TP.HCM cần làm 3 việc nếu không muốn quá tải hệ thống y tế

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 đưa ra 3 giải pháp tránh quá tải y tế cho TP.HCM khi số người mắc COVID-19 ngày càng tăng.

TP.HCM cần làm 3 việc nếu không muốn quá tải hệ thống y tế
Theo BS Trương Hữu Khanh, có 3 việc TP.HCM cần làm để giảm tải cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 khi ca F0 mỗi ngày luôn ở 4 con số.
Phân loại bệnh nhân
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), hiện thành phố đang điều trị cho 33.467 bệnh nhân mắc COVID-19. Trong đó 362 bệnh nhân nặng đang thở máy và 10 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Với con số này, BS Khanh cho rằng, số bệnh nhân sẽ không dừng lại ở đó và TP.HCM sẽ có thể đối diện với việc quá tải hệ thống y tế. Do vậy, phương án quan trọng thứ nhất hiện nay là phải phân loại bệnh nhân. Tức là không cần chuyển đi gấp mà hãy phân loại các trường hợp F0 trước khi chuyển họ đến các nơi điều trị. Và cần phải thu xếp xong xuôi nơi tiếp nhận thì mới chuyển bệnh nhân đến.
TP.HCM can lam 3 viec neu khong muon qua tai he thong y te
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1. 
Đối với bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng, ví dụ người bệnh là người béo phì, người trên 65 tuổi, người có bền nền thì lúc đó thu xếp chuyển nhanh. Còn lại những người trẻ, khỏe, không triệu chứng thì thu xếp chuyển đến bệnh viện sau, hướng dẫn họ chăm sóc sức khỏe và các biện pháp phòng dịch tại nhà và chờ đợi.
“Mình không nên vội vàng chuyển bệnh nhân đi gấp, chỉ những người nặng thì bắt buộc. Tất cả những người còn lại (không triệu chứng, nhẹ, không bệnh nền, trẻ khỏe…) giải thích để họ hiểu, ở nhà chờ và bình tĩnh. Khi có chỗ cách ly và điều trị rồi sẽ chuyển đi sớm nhất có thể. Cái đó phải phối hợp phân loại và đều phối”, BS Khanh nói.
Thứ hai là phải có hệ thống phối hợp điều hành, có bộ phận điều phối tất cả các bệnh viện ở TP.HCM để biết nơi nào thiếu, nơi nào thừa để đưa bệnh nhân đến chứ không “lấp đầy bệnh nhân chỗ này xong lấp đầy chỗ khác”.
“Điều đó rất quan trọng bởi vì nếu chỗ cần thở oxy mà lại quá tải trong khi chỗ không cần thở oxy lại để trống oxy là không nên. Chỗ cần thở oxy là chỉ có người nặng thôi, những người khác không cần thì ở nơi khác. Nên phải điều phối mỗi ngày, mỗi giờ thì mình mới giải quyết quá tải được”, BS Khanh nhấn mạnh.
Ngoài việc phân loại F0 trước khi chuyển điều trị, BS Khanh còn cho rằng phải phân loại lại tuyến điều trị. Bệnh nhân nhẹ ở tuyến trên khi hết giai đoạn nguy cơ thì phải chuyển về tuyến dưới, để tuyến trên giữ sức mà điều trị cho bệnh nhân nặng.
“Nếu trường hợp quá đông nữa, chắc chắn cách ly tại nhà một thời gian ngắn đối với nhữnng người nhẹ (không triệu chứng), đủ điều kiện cách ly tại nhà mà bệnh viện chưa đảm đương được, khi các F0 xuất viện thì chuyển các bệnh nhân này vào”, BS Khanh nêu ý kiến.
