TPBVSK Albuglucan quảng cáo là “thuốc”, vi phạm qui định nào?

(Kiến Thức) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ra thông báo về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Albuglucan đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

TPBVSK Albuglucan quảng cáo là “thuốc”, vi phạm qui định nào?
Trong thời gian vừa qua, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các website: nhathuocngocanh.com và nhathuoctamduc.com.vn đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Albuglucan vi phạm, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; Quảng cáo sản phẩm thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.
TPBVSK Albuglucan quang cao la “thuoc”, vi pham qui dinh nao?
 
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty Cổ phần Dược phẩm Rus Pharma (địa chỉ: Số 2 ngõ 199 phố Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, tại thời điểm này, sau khi Cục An toàn thực phẩm có thông báo cảnh báo người tiêu dùng, trên trang web nhathuoctamduc.com.vn/ hiện không còn thông tin sản phẩm. Tuy nhiên, trên trang web nhathuocngocanh.com/san-pham/albuglucan/ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Albuglucan vẫn được quảng cáo và chào bán với giá 1.500.000đ. Cụ thể, tại đường dẫn này, TPBVSK Albuglucan được quảng cáo “là một sản phẩm của công ty Pharmaxx Inc, được dùng trong điều trị hỗ trợ miễn dịch, với các thành phần là albumin và Betaglucan”.
Nội dung quảng cáo này cũng nêu công dụng từng thành phần sản phẩm, cụ thể: “Hoạt chất Albumin: tham gia vào cấu trúc của nhiều mô trong cơ thể, có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, đóng vai trò to lớn trong việc chống nhiễm trùng và giúp hồi phục chấn thương nhanh chóng; Hoạt chất Betaglucan: hoạt động theo cơ chế đại thực bào, có tác dụng chống nhiễm trùng, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch”. Nội dung quảng cáo này cũng khẳng định công dụng “điều trị cho những người có hệ miễn dịch suy yếu” của sản phẩm.
Không chỉ tại hai trang web bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo, TPBVSK Albuglucan còn được quảng cáo rầm rộ là “thuốc” tại đường link muathuocgiagoc.com/thuoc-albuglucan-my-mua-o-dau-gia-bao-nhieu/ Theo thông tin trên trang web muathuocgiagoc.com này Albuglucan không chỉ được quảng cáo lấp lửng gây hiểu nhầm là thuốc mà được khẳng định với tên gọi “thuốc Albuglucan”.
TPBVSK Albuglucan quang cao la “thuoc”, vi pham qui dinh nao?-Hinh-2
Nội dung quảng cáo "thuốc Albuglucan" trên trang muathuocgiagoc.com 
Thậm chí trang này còn giới thiệu “Thuốc Albuglucan được nhập khẩu chính hãng từ Mỹ bởi Công ty Dược phẩm Rus – Việt Nam, đã được Cục quản lý Dược phẩm kiểm duyệt và Bộ y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm”. Tuy nhiên, kết quả trên hệ thống tra cứu của Cục An toàn thực phẩm tại hai cổng tra cứu là “Hệ thống cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP” và “Đăng ký cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm” đều không có thông tin về sản phẩm Albuglucan cũng như bởi Công ty Dược phẩm Rus – Việt Nam???
TPBVSK Albuglucan quang cao la “thuoc”, vi pham qui dinh nao?-Hinh-3
Không có thông tin sản phẩm Albuglucan trên hệ thống tra cứu của Cục ATTP 
Như vậy, có thể thấy rõ 3 sai phạm của nhãn hàng TPBVSK Albuglucan: (1) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; (2) quảng cáo sản phẩm thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; (3) quảng cáo dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.
Với cách quảng cáo vượt quá khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của thực phẩm chức năng khiến người bệnh hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh, thậm chí khẳng định sản phẩm là thuốc, nhãn hàng Albuglucan đã có dấu hiệu vi phạm khoản 3, Điều 3 của Thông tư 08/2013/TT – BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Thông tư này quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là “Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh”. Ngoài ra, theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo cũng nêu rõ: Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Mời quý độc giả theo dõi video: Bắt quả tang đường dây sản xuất thực phẩm chức năng bẩn

Mặc dù vi phạm quảng cáo trên các trên web kể trên đã rõ, tuy nhiên qua quá trình hậu kiểm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Rus Pharma không thừa nhận các website nêu trên của Công ty, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Albuglucan trên các website này.
Vì vậy, để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Albuglucan quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên.

TPCN Kvoimen vẫn ngang ngược “cài” diễn viên Quang Thắng quảng cáo sai phạm?

(Kiến Thức) - Cùng với sản phẩm Đào Thi, TPCN Kvoimen của Dược phẩm Quốc tế Medicom bị Cục ATTP phạt 100 triệu, nhưng nhãn hàng này tiếp tục ngang ngược vi phạm quảng cáo thổi phồng TPCN như thuốc, bất chấp quy định của pháp luật.

TPCN Kvoimen vẫn ngang ngược “cài” diễn viên Quang Thắng quảng cáo sai phạm?

“Bệnh nhân tiền liệt tuyến tin TPCN Tiền Liệt Vương chữa khỏi bệnh là sai lầm!"

(Kiến Thức) - “Người có bệnh như bác Đỉnh không điều trị chuyên khoa, mà tin vào TPCN Tiền Liệt Vương của Công ty Tuệ Linh với mong muốn khỏi bệnh là sai lầm, bởi TPCN không có tác dụng điều trị bệnh", BS. Nguyễn Văn Hùng nói. 

“Bệnh nhân tiền liệt tuyến tin TPCN Tiền Liệt Vương chữa khỏi bệnh là sai lầm!"

Hàng loạt sản phẩm TPCN của Cty AHO bị cảnh báo?

(Kiến Thức) - Cục ATTP khuyến cáo cẩn trọng với thông tin quảng cáo TPBVSK Xương khớp MH, Hyra gan, Mầm đậu nành Lady, Kim liệu Khang, Sắc Xuân EVa trên một số website. Các sản phẩm này do Công ty TNHH Thương Mại AHO công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Hàng loạt sản phẩm TPCN của Cty AHO bị cảnh báo?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.