TP Thủ Đức rộng 211 km2 chính thức được thành lập

(Vietnamdaily) - Ngày 31/12, Thành ủy, UBND TP HCM chính thức tiếp nhận Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập TP Thủ Đức.

Tại buổi lễ, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã công bố Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức.

Ngay sau đó, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội đã trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Thủ Đức cho các lãnh đạo TP HCM.

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhận định quận 2, 9, Thủ Đức đã có nhiều tiền đề để hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao.

Sau khi thực hiện quy hoạch hợp lý, bổ sung các cấu phần còn thiếu, TP Thủ Đức sẽ là hạt nhân phát triển kinh tế cho toàn TP và khu vực Đông Nam Bộ.

TP Thu Duc rong 211 km2 chinh thuc duoc thanh lap
 TP Thủ Đức sau khi sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức rộng khoảng 211 km2.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nói rằng việc công bố sự ra đời của TP Thủ Đức là thời khắc lịch sử đối với nhân dân thành phố và cả nước. TP Thủ Đức sẽ là không gian thống nhất, kết nối các thành phần tất yếu của đô thị sáng tạo tương tác cao, có đủ tiềm lực để đáp ứng nhu cầu sáng tạo, khởi nghiệp.

TP Thủ Đức sau khi sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức rộng khoảng 211 km2, hơn một triệu người. Nghị quyết 1111 có hiệu lực từ 1/1/2021. Sau 60 ngày, cơ quan, tổ chức ở thành phố mới phải hoàn thành sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy, không làm ảnh hưởng cuộc sống người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực TP.HCM lý giải vì sao phải làm gấp đề án TP Thủ Đức

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang, mọi thủ tục đang được đẩy nhanh, nếu thuận lợi như dự kiến, đến tháng 5/2021 sẽ tiến hành bầu UBND, HĐND và hệ thống chính trị tại TP Thủ Đức

Sáng 1/10, tổ ĐBQH TP.HCM đơn vị số một đã có buổi tiếp xúc cử tri ba quận 1, quận 3 và quận 4.

Chính quyền đô thị TP. HCM khác Hà Nội, Đà Nẵng thế nào?

Cùng được Quốc hội khóa 14 cho phép thực hiện, tổ chức chính quyền đô thị tại TP. HCM có nhiều nội dung khác biệt rõ nét so với mô hình thí điểm của TP. Hà Nội và TP. Đà Nẵng.

 

Ngày 16/11, kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 14 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM với tỷ lệ tán thành đạt 87,14% trên tổng số đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Theo đó, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14; Quốc hội quyết nghị Chính quyền địa phương ở TPHCM (sau đây gọi tắt là TP) là cấp chính quyền địa phương, gồm có HĐND TP và UBND TP. Chính quyền địa phương ở quận tại TP là UBND quận.

Tin mới