TPCN Senoferum “vẽ” ra công dụng điều trị bệnh ung thư?

Liên tục nhắc đến những cụm từ “điều trị ung thư”, sản phẩm Senoferum được phân phối độc quyền bởi Công ty Phi Long liệu có đang thổi phồng công dụng?

TPCN Senoferum “vẽ” ra công dụng điều trị bệnh ung thư?
Xuất hiện trên website senoferum.vn và một số trang thương mại điện tử khác, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Senoferum Plus do Công ty TNHH Phi Long, địa chỉ tại số 69, phố Võng Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội được quảng cáo với vô số công dụng thần kỳ, như: Ức chế và làm giảm kích thước khối u; tiêu diệt tế bào ung thư; ngăn ngừa sự tái phát và xâm lấn di căn; giảm tác dụng phụ hóa xạ trị; tăng cường hệ miễn dịch gấp 10 lần; tác dụng ngay sau 30 ngày; giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị như mệt mỏi, chán ăn; tác động trực tiếp tới tế bào ung thư và không ảnh hưởng tới tế bào lành…
TPCN Senoferum “ve” ra cong dung dieu tri benh ung thu?
 Senoferum quảng cáo có khả năng giúp người bệnh "chiến thắng" ung thư?
Những lời quảng cáo có cánh trên khiến không ít người nghĩ rằng Senoferum dó Công ty Phi Long phân phối là một thứ thần dược, là giải pháp điều trị được nhiều loại bệnh ung thư khác nhau như: Ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa, u hạch bạch huyết, ung thư gan, ung thư dạ dày.
Với giá thành 2.950.000 đồng/sản phẩm, đây quả thực là cái giá quá rẻ so với số tiền mà những bệnh nhân ung thư phải bỏ ra để xạ trị, hay sử dụng các loại thuốc điều trị đắt đỏ. Thế nhưng, thực phẩm chức năng này có đúng như những gì mà Công ty Phi Long quảng cáo?
Theo những gì Công ty Phi Long quảng cáo, thì Senoferum là sản phẩm được nghiên cứu và chứng nhận tại Hàn Quốc, khi nhập về Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng quốc tế GMP, được Viện nghiên cứu Hàn Quốc chứng nhận. Quả thực, Senoferum có các loại giấy tờ trên, thậm chí được Công ty Phi Long đăng tải công khai. Thế nhưng, những giấy tờ trên lại chẳng có cái nào liên quan đến việc sản phẩm này có tác dụng điều trị… ung thư.
TPCN Senoferum “ve” ra cong dung dieu tri benh ung thu?-Hinh-2
 Các giấy tờ, chứng nhận được Công ty Phi Long quảng cáo chẳng hề liên quan đến tác dụng chữa bệnh ung thư
Cụ thể, chứng nhận GMP (Good manufacturing practice) là hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng. GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất. Các rủi ro chính là: Ô nhiễm không mong muốn của sản phẩm; nhãn ghi không không đúng với đăng ký với cơ quan quản lý; thành phần hoạt chất không đủ hoặc quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm hoặc để lại tác dụng phụ…
Còn chứng nhận của Viện nghiên cứu Hàn Quốc lại chỉ chứng nhận rằng sản phẩm Senoferum phù hợp để sử dụng cho con người.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các trang nước ngoài, sản phẩm này có chức năng chính là bổ sung kẽm nhằm cân bằng hệ miễn dịch và ổn định quá trình phân bào, tuyệt nhiên không nhắc gì đến bệnh ung thư hay tăng cường hệ miễn dịch. Vậy thì khả năng “điều trị ung thư” đang được quảng cáo có thể nào là do Công ty TNHH Phi Long tự vẽ ra để trục lợi từ những bệnh nhân ung thư?
Bên cạnh việc đăng tải chứng nhận của Bộ Y tế, Công ty TNHH Phi Long còn sử dụng hình ảnh của những người được cho là bệnh nhân ung thư để quảng cáo sản phẩm. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm đến điểm b, Khoản 4, Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Cụ thể: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thuốc.”
TPCN Senoferum “ve” ra cong dung dieu tri benh ung thu?-Hinh-3
 Video phỏng vấn những "bệnh nhân" ung thư do Công ty Phi Long đăng tải
Website được Công ty Phi Long dùng để quảng cáo cho sản phẩm Senoferum đồng thời cũng chưa được đăng ký với Bộ Công thương, mặc dù theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại… ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.
Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quảng cáo sản phẩm Senoferum của Công ty TNHH Phi Long, đảm bảo thị trường TPCN lành mạnh, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại của bệnh nhân ung thư nói riêng và người tiêu dùng.

Góc khuất sau hào quang kiếm tiền tỷ từ buôn bán thực phẩm chức năng

Những nhân vật sáng lập ra sản phẩm được gây dựng hình ảnh như một "thủ lĩnh quốc dân", toàn tài toàn đức, gia đình vô cùng hạnh phúc... khiến bao người khác nhất nhất muốn noi theo.

Góc khuất sau hào quang kiếm tiền tỷ từ buôn bán thực phẩm chức năng
Không khó để nhận thấy, thực phẩm chức năng (TPCN) đang là thị trường tiềm năng tại Việt Nam cùng với đó là sự bùng nổ của các doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh mặt hàng này.

Bát nháo quảng cáo TPCN, TPBVSK: Buông lỏng, khiến lòng tin bị lợi dụng

Không chỉ trên mạng xã hội, thông tin quảng cáo TPCN, TPBVSK cũng xuất hiện nhan nhản khắp các trang thông tin điện tử, thậm chí cả báo chính thống. Đáng nói phần đa thông tin đưa sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng...

Bát nháo quảng cáo TPCN, TPBVSK: Buông lỏng, khiến lòng tin bị lợi dụng
Lòng tin bị lợi dụng

Nghệ sĩ quảng cáo thuốc và TPCN sai sự thật phải chịu trách nhiệm ra sao?

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, nghệ sĩ vô ý hoặc cố ý vi phạm quy định của luật quảng cáo, quảng cáo các sản phẩm hàng hóa dịch vụ bị cấm, gian dối, sai sự thật,… sẽ gây hệ lụy rất xấu cho xã hội, thậm chí nghệ sĩ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghệ sĩ quảng cáo thuốc và TPCN sai sự thật phải chịu trách nhiệm ra sao?
Thời gian gần đây, có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc,… đăng tải các bài viết, video clip trên mạng xã hội giới thiệu, quảng cáo về hiệu quả sử dụng một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm.
Điển hình như nghệ sĩ Q.L, nghệ sĩ V.D, nghệ sĩ H.V, diễn viên P.O, ca sĩ Đ.T…, thường xuyên livestream quảng cáo kem dưỡng da, quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, ung thư dạ dày, u xơ, u nang, viêm họng,… Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng của nhiều sản phẩm không “thần kỳ” như những gì các nghệ sĩ đã miêu tả, không đúng với quy định pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.