Trải lòng của nữ tình nguyện viên chăm sóc F0 mắc kẹt tại Sài Gòn

Thu Phương chia sẻ, người mắc COVID-19 thường rất cô đơn và tủi thân vì không có thân nhân đi cùng. Vì vậy, em xem họ như người thân của mình để chăm sóc, mỗi lúc rảnh lại tranh thủ trò chuyện, động viên.

Trải lòng của nữ tình nguyện viên chăm sóc F0 mắc kẹt tại Sài Gòn

Nguyễn Thị Thu Phương (20 tuổi) là nhân viên của một thẩm mĩ viện tại Đà Nẵng. Tháng 4 năm nay, Phương vào chi nhánh mới mở ở TP.HCM để chuyển giao công nghệ và kỹ thuật theo kế hoạch của công ty. Bất ngờ, dịch COVID-19 bùng phát, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, công việc của em phải tạm ngưng.

Phương sớm nghỉ học để đi làm. Suốt mấy năm nay, em đã quen với sự bận rộn, chưa bao giờ cuộc sống có khoảng lặng lâu đến thế. Sau những ngày ở nhà một mình, em quyết định làm một việc ý nghĩa hơn, đăng ký làm tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch.

Trai long cua nu tinh nguyen vien cham soc F0 mac ket tai Sai Gon

Thu Phương xem những bệnh nhân mắc COVID-19 như người thân của mình để chăm sóc.

Tháng 7, sau khi Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP.HCM) thành lập, Phương góp mặt trong nhóm tình nguyện viên đợt 1 hỗ trợ nhân viên y tế. Công việc của em là chăm sóc cho bệnh nhân F0, bao gồm việc ăn uống, thay tã, lau chùi vệ sinh… Bởi trước đó chỉ trải qua 1 ngày tập huấn rồi lập tức bắt tay vào công việc, ban đầu chưa quen nên em còn bỡ ngỡ và gặp khó, nhưng chỉ vài ngày sau, mọi thứ đã vào guồng.

Khi được hỏi, em có sợ khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay không? Phương cười xòa: “Em không sợ. Trước khi vào đây làm tình nguyện, chúng em đã được tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19. Hơn nữa, chúng em cũng đã sẵn sàng tâm lý có thể gặp phải chuyện bất trắc ở trong này, nhưng không vì vậy mà chúng em chủ quan”.

Phương tâm sự, em xem bệnh nhân như người nhà của mình vậy. Các cụ giống ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác… Họ vào bệnh viện đã tủi thân lắm, vì chẳng có người nhà đi cùng, nên ngoài chăm sóc cơ bản, lúc rảnh rỗi, em sẽ trò chuyện để mọi người bớt cô đơn.

Chúng tôi cũng đã chứng kiến và ấn tượng với hình ảnh cô gái nhỏ nhắn ấy đứng nắm tay cụ bà đang ngồi trên xe lăn trong ngày cụ được xuất viện. Thỉnh thoảng em lại vuốt mái tóc, chỉnh khẩu trang cho cụ, rồi trò chuyện vui vẻ. Cuối cùng, họ chia tay nhau trong lưu luyến.

Phương tiết lộ, đến nay đã gần tròn 3 tháng em tham gia tình nguyện ở bệnh viện, có một số bệnh nhân, thân nhân thỉnh thoảng vẫn nhắn tinh hỏi thăm tình hình sức khỏe khiến em vô cùng cảm động. Điều cô gái trẻ khó chấp nhận nhất trong thời gian qua là chứng kiến bệnh nhân mình chăm sóc không qua khỏi.

“Có một cô em tưởng rằng sẽ ổn, nhưng rồi bệnh trở nặng nhanh quá, cô mất mà lòng em ngổn ngang. Thương cô và thương cả gia đình cô, trước đó, họ hi vọng nhiều lắm”, Phương trải lòng.

Trai long cua nu tinh nguyen vien cham soc F0 mac ket tai Sai Gon-Hinh-2

Suốt khoảng thời gian cụ bà chờ xe để về nhà, Phương (bên trái) luôn nắm tay và trò chuyện để cụ bớt hồi hộp, lo lắng.

Gần 3 tháng ở bệnh viện, cô gái trẻ đối mặt với nhiều mất mát, nhưng em càng nhớ hơn những lần được tiễn bệnh nhân khỏe mạnh về nhà. Đó là niềm hạnh phúc chẳng gì đánh đổi được. Và nhờ những ngày cận kề bệnh nhân đang đấu tranh giữa lằn ranh sinh tử, Phương nhận ra rằng cần phải sống chậm và nghĩ về gia đình nhiều hơn. Số lần em gọi điện về quê cho cha mẹ cũng nhiều hơn.

Sắp tới, Phương sẽ kết thúc hoạt động tình nguyện, sau 3 đợt đăng ký liên tiếp. Em dự định quay trở lại với công việc và cuộc sống hằng ngày. Đối với Phương, khoảng thời gian vừa qua đã để lại nhiều cảm xúc khó quên, cũng là khoảng thời gian em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Viettel, Vinaphone, Mobifone mở gói cước hỗ trợ Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19

(Kiến Thức) - Các doanh nghiệp viễn thông di động Viettel, Vinaphone, Mobifone đã xây dựng và triển khai các gói cước Covid, theo đó với mỗi gói cước được đăng ký/gia hạn thành công, doanh nghiệp sẽ trích ra 5.000 đồng để ủng hộ vào Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19.

Viettel, Vinaphone, Mobifone mở gói cước hỗ trợ Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, làn sóng mới của Covid với các ca nhiễm chủng virus mới từ Anh và Ấn Độ, có tốc độ lây lan nhanh đặc biệt đang tàn phá nặng nề các nước láng giềng và trong khu vực, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vắc xin” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế.
Để kìm chế dịch bệnh hiệu quả, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu sớm tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định để chiến thắng đại dịch COVID-19.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?

Sống chung với dịch COVID-19 là ý kiến của nhiều người sau gần 2 năm Việt Nam chống chọi lại đại dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng, để sống chung với đại dịch, chúng ta phải đảm bảo được điều kiện phủ sóng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?
Làn sóng dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành. Số lượng ca mắc mới ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay trên cả nước là 11.794 ca (tính đến 6h sáng 26/6). Nhiều tỉnh, thành có số lượng ca mắc mới lớn như TP HCM 2.958 ca, Bắc Giang 5.530, Bắc Ninh 1.599.
“Đã đến lúc, chúng ta cần phải sống chung với dịch COVID-19” – là ý kiến được đưa ra sau gần 2 năm cả nước chống chọi cùng đại dịch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.