc Nguyên Giáp trước các võ sĩ Nhật và nước ngoài, võ thuật Trung Quốc nói riêng, người Trung Quốc nói chung được cổ vũ mạnh mẽ. Do vậy Hoắc Nguyên Giáp được tôn thờ như một anh hùng trong lòng người Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Y Kiện (giữa) vào vai Hoắc Nguyên Giáp trong bộ phim cùng tên.
  Qua một số trận thắng của Hoắc Nguyên Giáp trước các võ sĩ Nhật và nước ngoài, võ thuật Trung Quốc nói riêng, người Trung Quốc nói chung được cổ vũ mạnh mẽ. Do vậy Hoắc Nguyên Giáp được tôn thờ như một anh hùng trong lòng người Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Y Kiện (giữa) vào vai Hoắc Nguyên Giáp trong bộ phim cùng tên.



Cùng thời đó có Hoàng Phi Hồng cũng là một võ sư nổi tiếng của môn Hồng Gia Quyền. Ông từng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan đánh Nhật. Trong Cách mạng Tân Hợi lại được Lưu Vĩnh Phúc mời về dạy võ cho dân đoàn tỉnh Quảng Đông.
 Cùng thời đó có

Hoàng Phi Hồng cũng là một võ sư nổi tiếng của môn Hồng Gia Quyền. Ông từng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan đánh Nhật. Trong Cách mạng Tân Hợi lại được Lưu Vĩnh Phúc mời về dạy võ cho dân đoàn tỉnh Quảng Đông.

Hoàng Phi Hồng là truyền nhân của Hồng Gia Quyền, loại quyền thuật tương truyền do Hồng Hy Quan, một cao đồ Thiếu Lâm tự sáng tạo ra. Tuy nhiên trong quá trình bôn tẩu, ông đã học hỏi thêm ngón vô ảnh cước và sau đó biến nó thành một kỹ thuật sở trường của mình. Trong ảnh là Lý Liên Kiệt đóng vai Hoàng Phi Hồng biểu diễn cước pháp.
 

Hoàng Phi Hồng là truyền nhân của Hồng Gia Quyền, loại quyền thuật tương truyền do Hồng Hy Quan, một cao đồ Thiếu Lâm tự sáng tạo ra. Tuy nhiên trong quá trình bôn tẩu, ông đã học hỏi thêm ngón vô ảnh cước và sau đó biến nó thành một kỹ thuật sở trường của mình. Trong ảnh là Lý Liên Kiệt đóng vai Hoàng Phi Hồng biểu diễn cước pháp.

Hồng gia quyền của Hoàng Phi Hồng ngày nay được xếp đứng đầu trong 4 môn võ thuật danh gia là Hồng Vịnh Châu Thái (Hồng gia, Vịnh xuân, Châu gia, Thái lý phật). Trong ảnh là võ sư Triệu Chí Linh sử dụng công phu Thiết tuyến quyền của Hồng gia đóng trong phim "Tuyệt đỉnh công phu".
 Hồng gia quyền của Hoàng Phi Hồng ngày nay được xếp đứng đầu trong 4 môn võ thuật danh gia là Hồng Vịnh Châu Thái (Hồng gia, Vịnh xuân, Châu gia, Thái lý phật). Trong ảnh là võ sư Triệu Chí Linh sử dụng công phu Thiết tuyến quyền của Hồng gia đóng trong phim "Tuyệt đỉnh công phu".
Thời gian gần đây cái tên Diệp Vấn được nhiều người biết đến sau thành công vang dội của bộ phim cùng tên do Chung Tử Đơn đóng. Nhưng Diệp Vấn ngoài đời vĩ đại hơn nhiều.
 Thời gian gần đây cái tên Diệp Vấn được nhiều người biết đến sau thành công vang dội của bộ phim cùng tên do Chung Tử Đơn đóng. Nhưng Diệp Vấn ngoài đời vĩ đại hơn nhiều.
Ông là trưởng môn đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Đồng thời ông cũng là người có công phát triển môn phái này ra thành phái lớn nhất thế giới. Đến nay có hàng triệu môn sinh với hàng chục chi phái ở hàng chục quốc gia theo học môn này.
 Ông là trưởng môn đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Đồng thời ông cũng là người có công phát triển môn phái này ra thành phái lớn nhất thế giới. Đến nay có hàng triệu môn sinh với hàng chục chi phái ở hàng chục quốc gia theo học môn này.
Ông cũng bỏ tâm sức đào tạo được nhiều học trò giỏi. Một trong số họ là Lý Tiểu Long - siêu sao võ thuật điện ảnh và cũng là người có công đầu trong việc quảng bá võ thuật Trung Quốc lên màn ảnh toàn thế giới.
 Ông cũng bỏ tâm sức đào tạo được nhiều học trò giỏi. Một trong số họ là Lý Tiểu Long - siêu sao võ thuật điện ảnh và cũng là người có công đầu trong việc quảng bá võ thuật Trung Quốc lên màn ảnh toàn thế giới.
Một bức ảnh chụp hai thầy trò Diệp Vấn và Lý Tiểu Long.
 Một bức ảnh chụp hai thầy trò Diệp Vấn và Lý Tiểu Long.
Đây là lúc Lý Tiểu Long đã thành danh ở Mỹ và trở về Hong Kong thăm thầy.
 Đây là lúc Lý Tiểu Long đã thành danh ở Mỹ và trở về Hong Kong thăm thầy.
Môn Thái Cực Quyền ngày nay là một môn võ phổ biến và được cả người trẻ lẫn già ham thích luyện tập. Công lao phổ biến môn đó thuộc về vị danh sư tên là Dương Trừng Phủ.
 Môn Thái Cực Quyền ngày nay là một môn võ phổ biến và được cả người trẻ lẫn già ham thích luyện tập. Công lao phổ biến môn đó thuộc về vị danh sư tên là Dương Trừng Phủ.
Ông là cháu nội Dương Lộ Thiền - người đặt nền móng đầu tiên cho hệ phái Thái Cực Quyền Dương thức.
 Ông là cháu nội Dương Lộ Thiền - người đặt nền móng đầu tiên cho hệ phái Thái Cực Quyền Dương thức.
Từ năm 1928 đến 1934 Dương Trừng Phủ đi khắp Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu rồi Quảng Châu, Thượng Hải để truyền bá Thái Cực Quyền. Ông cũng có thời gian dạy quyền trong quân đoàn Quảng Châu và quân đoàn Quảng Tây.
Từ năm 1928 đến 1934 Dương Trừng Phủ đi khắp Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu rồi Quảng Châu, Thượng Hải để truyền bá Thái Cực Quyền. Ông cũng có thời gian dạy quyền trong quân đoàn Quảng Châu và quân đoàn Quảng Tây. 
Dương Trừng Phủ để lại cuốn "Phương pháp sử dụng Thái Cực Quyền" và cuốn "Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư". Hai cuốn sách này đúc kết kinh nghiệm cả đời tập luyện và dạy võ của ông và là tài liệu căn bản để phổ biến Thái Cực Dương thức sau này.
 Dương Trừng Phủ để lại cuốn "Phương pháp sử dụng Thái Cực Quyền" và cuốn "Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư". Hai cuốn sách này đúc kết kinh nghiệm cả đời tập luyện và dạy võ của ông và là tài liệu căn bản để phổ biến Thái Cực Dương thức sau này. 

