Trận đánh nào khiến Liên Xô mất 1.200 máy bay trong 1 ngày?

Vào ngày 22/6/1941 - ngày Đức xâm lược Liên Xô, Hồng quân bị tổn thất tới 1.200 máy bay. Thậm chí trong số đó, có tới một nửa phi cơ chưa kịp cất cánh.

Trận đánh nào khiến Liên Xô mất 1.200 máy bay trong 1 ngày?

Nước Nga hiện tại và Liên Xô trong quá khứ bắt đầu nhận thức rõ về tầm quan trọng của phi cơ quân sự trong những ngày đen tối hứng chịu đòn xâm lược của nước Đức Quốc xã.

Thế chiến thứ 2 đánh dấu sự trưởng thành của không quân Nga (nằm trong Liên Xô) cũng như thời kỳ đen tối nhất của nó.

Tran danh nao khien Lien Xo mat 1.200 may bay trong 1 ngay?

Chiến đấu cơ Il-2 của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mất 1.200 máy bay trong một ngày

Năm 1941, Không quân Liên Xô hứng chịu thất bại thảm họa. Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến Xô-Đức, phía Liên Xô mất gần 70% tổng số máy bay chiến đấu của mình. Vào ngày 22/6/1941 – ngày Đức xâm lược Liên Xô, Hồng quân bị tổn thất tới 1.200 máy bay. Thậm chí trong số phi cơ bị tiêu diệt đó, có tới một nửa chưa kịp cất cánh.

Không quân Đức cũng hứng chịu thiệt hại nặng trong thời kỳ này. Tuy nhiên cán cân so sánh bất lợi cho bên Liên Xô. Tổn thất vào ngày 22/6 là một cú sốc lớn cho các tướng lĩnh Xô viết. Sau khi bay thị sát quanh các sân bay thuộc quyền quản lý của mình bị phát xít tàn phá, tư lệnh lực lượng không quân của quân khu Belorusiaan đã tự sát vì thất vọng.

Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) lúc đó được coi là mạnh nhất thế giới. Nhờ vào năng lực tác chiến tốt, chỉ cần đến mùa đông là quân Đức đã biến được lợi thế đông gấp 3 của không quân Liên Xô thành con số 0, đạt được sự cân bằng về số lượng – điều này cộng thêm với ưu thế chất lượng của Luftwaffe đã giúp không quân Đức chiếm ưu thế trên bầu trời.

Phi công Đức định vị được mục tiêu bằng việc sử dụng các trạm theo dõi vận hành hiệu quả, nhờ đó vô hiệu hóa được ưu thế chiến thuật của phi cơ Xô viết tại nhiều khu vực chiến trường khác nhau. Các phi công Hồng quân tỏ rõ tinh thần xả thân anh hùng, thường sẵn sàng đâm va máy bay đối phương nhưng điều này không đủ để đảo ngược tình thế.

Lý do thất bại

Hồng quân sở hữu các loại máy bay vừa nhiều vừa đa dạng. Trong đó có các phi cơ mới như Il-2 (biệt hiệu “Xe tăng bay”) và các phi cơ lỗi thời, với số lượng nhiều gấp 3 lần máy bay mới.

Tuy nhiên bản thân các máy bay mới của Liên Xô cũng có nhược điểm về động cơ và hệ thống liên lạc. Lớp giáp của tiêm kích cơ Liên Xô kém đến mức ngay cả các khẩu súng máy loại nhẹ của oanh tạc cơ Đức cũng đủ sức xuyên thủng.

Việc huấn luyện phi công quân sự Liên Xô lúc đó là theo kiểu cung cấp “lúa non”. Phi công gần như chỉ có thời gian học cách vận hành máy bay mới. Ngay trước cuộc chiến tranh vệ quốc, các trường phi công Xô viết đã phải lao động cật lực thêm giờ, cho “ra lò” hàng ngàn phi công mới. Số lượng học viên tốt nghiệp trường phi công lớn tới mức nhiều người không được trở thành sĩ quan để tránh tình trạng quá đông đội ngũ chỉ huy.

Không phải tất cả các phi công trẻ đều đạt đến cấp độ chuyên nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong cuộc chiến Liên Xô-Phần Lan trong 2 năm 1939-1940. Trong cuộc chiến này, một lực lượng nhỏ không quân Phần Lan đã gây cho không quân Xô viết nhiều vấn đề nghiêm trọng cho dù phía Liên Xô chiếm ưu thế áp đảo về số lượng máy bay.

Gốc rễ vấn đề

Tuy nhiên vấn đề vì sao năm 1941 là năm thảm họa đối với không quân Liên Xô lại phức tạp hơn nhiều. Cần lưu ý rằng việc xây dựng lực lượng không quân Liên Xô “đủ lông đủ cánh” mới chỉ bắt đầu trước chiến tranh 10 năm.

