TP.HCM sẽ có chỉ thị mới về phòng chống dịch và mở cửa

TP.HCM đang chuẩn bị một chỉ thị mới, dự kiến ban hành và có hiệu lực từ 0 giờ ngày 1-10.

Chiều 26-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình phòng chống dịch trên địa bàn.
Lý do TP.HCM muốn áp dụng quy định riêng để mở cửa
Liên quan đến Công văn 3165 của UBND TP.HCM gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến áp dụng quy định riêng đối với việc mở cửa kinh tế, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, cho biết TP.HCM có hai đề nghị với Thủ tướng. Thứ nhất là đề nghị cho phép TP.HCM áp dụng quy định riêng do Thủ tướng quyết định để có thể mở cửa nền kinh tế. Thứ hai là quan tâm ưu tiên vaccine cho TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để sớm đạt độ bao phủ theo quy định của Hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”(hiện đang còn là dự thảo).
Lý giải về lý do TP.HCM đưa ra đề nghị này, ông Phạm Đức Hải cho biết theo dự thảo Hướng dẫn của Bộ Y tế về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” có một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn phòng chống dịch tại TP.HCM, cũng như chưa phù hợp với thực tiễn về lịch sử, địa lý, dân số... của TP. “Do đó, chủ tịch UBND TP.HCM có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép áp dụng quy định riêng phù hợp hơn với tình hình thực tế và tình hình chống dịch tại địa bàn TP.HCM” - ông Hải nói.
TP.HCM se co chi thi moi ve phong chong dich va mo cua
Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: TÁ LÂM
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc đi lại, dỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch từ sau ngày 30-9, ông Phạm Đức Hải cho biết TP.HCM đang chuẩn bị một chỉ thị mới, dự kiến ban hành và có hiệu lực từ 0 giờ ngày 1-10, do vậy bây giờ đang trong quá trình chuẩn bị.
Nói thêm về vấn đề tháo gỡ rào chắn kiểm soát dịch, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết lộ trình tháo gỡ rào chắn ở TP cũng đang được dự thảo. Sở này cũng đang tham mưu cho UBND TP về tổ chức giao thông trong TP và giao thông liên vùng sau ngày 1-10. Riêng đối với vấn đề lưu thông liên vùng cần có ý kiến của các địa phương khác.
Sở Y tế: “TP.HCM đã đi qua đỉnh điểm của dịch”
Tại buổi họp báo, PV đã đặt câu hỏi về việc đánh giá tình hình dịch của TP.HCM dựa trên năm chỉ số trong dự thảo Hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” mà Bộ Y tế vừa công bố.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết vừa qua, TP đã lập 22 đoàn kiểm tra, đánh giá từng quận/huyện, phường/xã trên địa bàn TP. “Qua các cuộc kiểm tra này, TP.HCM sẽ có tổng kết nên lúc này quá sớm để đánh giá TP đang ở mức độ nào” - bà Mai nói và cho rằng hướng dẫn của Bộ Y tế mới chỉ tạm thời nên các đơn vị đang rà soát từng chỉ tiêu để có kế hoạch thực hiện.
Về số giường ICU có đáp ứng hay không, bà Mai cho biết giường ICU được hiểu là giường có hệ thống máy thở và các thiết bị y tế hiện đại. “TP.HCM có 3.286 giường ICU, như vậy số giường này đảm bảo phục vụ tốt cho người dân” - bà Mai nói.
Trả lời câu hỏi về kế hoạch thu hẹp bệnh viện (BV) dã chiến để trả lại công năng ban đầu cho các cơ sở được trưng dụng, bà Mai cho biết quan điểm phòng chống dịch của ngành y tế TP.HCM trước sau như một là tăng cường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu. Từ đó, Sở Y tế cho biết tùy theo tình hình dịch bệnh, TP sẽ có kế hoạch thu hẹp các BV dã chiến theo lộ trình phù hợp.
“Hiện nay, TP.HCM đã qua đỉnh điểm của dịch, cũng như việc chống dịch đang ở mức độ có hiệu quả rất tốt” - bà Mai nói và cho biết từ nay đến cuối năm, ngành y tế sẽ có kế hoạch cụ thể về vấn đề này. Trước tiên, đối với các BV ở vùng xanh, từ nay đến cuối tháng 9 sẽ trả lại công năng ban đầu để tham gia điều trị bệnh nhân không phải COVID-19, gồm BV quận 7 và BV đa khoa Củ Chi.
Còn đối với BV dã chiến thu dung, bà Mai cho biết khi các BV đã hoàn thành sứ mệnh, tức là khi không còn bệnh nhân COVID-19 thì cơ sở đó sẽ thu hẹp lại. Theo lịch trình, các BV dã chiến thu dung tại khu vực quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ dần thu hẹp từ nay đến hết năm 2021 để trả lại trường học cho các cơ sở giáo dục.
Tỉ lệ dương tính và số bệnh nhân nặng thở máy ngày càng giảm
Ông Phạm Đức Hải cho biết tính đến 18 giờ ngày 25-9, TP.HCM có 367.081 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Hiện đang điều trị cho 39.208 bệnh nhân, trong đó có 3.751 trẻ em dưới 16 tuổi. Số bệnh nhân nặng đang thở máy ngày càng giảm, chỉ còn 1.918 trường hợp và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Riêng trong ngày 25-9 có 3.512 bệnh nhân nhập viện, có 3.495 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ đầu tháng 1 đến nay là 190.573 người), 131 trường hợp tử vong trong ngày, nâng tổng số tử vong cộng dồn từ đầu tháng 1 đến nay là 14.378 người. Tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm đến ngày 25-9 là hơn 9,4 triệu mũi.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết mỗi ngày số mẫu lấy được trên 1 triệu mẫu và tỉ lệ dương tính liên tục giảm qua từng đợt. Ông Tâm cho rằng đó là tín hiệu đáng mừng.
Cụ thể, từ ngày 22 đến 25-9, tỉ lệ dương tính trên toàn TP.HCM giảm từ 0,4% xuống còn 0,2%. Cụ thể, tỉ lệ dương tính các vùng đã giảm như sau: Vùng xanh giảm từ 0,2% xuống 0,1%; vùng cận xanh giảm từ 0,3% xuống 0,2%; vùng vàng có tỉ lệ dương tính không đổi là 0,2%; vùng cam giảm từ 0,6% xuống 0,3% và vùng đỏ giảm từ 0,7% xuống 0,4%.

