Trại tập trung của Anh ở Bắc Ireland ẩn chứa sự thật rùng mình

Vào thập niên 1970, quân đội Anh đã bí mật cho xây dựng nhiều trại tập trung lớn nhỏ ở Bắc Ireland, làm nơi giam giữ hàng chục ngàn tù nhân mà không cần tuyên án.

Trại tập trung của Anh ở Bắc Ireland ẩn chứa sự thật rùng mình

Vào mùa thu năm 1969, tại Bắc Ireland, lãnh thổ thuộc quyền cai quản của Vương quốc Anh, bỗng xảy ra nhiều vụ đụng độ vũ trang giữa lực lượng theo đạo Tin Lành và các tổ chức vũ trang nhỏ của người Thiên Chúa giáo.

Đến tháng 6/1970, chính quyền Bắc Ireland hầu như không còn kiểm soát được tình hình trước làn sóng bạo lực không ngừng gia tăng khiến hàng trăm người, kể cả người Tin Lành và người Thiên Chúa giáo bị giết chết, gần 300 căn nhà bị đốt cháy.

Trai tap trung cua Anh o Bac Ireland an chua su that rung minh

Tháng 10/1970, Chính phủ Anh quyết định điều động quân đội đến Bắc Ireland để kiểm soát và ổn định tình hình nhưng vấp phải sự chống đối quyết liệt của các tổ chức vũ trang, trong đó đáng kể nhất là IRA (Quân đội Cộng hòa Ireland) và INLA (Quân đội Giải phóng Ireland).

Nhằm thẳng tay trấn áp các cuộc chống đối với quyết tâm bình ổn tình hình, Chính phủ Anh của Thủ tướng Edward Heath quyết định tiến hành kiểm tra bắt bớ và đưa đi tập trung giam giữ bất cứ cá nhân nào nghi vấn có liên quan hay quan hệ với các phe phái, tổ chức chống đối. Vì thế đã ra đời chiến dịch bắt bớ đưa đi tập trung giam giữ lớn nhất Bắc Ireland có tên gọi Demetrius.

Để triển khai chiến dịch Demetrius, quân đội Anh đã bí mật cho xây dựng nhiều trại tập trung lớn nhỏ ở Bắc Ireland, làm nơi giam giữ hàng chục ngàn tù nhân mà không cần tuyên án.

Vào sáng sớm ngày 9/8/1971, chiến dịch Demetrius được triển khai đồng loạt khắp lãnh thổ Bắc Ireland, nhưng tập trung chủ yếu tại thành phố Belfast, với sự tham gia của 6.000 binh lính Anh, 500 Cảnh sát Bắc Ireland, đó là chưa kể hàng trăm nội gián là nhân viên phản gián Anh và Bắc Ireland, được cài trước đó vào các tổ chức chống đối.

Các cuộc ruồng bố diễn ra khắp nơi, cả tại các khu dân cư của người Tin Lành và người Thiên Chúa giáo. Các tổ chức của Bắc Ireland vũ trang nổ súng phản kháng khiến tình hình trở nên căng thẳng, trong đó đáng kể nhất là vụ đánh bom tại thành phố Belfast vào ngày 21/7/1972 với 22 quả bom phát nổ cùng lúc, làm chết và bị thương 121 người, trong đó có nhiều lính Anh và Cảnh sát Bắc Ireland.

Đến tháng 12/1975, chiến dịch Demetrius buộc phải chấm dứt trước phản ứng của cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, trong 4 năm triển khai chiến dịch Demetrius, đã có 19.810 người thuộc đủ thành phần chính trị, tôn giáo ở Bắc Ireland đã bị bắt giữ đưa vào giam giữ tại các trại tập trung.

Trong số các trại tập trung được quân đội Anh bí mật xây dựng trên lãnh thổ Bắc Ireland, Trại Maze là lớn nhất và cũng khắc nghiệt nhất. Có diện tích đến 300ha, Trại Maze nguyên là một căn cứ của Không quân Anh được xây dựng vào năm 1941 tại thị trấn Long Kesh ở ngoại ô thành phố Belfast. Bên trong Trại Maze được phân thành những khu riêng biệt để giam giữ những tù nhân thuộc nhiều thành phần chính trị và tôn giáo khác nhau.

Những khu giam giữ riêng biệt này, còn gọi là H-Block, cách ly với nhau bằng những hành lang được rào chắn cẩn thận, có đèn chiếu sáng và lính gác, kèm theo chó nghiệp vụ tuần tra suốt ngày đêm. Maze được đánh giá là một trại tập trung khắc nghiệt với việc áp dụng nhiều hình thức thẩm vấn, trừng phạt vô nhân đạo không khác gì các trại tập trung của Đức Quốc xã thời Chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Tù nhân thường xuyên bị bỏ đói, bỏ khát, và bị tra tấn nếu có hành động phản kháng, hay bỏ trốn. Điểm đặc biệt là các tù nhân bị giam giữ tại Trại Maze đều không bị tuyên án. Do điều kiện giam giữ, quản thúc tại Trại Maze quá khắc nghiệt nên đã xảy ra nhiều cuộc phản kháng, đào thoát tập thể của tù nhân.

