Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ: Ai phải chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hoá tự ý phá dỡ cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai ngày 9/2 khi chưa làm thủ tục bàn giao mặt bằng và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Vụ việc Công ty CP xây dựng thương mại dịch vụ Văn hóa đơn vị quản lý sử dụng ngôi nhà 1 tầng thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai (tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tự ý phá dỡ công trình này đang khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Bởi trước ngày 10/2, UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội chủ trì phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam làm hồ sơ di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố đối với ngôi nhà 1 tầng trong cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai. Từ đó để có cơ sở pháp lý thu hồi ngôi nhà này để quy hoạch lại làm lại di tích lịch sử văn hóa.
Sở Xây dựng TP Hà Nội trong một văn bản mới đây cũng nêu rõ, Trạm phát thanh 1 tầng (cách biệt thự cũ khoảng 200m), qua kiểm tra, liên ngành đánh giá đây là công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954, hiện UBND TP Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc lập danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội để bảo tồn, tôn tạo.
Công trình hiện có 1 góc nằm trong chỉ giới đường đỏ thuộc phạm vi dự án xây dựng đường vành đai 2 do Công ty CP Xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hóa quản lý sử dụng. Đơn vị đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao mặt bằng cho cơ quan chức năng để thực hiện GPMB.
Tram phat song Bach Mai bi pha do: Ai phai chiu trach nhiem?
 Công trình 1 tầng thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai bất ngờ bị phá dỡ khiến dư luận vô cùng bức xúc. Ảnh: Tiền Phong.
Đáng chú ý, Công ty CP Xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hóa đã tự tiến hành phá dỡ dãy nhà một tầng mái ngói khi chưa làm thủ tục bàn giao mặt bằng và chưa được cấp thẩm quyền cho phép.
Hành vi này khiến một gian của ngôi nhà Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá sập hoàn toàn, kết cấu ngôi nhà bị phá hủy nghiêm trọng, nhiều đoạn tường gạch bị gãy đổ, bị nứt lớn. Trong 4 gian còn lại của ngôi nhà, 3 gian cũng trong tình trạng bị tháo dỡ mái ngói, các gian nhà khác cũng bị xâm hại một phần.
Dư luận đặt câu hỏi, Công ty CP Xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hóa sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào khi phá dỡ công trình Trạm phát sóng Bạch Mai khi chưa làm thủ tục bàn giao mặt bằng và chưa được cấp thẩm quyền cho phép?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc Công ty CP Xây dựng thương mại dịch vụ Văn hóa tự ý phá dỡ 1 phần ngôi nhà 1 tầng thuộc Trạm phát song Bạch Mai khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép là hành vi vi phạm các điều kiện và trình tự thủ tục về việc phá dỡ công trình và Công ty này phải chịu trách nhiệm đối với hành vi đã gây ra.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật xây dựng 2014, phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:“1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;…2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); b) Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.”
Tại khoản 3 Điều 118 quy định về trách nhiệm của các bên trong việc tháo dỡ công trình xây dựng nêu rõ: Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau: a, Tổ chức, cá nhân được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây ra;…”
Tram phat song Bach Mai bi pha do: Ai phai chiu trach nhiem?-Hinh-2
 Luật sư Hoàng Tùng.
Tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng quy định như sau:“3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Vi phạm quy định về quy trình phá dỡ công trình xây dựng;…”
“Như vậy, với việc phá dỡ công trình vi phạm về quy trình phá dỡ của Công ty CP Xây dựng thương mại dịch vụ Văn hóa sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Trường hợp có gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục như sau: Buộc thực hiện đúng quy định về quy trình phá dỡ công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này”, luật sư Hoàng Tùng cho biết.

>>> Mời độc giả xem video Giải pháp nào để bảo tồn trạm phát sóng Bạch Mai?:

Nguồn: VTC Now.