TP.HCM can lam 3 viec neu khong muon qua tai he thong y te-Hinh-2
TP.HCM đối diện nguy cơ quá tải y tế khi số bệnh nhân COVID-19 tăng mỗi ngày. 
Cho F0 xuất viện sớm
Theo BS Khanh, F0 xuất viện sớm đã được Bộ Y tế cho phép và hướng dẫn cụ thể, TP.HCM cần nghiên cứu và áp dụng ngay việc này để tránh quá tải các cho các bệnh viện điều trị COVID-19.
Các trường hợp F0 không có triệu chứng đang được điều trị cách ly tại hệ thống bệnh viện tiếp nhận, điều trị COVID-19 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR vào ngày thứ 8.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính hoặc dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30), người bệnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 vào ngày thứ 10.
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính, người bệnh sẽ được cho xuất viện, cách ly theo dõi tại nhà và phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng chống dịch COVID-19 khác.
“Ngày thứ 8 làm xét nghiệm, ngày thứ 10 âm tính cho về. Theo nghiên cứu của thế giới, sau ngày thứ 10, bệnh rất ít lây nhiễm vì hàm lượng virus trong cơ thể rất thấp và từ ngày thứ 8 trở đi rất hiếm khi trở nặng, chúng ta làm tốt khâu này sẽ giảm quá tải”, BS Khanh cho biết.
Tuy nhiên theo ông Khanh, ngoài xuất viện sớm thì việc quan trọng là phải làm sao kiểm soát lây nhiễm ngoài cộng đồng, lúc đó khối điều trị mới giảm áp lực được.
Tìm và đào tạo nhân lực thật nhanh
Việc thứ 3 mà BS Khanh nhắc đến là khâu dào tạo nhân lực y tế cho các bệnh viện dã chiến và điều trị COVID-19.
Bởi với tình hình số lượng bệnh nhân tăng mỗi ngày 4 con số hiện nay (hiện đang điều trị hơn 33.000 người dương tính), TP.HCM có thể có 50.000 người mắc COVID-19, thậm chí có thể cao hơn nữa, nguồn nhân lực sẽ không đáp ứng đủ nếu không nhanh chóng tìm và đào tạo nhân viên y tế.
“Nhiên viên y tế hiện nay là phải đào tạo, đào tạo thật là nhanh cho tất cả đội ngũ này có thể điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 và phát hiện dấu hiệu chuyển nặng, tất cả đều phải biết để khi cần là điều động”, BS Khanh nhấn mạnh.
Ngoài ra, BS Khanh cho rằng, TP.HCM phải tìm nguồn nhân lực tự nguyện hay nguồn nhân lực không phải là nhân viên y tế (không phải bác sĩ, điều dưỡng) để phục vụ những việc mà không cần bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế làm để giảm tải và giữ sức cho họ.
“Đào tạo thật là nhanh đội ngũ có thể chăm sóc bệnh nhân ở mức không cần thở oxy, nhẹ không triệu chứng, lúc đó mới bảo đảm được nguồn nhân lực y tế điều trị bệnh. Rút toàn bộ người chuyên môn cao, bác sĩ tinh túy về để điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân có triệu chứng. Trả lại, giao công việc lấy mẫu cho nhóm khác (sinh viên y khoa, y tá, hộ lý,….) thì lúc đó mới đủ điều kiện để điều trị quá tải”, BS Khanh nêu giải pháp.