Các nhà máy sản xuất máy bay thường mới được xây dựng trên các bãi mới giải phóng mặt bằng ở vùng nông thôn, lại không có đủ cả vật liệu lẫn kỹ sư và công nhân. Mà phi cơ quân sự lại đòi hỏi rất cao về kỹ thuật, ngành hàng không cần đến sự hỗ trợ của công nghiệp hóa chất, điện tử và luyện kim phát triển cao. Các hỗ trợ này cũng được xây dựng cấp tốc để dùng luôn.

Các nhà thiết kế của Liên Xô chủ yếu nghiên cứu thông qua phương pháp thử và sai. Các nhược điểm của động cơ máy bay giới hạn mức độ tự do hành động của phi công và các nỗ lực giải quyết các vấn đề này trong ngắn hạn đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc thiếu sĩ quan chỉ huy có năng lực cũng là một vấn đề lớn. Lãnh đạo của Liên Xô đã có một số sai lầm khiến cho Hồng quân bị mất nhiều cán bộ giỏi từ trước khi nổ ra chiến tranh.

Mức độ huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến của các phi công Liên Xô không đạt đến mức độ cần thiết và họ vẫn đang trong quá trình hấp thụ các bài học rút ra từ thời gian chiến đấu bên phe Cộng hòa chống phát xít trong Nội chiến Tây Ban Nha vài năm trước đó.

Quyết định “khó đỡ” của Hitler khiến phát xít Đức bại trận

Phát xít Đức lẽ ra đã không phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mỹ nếu Hitler không có quyết định sai lầm tai hại này.

Quyết định “khó đỡ” của Hitler khiến phát xít Đức bại trận
Quyet dinh “kho do” cua Hitler khien phat xit Duc bai tran
Hitler tên đầy đủ là Adolf Hitler là một nhà chính trị, một nhà độc tài của đất nước Đức từ năm 1933 cho đến khi qua đời vào năm 1945. Người ta biết đến Hitler nhiều nhất với vai trò là nhà độc tài của nước Đức, chủ tịch của Đảng Quốc Xã người phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với sự xâm lược Ba Lan rồi sau đó lan ra cả châu Âu. 

Độc đáo 15 tấm thiệp mừng năm mới của Liên Xô

Những tấm thiệp mừng năm mới cổ điển này cực kỳ phổ biến trên toàn đất nước và khiến bất kỳ ai sinh ra thời Liên Xô đều bồi hồi xúc động khi nhìn lại.

Độc đáo 15 tấm thiệp mừng năm mới của Liên Xô
Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo

Người dân Liên Xô không có nhiều lựa chọn quà tặng năm mới. Ngoài những món quà thủ công như kẹo hay cả dưa chua, người Liên Xô thường gửi các tấm thiệp mừng năm mới cho nhau.


Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-2
Bưu điện Liên Xô sản xuất rất nhiều kiểu bưu thiếp phù hợp với mọi sở thích. Hầu hết các hình ảnh trên bưu thiệp là các con vật hoạt hình, ông già Noel của Nga tên là Ded Moroz và những cảnh đẹp từ những khu rừng tuyết.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-3
Bất cứ ai sinh ra ở Liên Xô chắc chắn đã nhìn thấy những tấm bưu thiếp này do Vladimir Zarubin vẽ. Anh ta thường vẽ những chú thỏ rừng, sóc, gấu trượt băng và người tuyết đang cười rất đẹp mắt.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-4
Người Nga thường gọi đây là những bức ảnh "tử tế", thể hiện tinh thần năm mới tốt lành.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-5
Vladimir Zarubin là một nghệ sĩ đằng sau nhiều bộ phim hoạt hình của Liên Xô. Anh ấy làm việc hơn 30 năm tại xưởng phim Soyuzmultfilm và chính anh ấy (trong số một nhóm họa sĩ) vẽ minh họa cho Well, Just You Wait! (Tom và Jerry của Liên Xô) và nhiều bộ phim khác.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-6
Mọi đứa trẻ Liên Xô đều biết và yêu thích các nhân vật trong những bộ phim hoạt hình này từ thời thơ ấu.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-7
Nhiều tấm bưu thiếp cho thấy đồ ngọt là món quà tuyệt vời nhất và những con vật trong truyện cổ tích vô cùng hạnh phúc khi nhận được chúng.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-8
Nhiều người ở Nga vẫn giữ những tấm bưu thiếp cổ điển như vậy trong nhà và đọc lại một cách luyến tiếc những lời chúc năm mới mà họ có ở mặt bên kia.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-9
Trên thực tế, những tấm thiệp này cho thấy kỳ nghỉ năm mới diễn ra đối với người dân Liên Xô thế nào. Trong kỳ nghỉ này, mọi người đều mỉm cười, chơi thể thao và các trò chơi mùa đông khác.

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-10
Nhím trượt tuyết, trẻ em trượt tuyết và người tuyết trang trí cây thông năm mới đã trở thành những vật dụng cần thiết trong Năm mới của Liên Xô. 

Doc dao 15 tam thiep mung nam moi cua Lien Xo-Hinh-11
Mỗi tấm thiệp mừng năm mới của Liên Xô đều toát lên sự tươi vui, hào hứng. Ảnh: RBTH.


