TQ điều chiến đấu cơ đối phó tàu Mỹ tuần tra Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc vội điều máy bay, tàu chiến giám sát chiến hạm USS William P. Lawrence tuần tra khu vực 12 hải lý quanh rạn san hô Đá Chữ Thập ở Biển Đông.

TQ điều chiến đấu cơ đối phó tàu Mỹ tuần tra Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hai máy bay chiến đấu và ba tàu chiến đã được huy động trong ngày 10/5 để giám sát tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence của Mỹ và yêu cầu tầu này rời khỏi khu vực. Cũng trong ngày, phía Trung Quốc tố cáo việc Mỹ đưa tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence đi sát Đá Chữ Thập là một mối đe dọa đối với hòa bình và chứng tỏ việc Bắc Kinh lắp đặt các thiết bị quân sự ở khu vực này là cần thiết.
TQ dieu chien dau co doi pho tau My tuan tra Bien Dong
Tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence (DDG-110) tuần tra trên biển. Ảnh militaryfactory.com 
Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng hành động tuần tra của Mỹ "một lần nữa chứng minh việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở phòng thủ trên các rạn san hô có liên quan ở quần đảo Nam Sa (Quần đảo TRường Sa) là hoàn toàn hợp lý và hoàn toàn cần thiết". Ông Lục Khảng nói tàu chiến Mỹ đã xâm nhập trái phép “vùng biển Trung Quốc”.
Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban cho biết, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence ngày 10/5 đã đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh rạn san hô Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép đường băng dài 3.000 mét trên đó.
Phát ngôn viên Urban cho biết Hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải để "thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng" của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Urban nói: “Tuyên bố chủ quyền quá đáng (của Trung Quốc ở Biển Đông) không phù hợp với luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), với ý hạn chế quyền tự do hàng hải mà Mỹ và tất cả các nước được quyền tiến hành”.
Phát biểu tại Việt Nam, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết chiến dịch tuần tra tự do hàng hải này có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia nhỏ hơn. Ông Russel tuyên bố: "Nếu hải quân hùng mạnh nhất thế giới không thể đi vào những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép, thì hải quân của các nước nhỏ hơn có thể làm được những gì?”
Học giả Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông của Viện Ishak Yusof ở Singapore, nhaanjk định: "Đá Chữ Thập được coi là nhạy cảm vì nó là trung tâm của các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông trong tương lai. Cơ sở hạ tầng ở Đá Chữ Thập đã được mở rộng, bao gồm một hải cảng nước sâu lớn và đường băng dài 3000 mét. Thời điểm tuần tra (của khu trục tên lửa USS William P. Lawrence) là đáng chú ý. Nó thể hiện quyết tâm của Mỹ trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuối tháng này”.
Các quan chức Hải quân Mỹ tin rằng Trung Quốc có kế hoạch bắt đầu các hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép trên bãi cạn Scarborough, nằm ở phía bắc Quần đảo Trường Sa và trong Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (370 km) của Philippines.

Video Mỹ điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. (Nguồn VTC):

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Đại hội Đảng có dẫn đến cải cách lớn ở Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Sau gần 40 năm, Bình Nhưỡng mới tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 7 để đề ra hướng đi mới cho CHDCND Triều Tiên trong những năm tiếp theo.

Đại hội Đảng có dẫn đến cải cách lớn ở Triều Tiên?
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 6/5/2016, Đại hội Đảng lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) đã khai mạc tại “Nhà văn hóa 25/4” ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Dai hoi Dang co dan den cai cach lon o Trieu Tien?
Thủ đô Bình Nhưỡng trước thềm Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh AP 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.