Mổ cấp cứu viêm ruột thừa cho thiếu niên 16 tuổi nghi mắc COVID-19

Nam thiếu niên 16 tuổi ở Hà Nội có yếu tố nghi ngờ mắc COVID-19 đã được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phẫu thuật cắt ruột thừa trong khu cách ly.

Mổ cấp cứu viêm ruột thừa cho thiếu niên 16 tuổi nghi mắc COVID-19

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng 31/3 cho biết đêm 30/3, Khoa Ngoại sản của bệnh viện tiếp tục phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cách ly bị viêm ruột thừa. Bệnh nhân là H.T.N. (nam, 16 tuổi).

Trước đó, bệnh nhân N. và gia đình trong tháng 3 có đến chăm sóc ông nội điều trị tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi Khoa Thần kinh phát hiện có người mắc COVID-19, cả nhà bệnh nhân phải cách ly tại nhà. 3 ngày gần đây, bệnh nhân sốt 37,9 đến 38,3 độ C.

Twitter “trúng quả lớn” vì Tổng thống Trump nhiễm COVID-19

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiễm COVID-19 trở thành chủ đề nóng nhất Twitter hiện tại với loạt phản ứng khác nhau từ thành viên hai đảng và dư luận thế giới.

Twitter “trúng quả lớn” vì Tổng thống Trump nhiễm COVID-19
Đêm 1/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức xác nhận ông và phu nhân, bà Melania Trump, đã dương tính với COVID-19. Cặp đôi quyền lực nhất nước Mỹ đang phải cách ly chỉ một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.
Twitter “trung qua lon” vi Tong thong Trump nhiem COVID-19
Bài đăng thông báo nhiễm COVID-19 của Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng BYT kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang

Bản tin sáng 18/4 của Bộ Y tế cho biết, không có ca mắc COVID-19. Như vậy tạm thời 12h trôi qua, số ca mắc COVID-19 ở nước ta vẫn là 2.781 ca. 

Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng BYT kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin tại tỉnh Kiên Giang. 

Đến 6h sáng ngày 18/4, Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã 64 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng;

- Hà Nội 61 ngày và Hải Phòng 54 ngày, Hải Dương đã 24 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Số ca mắc COVID-19 của thế giới

- Cả thế giới có 141.264.686 ca mắc, trong đó 119.879.311 ca đã khỏi bệnh; 3.022.247 ca tử vong và 18.363.126 ca điều trị (106.751 ca diễn biến nặng)

- Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 633.855 ca, tử vong tăng 7.508 ca.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 40.443, trong đó:

Sang 18/4: Khong co ca mac COVID-19; Bo truong BYT kiem tra phong chong dich tai Kien Giang
 

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 529

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.660

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.254.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta đến nay là 2.445 /2.781

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 45 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 11 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 16 ca; số ca âm tính lần 3 là 18 ca.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, sáng nay 18/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác của Bộ Y tế tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại tỉnh Kiên Giang.

Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống COVID-19 vừa diễn ra, ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang cho biết, công tác phòng chống dịch tại các tỉnh biên giới Tây Nam đang rất căng thẳng, trong bối cảnh số ca mắc tại các nước láng giềng … tăng mạnh.

Thời gian qua, việc kiểm soát các ca nhập cảnh qua đường mòn, lối mở, trên biển không dễ dàng.

Ông Phúc dẫn chứng, Kiên Giang có 56km biên giới đường bộ, hơn 200km đường bờ biển, hàng ngày có hàng ngàn tàu cá, tàu chở dầu, chở nhu yếu phẩm của các nước cùng hoạt động nên việc kiểm soát xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn. Riêng từ ngày 20/2 đến nay, có 1.262 người về nước từ các nước giáp biên giới (cả hợp pháp và trái phép), trong đó đã có 36 ca dương tính, 8 ca nghi ngờ.

Hiện tại, tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 khi nhập cảnh đều được chuyển vào Trung tâm Y tế huyện Hà Tiên điều trị. Tuy nhiên Trung tâm này rất bé, chỉ điều trị được khoảng 30 bệnh nhân, nâng cấp tối đa cũng chỉ lên được 50 giường.

Trước tình hình trên, Kiên Giang kiến nghị Bộ Y tế sớm xem xét cho địa phương trình Thủ tướng thành lập bệnh viện dã chiến.

“Thông thường, bệnh viện dã chiến được thiết lập khi số ca nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh, nhưng với Kiên Giang, bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân từ biên giới về. Chúng tôi nhận định, bệnh viện này có thể tồn tại trong 1-2 năm tới cho đến khi dịch tại Campuchia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á kiểm soát được”- ông Phúc lý giải.

Lãnh đạo Sở Y tế Kiên Giang cho biết thêm, không thể sử dụng Trung tâm Y tế Hà Tiên thành bệnh viện dã chiến, vì kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.