TP.HCM đề nghị các địa phương phối hợp đưa người dân về quê

Dịch Covid-19 bùng phát: Sở Y tế TP.HCM sẽ ưu tiên xét nghiệm và trả kết quả cho người rời TP.HCM về quê theo danh sách đăng ký trước. Sở GTVT cũng phối hợp tạo thuận lợi trong di chuyển.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa có văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phối hợp tổ chức đưa người dân từ TP.HCM về các tỉnh, thành trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Theo đó, để tránh tình trạng người dân tự ý di chuyển bằng xe cá nhân, không đảm bảo yêu cầu về kiểm soát, phòng, chống dịch, UBND TP.HCM đề nghị các tỉnh gửi kế hoạch tổ chức đưa người dân đang cư trú tại TP.HCM về địa phương.

Ý nghĩa của việc huy động quân đội giúp TP.HCM chống dịch

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng với sự tham gia của quân đội, tính kỷ luật trong chống dịch được nâng cao, người dân sẽ tuân thủ và chấp hành tốt hơn.

“Quân đội đã sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng, theo yêu cầu của TP.HCM và các tỉnh. Bộ Quốc phòng sẽ làm việc trực tiếp với từng địa phương để tính toán phương án cung ứng hàng hóa cho nhân dân TP.HCM và các tỉnh”, đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng, khẳng định với Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ tối 19/8.

Một ngày sau, lãnh đạo Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần) cho biết đến ngày 23/8, các chuyến bay dân dụng sẽ đưa 1.000 quân nhân từ Hà Nội vào TP.HCM. Số quân nhân này là y bác sĩ, giảng viên và học viên của Học viện Quân y.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.