TP HCM: Thí điểm tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 tới 17 tuổi

Huyện Củ Chi và quận 1 vừa được TP HCM lựa chọn để thí điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ em từ 12 tới 17 tuổi. Loại vắc xin được sử dụng là Pfizer.

TP HCM: Thí điểm tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 tới 17 tuổi
Sở Y tế TP HCM hôm nay (25/10) đã gửi văn bản tới Viện Pasteur TP HCM để xin ý kiến tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tới 17 tuổi. Sở Y tế cho biết, hiện nay Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể loại vắc xin, cũng như hướng dẫn khám sàng lọc cho trẻ từ 12 tới 17 tuổi trước tiêm.
Trong khi chờ hướng dẫn từ Bộ Y tế, Sở Y tế đề nghị Viện Pasteur TP HCM chấp thuận cho phép sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm cho nhóm đối tượng trẻ em từ 12 tới 17 tuổi.
Cũng trong chiều nay, bà Phạm Thị Thanh Hiền - chủ tịch UBND huyện Củ Chi cũng đã cho biết, huyện Củ Chi cùng quận 1 đã được thành phố lựa chọn là hai khu vực thí điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ em từ 12 tới 17 tuổi.
TP HCM: Thi diem tiem vac xin Pfizer cho tre tu 12 toi 17 tuoi
 
Trước đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM đã ban hành kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi này, ước tính tổng số lượng khoảng 780.000 em.
Kế hoạch của Ban chỉ đạo cho biết, trẻ em sẽ được tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch. Trẻ không đi học sẽ được tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động.
Với các trẻ có bệnh nền, sẽ tiêm tại bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi. Các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ được lập danh sách để tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, kể cả cư trú tại các tỉnh thành khác.
Cũng theo kế hoạch, TP HCM sẽ tổ chức tiêm dần cho trẻ em từ 16 tới 17 tuổi, rồi hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại từng địa phương. Vắc xin tiêm là loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho trẻ từ 12-17 tuổi; tiêm 2 liều/người và tiêm cùng loại vắc xin.

Ban chỉ đạo yêu cầu Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách tiêm cho tất cả học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Sở Lao động - thương binh và xã hội lập danh sách trẻ không đi học hoặc các học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc sở.

Hỏi đáp vắc xin COVID-19: Hết vắc xin, người tiêm mũi 1 Moderna phải làm sao?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia y tế, khi nguồn cung vắc xin Moderna bị đứt đoạn, nên tiêm mũi 2 thay thế bằng các loại vắc xin khác để tăng độ bao phủ vắc xin, sớm đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Hỏi đáp vắc xin COVID-19: Hết vắc xin, người tiêm mũi 1 Moderna phải làm sao?
Tính đến ngày 4/9, TP.HCM đã nhận tổng cộng 10,3 triệu liều vắc xin COVID-19 từ Bộ Y tế, trong đó có hơn 4,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca, hơn 571.000 liều vắc xin Moderna, 312.510 liều vắc xin Pfizer và 5 triệu liều vắc xin Vero Cell.

Phản ứng sau tiêm vắc xin Vero Cell: Chuyên gia chỉ cách xử trí

Vắc xin Vero Cell của Sinopharm là vắc xin bất hoạt, có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%.

Phản ứng sau tiêm vắc xin Vero Cell: Chuyên gia chỉ cách xử trí
Hiện nay, Việt Nam cấp phép cho 7 loại vắc xin COVID-19 gồm AstraZeneca, Sputnik, Sinopharm, Pfizer, Moderna, Janssen và Hayat - Vax. Trong đó, Hayat - Vax là vắc xin mới nhất được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam vào ngày 10/9.

Cặp đôi suýt vong mạng chỉ vì làm điều đáng sợ này khi cãi nhau

(Kiến Thức) - Uống thuốc kháng sinh cùng rượu để quyên sinh cùng nhau sau khi cãi vã và không giải quyết được vấn đề, cặp đôi trẻ tuổi người Trung Quốc suýt chết thảm.

Cặp đôi suýt vong mạng chỉ vì làm điều đáng sợ này khi cãi nhau

Theo thông tin đăng tải, một cặp đôi trẻ ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, gặp trục trặc trong quan hệ tình cảm. Sau đó, cả hai nảy sinh ý tưởng dại dột, quyết định uống kháng sinh cùng rượu để quên đi thực tại. May mắn là cả hai được phát hiện kịp thời và đưa đến bệnh viện đúng lúc, thoát khỏi cửa tử chỉ trong gang tấc.

Cảnh sát thành phố Kim Hoa xác nhận vụ việc và cho biết, cặp đôi hành động dại dột còn khá trẻ, chàng trai họ Cầu, cô gái họ Trương. Họ sử dụng Cephalosporin cùng với rượu vang với ý định "không sinh cùng ngày cùng tháng, nguyện chết cùng tháng cùng năm", rất may là cả hai đều được cứu.

Cap doi suyt vong mang chi vi lam dieu dang so nay khi cai nhau
 Ảnh minh hoạ.

Được biết, cái gọi là Cephalosporin không dùng để chỉ một loại thuốc nhất định, nó là một thuật ngữ chung cho nhiều loại kháng sinh. Nếu bạn uống rượu ngay sau khi vừa uống Cephalosporin, phản ứng nguy hiểm sẽ xảy ra, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, nôn mửa.

Ở trường hợp nhẹ, bạn có thể giảm tác hại của hỗn hợp này bằng cách uống thêm sữa, nước trái cây tươi và nước có đường.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đỏ bừng mặt, xung huyết kết mạc, nhìn mờ, đổ mồ hôi nhiều, đau ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, khó thở, chấn thương gan cấp, co giật và tử vong, phải đến bệnh viện chính quy càng sớm càng tốt, nếu không chắc chắn sẽ mất mạng.

Qua trường hợp này, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người, tuyệt đối không uống rượu sau khi dùng kháng sinh. Trong trường hợp bình thường, rượu vào cơ thể con người và được chuyển hóa bởi Alcohol dehydrogenase trong gan để Acetaldehyde có thể được đào thải ra khỏi cơ thể.

Nhưng dùng Cephalosporin sau khi uống rượu, thuốc có chứa nhóm Tetrazolium, dưới tác động của cấu trúc hóa học, nhóm này sẽ ức chế hoạt động của Acetaldehyde dehydrogenase, đồng thời nó sẽ khiến Acetaldehyde tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc, dẫn đến hàng loạt các các mối nguy hiểm.

Bệnh nhân trúng độc sẽ bị đỏ bừng mặt, nhức đầu, tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, hạ huyết áp và thậm chí sốc, co giật, cần được điều trị khẩn cấp.

Các triệu chứng khó chịu có thể được cải thiện thông qua hít oxy và truyền dịch. Ở đây lưu ý mọi người, kể cả kháng sinh cephalosporin tiêm tĩnh mạch cũng bị cấm dùng cùng rượu. Tốt nhất nên hình thành thói quen uống thuốc không uống rượu và ngược lại.

Ngoài rượu, đồ uống có cồn như cocktail, bia và rượu trái cây, hoặc các loại thuốc có chứa cồn đều sẽ phản ứng với thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, phải chú ý nếu không muốn mất mạng. Nếu muốn uống rượu, hãy uống sau khi uống thuốc ít nhất 7 ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.