Ngày 10/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng các Phó Chủ tịch UBND TP đã có một buổi làm việc với đại diện Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Nghiên cứu - bảo tồn kiến trúc hiện đại Việt Nam về kiến nghị bảo tồn các công trình thuộc trạm phát sóng Bạch Mai mà các đơn vị này đã gửi đến UBND TP Hà Nội tháng 12/2019.
Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội chủ trì phối hợp với VOV làm hồ sơ di tích, trước mắt là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, đối với tòa nhà một tầng (trong cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai, trước đó là Trạm vô tuyến điện báo do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20), trình lên để UBND TP Hà Nội công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Từ đó để có cơ sở pháp lý thu hồi tòa nhà này (hiện đang do một công ty cổ phần quản lý) để quy hoạch lại làm lại di tích lịch sử văn hóa.
Tuy nhiên, ngay chiều 9/2, đơn vị quản lý tòa nhà này đã đập một phần tòa nhà và chỉ được UBND quận Hai Bà Trưng và phường Đồng Tâm yêu cầu tạm dừng việc phá dỡ vào sáng 10/2.
Ngay ngày 10/2, UBND quận Hai Bà Trưng đã có văn bản hỏa tốc về việc quản lý mặt bằng công trình tại Trạm phát sóng Bạch Mai địa chỉ ngách 128C/22 phố Đại La.UBND quận Hai Bà Trưng yêu cầu Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm quản lý chặt chẽ mặt bằng, giữ nguyên hiện trạng công trình; có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, các công trình liền kề và kịp thời báo cáo UBND quận các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, yêu cầu xử lý các trường hợp cố tình phá dỡ công trình, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính (nếu có).
Mới đây, UBND phường Đồng Tâm đề nghị Công ty này dừng ngay việc phá dỡ, giữ nguyên hiện trạng công trình bao gồm cả nguyên vật liệu do đơn vị đã tự ý phá dỡ. Đồng thời, đơn vị này có trách nhiệm đảm bảo an toàn đối với phần công trình nằm ngoài chỉ giới GPMB và phải thực hiện ngay việc che chắn, đặt biển cảnh báo, không cho bất kỳ người, phương tiện đến gần công trình.

Người dân tự ý phá dỡ hành lang Quốc lộ 3

Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đã được thông xe kỹ thuật cách đây gần hai tháng với chiều dài 60,8km. Đây là một trong bảy tuyến cao tốc hướng tâm về Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, sau khi đưa vào khai thác, đoạn cao tốc này đã xuất hiện tình trạng giao thông lộn xộn. Đặc biệt tại một số đoạn, người dân đã tự ý dỡ bỏ các hành lang và hàng rào bảo vệ tuyến đường để đấu nối đường làng trực tiếp vào tuyến cao tốc.

Phú Thọ: “Đang chỉ đạo” xem xét khởi tố vụ sập lò gạch

(Kiến Thức) - Vụ sập lò gạch làm 2 người chết trôi qua gần 3 tháng nhưng chính quyền chưa khởi tố vụ án, bị can theo quy định của pháp luật.

“Chờ” kết luận của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội
Vụ việc sập lò gạch tại Công ty Phú Hà xảy ra đến nay đã gần 3 tháng nhưng chưa bị khởi tố. Nhằm truy tìm nguyên nhân, ngày 4/6/2014, Báo KH&ĐS đã có công văn số 28/KHĐS đề nghị UBND huyện Mê Linh giải thích rõ. Ngày 19/6/2014, UBND huyện Mê Linh ra Công văn số 2742/UBND-TNMT giải thích vụ việc như sau: “Ngay sau khi xảy ra vụ việc tai nạn lao động, Công an huyện Mê Linh đã có các báo cáo số 239/BC-CAML ngày 22/04/2014, số 241/BC-CAML ngày 26/4/2014 gửi đồng chí Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội về vụ sập lò sấy gạch tại xã Văn Khê của Công ty Phú Hà và vụ việc hiện hay vẫn đang tiến hành điều tra để xem xét theo quy định.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.