Đặc biệt, dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher, đã xảy ra cuộc tuyệt thực tập thể của gần 100 tù nhân do Bobby Sands, một chỉ huy của tổ chức INLA, cầm đầu, để phản đối việc tù nhân bị đối xử vô nhân đạo tại Trại Maze.

Ngày 5/5/1981, sau 66 ngày tuyệt thực, Bobby Sands qua đời. Đến cuối tháng 6/1981, có thêm 9 tù nhân tham gia tuyệt thực qua đời. Cái chết của Bobby Sands và một số các tù nhân tuyệt thực đã khiến Liên Hiệp Quốc phải khuyến nghị Chính phủ Anh về việc tái lập một số điều kiện giam giữ cơ bản mang tính nhân quyền tại Trại Maze.–PageBreak–

Tuy nhiên, những bí mật về các trại tập trung của Anh tại Bắc Ireland chỉ thực sự được làm rõ vào năm 2000 bởi một ủy ban đặc biệt của Quốc hội Anh có tên gọi Ủy ban Parker.

Theo điều tra của Ủy ban Parker thì Chính phủ Anh đã thiết lập tại Bắc Ireland tất cả 4 trại tập trung, ngoài Trại Maze còn có Trại Magilligan ở Hạt Londonderry, Trại Maghaberry ở Hạt Lisburn và Trại Crumlin Road Gaol ở phía bắc thành phố Belfast.

Chỉ từ năm 1970 đến năm 1999 đã có gần 40.000 người bị bắt giữ trong các cuộc ruồng bố, trong đó có nhiều người dân vô tội cũng bị bắt giữ đưa vào các trại tập trung chỉ vì vô tình cầm trong tay một tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng chống lại sự can thiệp của quân đội Anh tại Bắc Ireland lượm được đâu đó trên đường phố.

Do điều kiện giam giữ quá khắc nghiệt nên đã xảy ra vô số vụ phản kháng của tù nhân với nhân viên quản giáo của các trại tập trung, làm chết và bị thương gần 250 người. Nghiêm trọng nhất là vụ đàn áp cuộc phản kháng của 300 tù nhân tại Trại Maze vào ngày 25/9/1983 làm chết 38 tù nhân.

Tiếp đó, vào ngày 23/10/1986, tại Trại Crumlin Road Gaol đã xảy ra cuộc nổi loạn của tù nhân, toàn là thành viên các tổ chức vũ trang của người Tin Lành, làm chết 14 giám thị. Cuộc nổi loạn chỉ bị dập tắt khi quân đội Anh sử dụng xe bọc thép và 200 binh lính trấn áp thẳng tay.

Vào tháng 1/2001, theo kiến nghị của Ủy ban Parker, Chính phủ Anh quyết định giải thể Trại Maze với việc trả tự do cho 428 tù nhân còn bị giam giữ tại đây. Tuy nhiên, các Trại Magilligan, Maghaberry và Crumlin Road Gaol vẫn không bị giải thể mà được chuyển thành nhà tù thuộc sự quản lý của Chính phủ Bắc Ireland.

Lính Mỹ thấy gì khi giải phóng trại tập trung Dachau của Hitler?

(Kiến Thức) - Dachau là một trong những trại tập trung khét tiếng của trùm phát xít Hitler. Tháng 4/1945, quân đội Mỹ tiến vào giải phóng hàng ngàn tù nhân tại trại tập trung Dachau. Khi vào trong, lính Mỹ không thể quên hình ảnh đầy ám ảnh...

Lính Mỹ thấy gì khi giải phóng trại tập trung Dachau của Hitler?
Tháng 4/1945, quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch giải phóng tù nhân bị Đức quốc xã giam cầm tại trại tập trung Dachau ở miền Nam nước này.
Tháng 4/1945, quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch giải phóng tù nhân bị Đức quốc xã giam cầm tại trại tập trung Dachau ở miền Nam nước này.  

Vì sao trại tập trung của Hitler trở thành “địa ngục trần gian“?

(Kiến Thức) - Từ năm 1933 - 1945, phát xít Đức đã cho xây dựng và vận hành một số trại tập trung. Tại các trại này, hàng triệu tù nhân, chủ yếu là người Do Thái bị tra tấn, giết hại một cách tàn khốc. Thậm chí, một số còn trở thành nạn nhân các thí nghiệm hãi hùng.

Vì sao trại tập trung của Hitler trở thành “địa ngục trần gian“?
Các trại tập trung của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới 2 là một phần của kế hoạch diệt chủng, tàn sát dân Do Thái theo lệnh của trùm phát xít Hitler.
Các trại tập trung của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới 2 là một phần của kế hoạch diệt chủng, tàn sát dân Do Thái theo lệnh của trùm phát xít Hitler. 

Bí mật kinh hoàng trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã

(Kiến Thức) - Auschwitz-Birkenau nằm tại Ba Lan là trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã. Đi vào sử dụng từ năm 1940 - 1945, trại "hủy diệt" Auschwitz-Birkenau đã tàn sát hơn 1 triệu người, chủ yếu là người Do Thái và Ba Lan.

Bí mật kinh hoàng trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã
Bi mat kinh hoang trai tap trung lon nhat cua Duc quoc xa
Sau khi chiếm được Ba Lan vào năm 1939, Đức quốc xã đã tiến hành xây dựng trại tập trung Auschwitz-Birkenau nằm gần thành phố Oswiecim.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới