TP.HCM kiến nghị tăng thuế bất động sản để “hạn chế” đầu cơ

Nhằm đảo bảo sự công bằng trong tiếp cận nhà ở của người dân, UBND TP.HCM vừa có những kiến nghị lên Bộ Xây dựng ban hành một số giải pháp về thuế đối với thị trường bất động sản trong trường hợp TP.HCM là đô thị đặc biệt.

Cụ thể là áp dụng mức thuế suất cao đối với bất động sản thứ hai trở lên và các giao dịch bất động sản diễn ra trong thời gian ngắn sau khi mua (trong vòng 1 năm), thu thuế tài sản trên đất và giá trị tăng thêm của đất và bất động sản trên đất từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng.
TP.HCM kien nghi tang thue bat dong san de “han che” dau co
 TP.HCM yêu cầu áp dụng mức thuế cao đối với bất động sản thứ 2 trở lên.
Về huy động vốn, TP.HCM cho rằng, Bộ Xây dựng cần phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình, huy động vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đầu tư tài chính trong và ngoài nước, ban hành cơ chế huy động vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị, nghiên cứu tạo hành lang pháp lý cho một số công cụ tài chính mới cho thị trường bất động sản phát triển.
Trước mắt, TP.HCM kiến nghị cho phép thí điểm một số công cụ tài chính mới cho thị trường bất động sản như Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ tín thác bất động sản REITS, nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản.
Về chính sách nhà ở xã hội, Bộ cần xem xét cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở năm 2014.
Bên cạnh đó, Bộ cần chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện cho vay ưu đãi và chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội theo khoản 5 điều 13 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình nhà ở xã hội và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác phân loại đô thị đối với trường hợp TP.HCM là đô thị đặc biệt.
Theo báo cáo UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện có 29 dự án phát triển nhà ở quy mô lớn, trong đó có 2 dự án với quy mô sử dụng đất từ 50ha trở lên và 27 dự án có tổng mức đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên hoặc quy mô căn hộ từ 1.500 căn trở lên.

Uber đã nộp thuế bao nhiêu, được quản lý thế nào?

(Kiến Thức) - Vấn đề thu thuế của Uber tại Việt Nam luôn khiến dư luận tò mò. Nhiều người muốn biết đến nay Uber đã đóng bao nhiêu thuế và chịu sự quản lý thế nào?

Liên quan tới câu chuyện thu thuế của Uber tại Việt Nam, trong chương trình Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Việt Nam sẽ thích ứng như thế nào với các hiện tượng mới của nền kinh tế?” do báo Vietnamnet tổ chức ngày 20/2/2017, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng – Trưởng ban cải cách, hiện đại hóa - Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính, đã có những chia sẻ về vấn đề này.
Theo đó, ông Tiến cho biết, cho đến nay, theo dữ liệu của cơ quan thuế, Uber đã nộp gần 30 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó, nghĩa vụ thuế nhà thầu khoảng gần 10 tỷ đồng, còn lại kê khai nộp hộ các lái xe tham gia mạng lưới khoảng hơn 20 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp thoát phiền nhờ “Hóa đơn điện tử”

(Kiến Thức) - Sự ra đời của hóa đơn điện tử đã giúp rất nhiều doanh nghiệp thoát khỏi sự phiền phức khi sử dụng hóa đơn giấy.

Điều này đã làm tăng năng suất lao động cũng như đem lại nhiều tiện ích trong công tác quản trị doanh nghiệp.
Kể từ khi được Bộ Tài chính chính thức triển khai năm 2011, đến nay hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy, trở thành sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp. Tính đến tháng 11/2016, cả nước có hơn 800 doanh nghiệp thực hiện hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.