8 môn võ nổi tiếng trong lịch sử thế giới

Vịnh xuân quyền, quyền Anh, Karate là những môn võ phổ biến và nổi tiếng thế giới.

8 môn võ nổi tiếng trong lịch sử thế giới
Kick-boxing là môn võ phát triển từ quyền Thái, quyền Anh và karate. Nếu như boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kick-boxing kết hợp cả đấm và đá. Hiện môn võ này được được giới trẻ yêu chuộng không chỉ để tự vệ, đối kháng mà còn để rèn luyện sức khỏe. Trong môn này, các võ sĩ đánh tự do hơn môn boxing (quyền Anh) nhiều. Quá trình di chuyển bằng chân, quan sát và đấm đỡ bằng tay của kick-boxing tạo sự vận động tối đa cho mọi cơ bắp. Chính việc vừa vận động vừa quan sát sẽ giúp người tập rèn luyện thêm về độ nhanh nhạy - một sự khác biệt lớn so với việc tập thể hình hay chạy điền kinh. Ảnh: Conteninjection.
 Kick-boxing là môn võ phát triển từ quyền Thái, quyền Anh và karate. Nếu như boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kick-boxing kết hợp cả đấm và đá. Hiện môn võ này được được giới trẻ yêu chuộng không chỉ để tự vệ, đối kháng mà còn để rèn luyện sức khỏe. Trong môn này, các võ sĩ đánh tự do hơn môn boxing (quyền Anh) nhiều. Quá trình di chuyển bằng chân, quan sát và đấm đỡ bằng tay của kick-boxing tạo sự vận động tối đa cho mọi cơ bắp. Chính việc vừa vận động vừa quan sát sẽ giúp người tập rèn luyện thêm về độ nhanh nhạy - một sự khác biệt lớn so với việc tập thể hình hay chạy điền kinh. Ảnh: Conteninjection.

Tận mục tuyệt kỹ Thiếu Lâm huyền thoại

(Kiến Thức) - Thiếu Lâm nổi tiếng với 72 tuyệt kỹ võ thuật nhưng nhiều người chỉ nghe nói, ít người đã được nhìn thấy tận mắt.

Tận mục tuyệt kỹ Thiếu Lâm huyền thoại
Trước hết nói về khinh công. Đây là môn công phu luyện tập cho thân thể nhẹ nhàng. Từ thời xa xưa người ta đã nói đến khinh công qua truyền thuyết Đạt Ma tổ sư qua sông trên một chiếc lá. Tích đó gọi là Đạt Ma độ giang. Ảnh: Chinatoday.
Trước hết nói về khinh công. Đây là môn công phu luyện tập cho thân thể nhẹ nhàng. Từ thời xa xưa người ta đã nói đến khinh công qua truyền thuyết Đạt Ma tổ sư qua sông trên một chiếc lá. Tích đó gọi là Đạt Ma độ giang. Ảnh: Chinatoday.

Đọc nhiều nhất

Tin mới