Trái tim nữ hoàng Pháp đã bị đánh cắp!

Hộp vàng chứa đựng trái tim của nữ hoàng Pháp thời thế kỷ 15-16 đã bị đánh cắp.

Theo các nhà chức trách chiếc hộp vàng hình oval dài 15cm, nặng khoảng 100g trưng bày ở bảo tàng Thomas-Dobrée thuộc thành phố Nantes (Pháp) đã biến mất vào cuối tuần trước. Những tên cướp đã đập cửa số kính, chui vào bên trong lấy cắp hiện vật rồi tẩu thoát khi chuông báo động vẫn đang kêu. bất chấp chuông báo động.
Chiếc hộp vàng nặng 100g đã bị đánh cắp vào cuối tuần trước. Ảnh: Getty.
Chiếc hộp vàng nặng 100g đã bị đánh cắp vào cuối tuần trước. Ảnh: Getty. 
Ông Philippe Grosvalet – Chủ tịch vùng Loire-Atlantique – cho biết, hành động lấy đi một hiện vật “vô giá” chính là hành động “tấn công vào di sản chung” của nước Pháp.
“Nó còn hơn cả một biểu tượng, đó là hộp đựng trái tim Anne của Brittany. Nó thuộc về lịch sử”, ông Grosvalet nhận định.
Theo Daily Mail đưa tin, ủy viên vùng Loire-Atlantique Catherine Touchefeu hiện đang kêu gọi những tên trộm trả lại trái tim bên trong hộp
“Với những tên trộm, thứ chúng vừa lấy được chỉ là một hộp vàng lấp lánh. Thế nhưng, thứ nằm bên trong đó có giá trị lịch sử và biểu tượng còn hơn cả chiếc hộp đựng bên ngoài”, ông Touchefeu khẳng định.
Được biết, trái tim trong hộp thuộc về Anne – người trở thành nữ hoàng từ năm 1491 đến năm 1498 khi kết hôn cùng với vua Charles VIII của Pháp. Sau khi vua Charles qua đời vào năm 1498, bà đã tái hôn một năm sau đó với vua Louis XII và lần thứ 2 trở thành nữ hoàng nước Pháp.
Ngoài ra, theo các tài liệu lịch sử, trong cuộc đời mình bà cũng từng có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi với Hoàng đế La Mã Maximilian I. Anne cũng từng đính hôn với vua Edward V của Anh trước khi ông này biến mất vào năm 1483 (lịch sử cho rằng ông bị vua Richard III của Anh lật đổ, tống giam cùng với em trai vào Tháp London và sau đó là bị sát hại), khiến cho việc đính hôn bị hủy bỏ.
Khi qua đời vào năm 1514 ở tuổi 36, bà được chôn ở vùng Saint Denis gần Paris. Tuy nhiên, trái tim bà lại được bảo quản ở khu lăng mộ của gia đình tại Nantes để thể hiện lòng trung thành với dòng tộc Brittany. Sau đó, trái tim bà được trưng bày trong bảo tàng Thomas-Dobrée trong suốt hơn 130 năm và suýt nữa bị phá hủy để lấy vàng trong Cách mạng Pháp năm 1789.

Nghi phạm trộm ngân hàng ở Mỹ giấu tiền trong quần lót

Một người đàn ông bị nghi ngờ đã tiến hành vụ trộm ngân hàng ở Florida khi đang cố tẩu thoát trên xe buýt công cộng. Hàng trăm USD được giấu trong quần lót của tên này.

Y Post hôm 12/5 đưa tin Robert Lee Jonhson, 42 tuổi, bị cáo buộc đã qua mặt nhân viên ngân hàng "cướp ngân hàng" và "bỏ túi" một khoản tiền trị giá 890 USD.

"Tuổi thơ bị đánh cắp" của lao động trẻ em Bangladesh

(Kiến Thức) - Những lao động trẻ em Bangladesh bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải làm những công việc cực nhọc và nguy hiểm để kiếm tiền.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh
 Vì gia đình quá nghèo, nhiều em nhỏ ở Bangladesh đã phải làm việc trong các nhà máy để kiếm tiền. Những đứa trẻ thường phải làm công việc nguy hiểm với mức lương bèo bọt. Ảnh: Một lao động trẻ em Bangladesh chỉ khoảng 10 tuổi làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char, ngoại ô thủ đô Dhaka. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-2
Các em nhỏ làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char thường phải tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-3
 Lao động trẻ em ở Bangladesh thường được trả công thấp hơn người lớn và đa số chúng phải làm việc 12 tiếng một ngày. Đó là lý do vì sao hầu hết công nhân trong những nhà máy này đều là trẻ em. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-4
 Trong ảnh là Ali Hossain, một lao động trẻ em nữa ở Bangladesh. Được biết, Ali làm việc trong nhà máy bạc ở Keraniganj hầu như cả ngày lẫn đêm. Công việc nặng nhọc trong nhà máy đang tàn phá sức khỏe của em. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-5
Theo Luật Lao động năm 2006, độ tuổi lao động hợp pháp tối thiểu ở Bangladesh phải là 14 tuổi. Tuy nhiên, bé Asif (ảnh), 12 tuổi, đến từ Noakhali đã phải làm việc ít nhất 12 tiếng/ngày trong một nhà máy thuộc da ở Hazaribag, thủ đô Dhaka. Đây là cách để Asif có thể kiếm tiền nuôi bản thân và mẹ cậu bé. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-6
Rabbi cùng mẹ đang làm việc trong một nhà máy sản xuất nhựa ở Kamrangi Char. Vì quá nghèo nên mẹ của Rabbi đã xin ông chủ cho cậu bé được làm việc ở đây. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-7
 Không ít lao động trẻ em được thuê làm việc trên đường phố ở Bangladesh. Chúng thường là nạn nhân của những vụ tai nạn giao thông. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-8
 Trẻ em làm việc vất vả trong nhà máy gạch ở Bangladesh. Chúng chỉ được trả khoảng 100 đến 120 taka khi khuôn vác được khoảng 1.000 viên gạch. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-9
Điều kiện làm việc tồi tệ trong nhà máy chì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của những lao động trẻ em như Rahim (ảnh). Ngoài ra, nhiều lao động trẻ em ở Bangladesh dễ là nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc, ngược đãi và lạm dụng tình dục. Ảnh: DW.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.