Chân dung kẻ giết người hàng loạt đầu tiên của Liên Xô

Vasily Komarov là một trong những kẻ giết người hàng loạt dã man nhất trong lịch sử Liên Xô. Tất cả các nạn nhân đều bị giết theo cùng một khuôn mẫu: Đầu bị va đập mạnh và tay chân bị trói chặt.

Chân dung kẻ giết người hàng loạt đầu tiên của Liên Xô
Tại Moscow năm 1921, giữa đống đổ nát của những ngôi nhà bỏ hoang và công trường xây dựng, người ta phát hiện ra những chiếc bao tải màu xám chứa xác những người đàn ông khỏa thân. Tất cả các vụ giết người đều theo cùng một khuôn mẫu: Đầu của nạn nhân bị va đập mạnh và tay chân của họ bị trói chặt. Nỗi kinh hoàng bao trùm thủ đô của Liên Xô bởi sự xuất hiện của một kẻ giết người hàng loạt. Đó chính là Vasily Komarov (còn có tên tiếng Anh là Vasili Komaroff).
Chan dung ke giet nguoi hang loat dau tien cua Lien Xo
Chân dung Vasily Komarov - kẻ giết người hàng loạt thời Liên Xô. Ảnh: RBTH. 

Vasily Komarov sinh năm 1877 tại tỉnh Vitebsk của Belarus. Trong các năm 1904-1905, Vasily đến vùng Viễn Đông làm ăn và kiếm được khoản tiền lớn. Tại đây, Vasily bị bắt và phải ngồi tù 1 năm vì trộm cắp tài sản trong kho của quân đội. Người vợ đầu của hắn đã chết vì bệnh tả.

Vasily sau đó chuyển đến thành phố Riga của Latvia sinh sống và cưới Sofia - người phụ nữ có hai con làm vợ. Tuy chồng thường xuyên uống rượu và đánh đập vợ con, Sophia vẫn không bỏ Vasily vì hắn là người nuôi cả nhà. Năm 1920, Vasily đưa vợ con đến sống tại Moscow và làm nghề đánh xe ngựa. Vasily bắt đầu giết người vào tháng 2/1921.

Cảnh sát Moscow khi đó thường xuyên phải điều tra những vụ mất tích bí ẩn. Các nạn nhân là những người buôn bán ngựa hoặc nông dân đến thủ đô để mua một con vật nuôi nào đấy. Cũng vào thời điểm đó, người dân Moscow bắt đầu phát hiện những túi đựng thi thể nam giới khoả thân tại các khu vực hẻo lánh hay ở những mảnh đất bỏ hoang.

Theo Cảnh sát Moscow, trong hầu hết các vụ án mạng, nguyên nhân tử vong của các nạn nhân là do bị cú đập thật mạnh vào đầu. Hung khí là vật tày. Sau khi gây án, kẻ sát nhân còn cẩn thận bỏ xác các nạn nhân đã được lau sạch máu vào túi trước khi đem đi phi tang. Theo các điều tra viên, Vasily đã giết hại các nạn nhân theo cùng một kịch bản. Khi khách đi xe ngựa của hắn nhắc đến việc tìm mua ngựa, Vasily lập tức tỏ ý muốn bán con ngựa của mình và thường đưa ra mức giá khá thấp với lý do cần tiền gấp. Sau đó, hắn chở vị khách về nhà mình, thết đãi rượu rồi sát hại và chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Vasily hành động rất chuyên nghiệp. Chỉ bằng một cú đập thật mạnh vào đầu, nạn nhân chết tức thì không có tiếng la hét. Trước đó, hắn thường sai vợ đưa các con đi đâu đó. Một thời gian sau, Vasily quyết định kể cho vợ nghe về “bí mật kiếm tiền” của mình. Sofia chẳng những không hét lên vì sợ hãi, mà trở thành đồng phạm của chồng. Vợ chồng Sofia tiếp tục cùng nhau giết người và phi tang xác nạn nhân.

Căn cứ vào lượng hạt yến mạch còn sót lại trong các túi đựng xác nạn nhân và những chứng cứ khác, cảnh sát xác định hung thủ có thể là một người đánh xe ngựa. Tuy nhiên, việc tìm ra kẻ giết người trong số người đánh xe ngựa không hề dễ vì vào thời điểm ấy, đây là nghề rất phổ biến ở Moscow.

Sau đó, hung thủ lại mắc sai lầm nghiêm trọng khi hắn dùng chiếc tã lót mới quấn quanh đầu của nạn nhân đã bị đập vỡ. Các điều tra viên quyết định kiểm tra những gia đình có trẻ nhỏ. Vào thời điểm đó, Sofia cũng mới sinh con trai.

Chan dung ke giet nguoi hang loat dau tien cua Lien Xo-Hinh-2
Vasily và vợ Sofia cùng bị tuyên án tử hình. Ảnh: RBTH. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới