TQ lôi kéo Đài Loan “đấu” Nhật giành đảo Điếu Ngư/Senkaku

(Kiến Thức) - Một quan chức cấp cao Trung Quốc mạnh mẽ kêu gọi Đài Bắc bắt tay với Bắc Kinh chống lại Tokyo trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

TQ lôi kéo Đài Loan “đấu” Nhật giành đảo Điếu Ngư/Senkaku
Trong một cuộc họp báo, Phát ngôn viên của Văn phòng quan hệ đối ngoại Đài Loan của Trung Quốc Ma Xiaoguang tuyên bố, quần đảo ở Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, Tokyo gọi là Senkaku “là phần lãnh thổ vốn có của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Từ đó, ông Ma cáo buộc, chính Nhật Bản là bên gây căng thẳng với các động thái khiêu khích (chẳng hạn tuyên bố quốc hữu hóa Điếu Ngư/Senkaku) đẩy vấn đề tranh chấp lãnh thổ quần đảo này ngày càng leo thang phức tạp, dấy lên quan ngại xung đột bùng nổ trên Biển Hoa Đông, làm suy yếu hòa bình khu vực.
Đồng thời, ông Ma nhấn mạnh, người Đài Loan cũng như người Đại lục phải có trách nhiệm duy trì “sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc". Theo vị quan chức Trung Quốc, cả Đài Bắc và Bắc Kinh nên “đồng lòng” và hợp tác với nhau để bảo vệ quyền lợi chung của dân tộc.
Máy bay quân sự Trung Quốc tuần tra Điếu Ngư/Senkaku.
 Máy bay quân sự Trung Quốc tuần tra Điếu Ngư/Senkaku.
Lời kêu gọi của ông Ma xuất phát từ việc nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu mới đây đưa ra tuyên bố tái khẳng chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku và cáo buộc Nhật Bản 119 năm trước đã chiếm đoạt quần đảo bất hợp pháp.
Dù vậy, Đài Loan nhiều lần từ chối thẳng thừng lời kêu gọi bắt tay hợp tác chống Nhật trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku của Trung Quốc. Đài Bắc khẳng định, muốn đi một con đường riêng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật và sẽ cố gắng đàm phán song phương về vấn đề này.
Tại Biển Đông, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đang nỗ lực giảm căng bằng cách đưa ra sáng kiến hòa bình kêu gọi các bên liên quan gác tranh chấp để hợp tác thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực.

Tàu tuần duyên Trung Quốc áp sát Senkaku/Điếu Ngư

(Kiến Thức) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm nay cho hay, 3 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản, tới gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tàu tuần duyên Trung Quốc áp sát Senkaku/Điếu Ngư

Cũng theo cơ quan này, vụ việc trên diễn ra vào lúc 9h hôm nay (theo giờ địa phương). Khi đó, ba tàu Haijing 2166, Haijing 2350 và Haijing 2506 đi vào vùng biển của Nhật khoảng 60 km trong vòng 3 giờ. Lần gần đây nhất Trung Quốc hành động như vậy là vào hôm 22/11.

Trung Quốc đưa tàu tuần duyên tới gần quần đảo Senkaku.Điếu Ngư sau tuyên bố lập ADIZ ở Biển Hoa Đông. (Ảnh minh họa)
Trung Quốc đưa tàu tuần duyên tới gần quần đảo Senkaku.Điếu Ngư sau tuyên bố lập ADIZ ở Biển Hoa Đông. (Ảnh minh họa)
Căng thẳng giữa Nhật và Trung ngày càng gia tăng sau khi chính quyền Tokyo mua lại ba hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng 9/2012.

Nhật đưa Điếu Ngư/Senkaku vào SGK, Trung - Hàn phẫn nộ

(Kiến Thức) - Thông tin cho rằng Tokyo lên kế hoạch củng cố chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và đảo Dokdo (do Seoul nắm quyền quản lý) vào sách giáo khoa khiến Trung, Hàn phẫn nộ.

Nhật đưa Điếu Ngư/Senkaku vào SGK, Trung - Hàn phẫn nộ

Những chiêu chống nắng nóng kỷ lục ở Australia

(Kiến Thức) - Nếu Bắc Mỹ đang chìm trong băng giá với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục thì Australia lại khốn đốn với đợt nắng nóng kinh hoàng đầu năm.

Những chiêu chống nắng nóng kỷ lục ở Australia
Đợt nắng nóng kinh hoàng đang hoành hành ở Australia dẫn đến cháy rừng và đe dọa tính mạng con người (dễ xảy ra tình trạng say nắng, mất nước..) Trong ảnh, một cô gái tắm mình dưới đài phun nước để hạ nhiệt.
Đợt nắng nóng kinh hoàng đang hoành hành ở Australia dẫn đến cháy rừng và đe dọa tính mạng con người (dễ xảy ra tình trạng say nắng, mất nước..) Trong ảnh, một cô gái tắm mình dưới đài phun nước để hạ nhiệt.
Một chàng thanh niên trẻ dốc thẳng chai nước lớn vào ngực cho mát.
 Một chàng thanh niên trẻ dốc thẳng chai nước lớn vào ngực cho mát.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.