TP HCM: Thêm một ca tử vong vì sốt xuất huyết

Trong tuần, thành phố ghi nhận thêm 1 ca tử vong tại Quận 6 nâng tổng số tử vong do sốt xuất huyết trong năm nay là 13 trường hợp.

TP HCM: Thêm một ca tử vong vì sốt xuất huyết

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM vừa cập nhật số liệu mắc và tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố. Số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang ở mức cao trong tuần 29 của năm 2022.

TP HCM: Them mot ca tu vong vi sot xuat huyet
Nước đọng trong một cột trụ rỗng chính là ổ lăng quăng, phát sinh muỗi gây sốt xuất huyết. Ảnh: HCDC

Tính đến tuần 29, TP HCM ghi nhận 32.011 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng 293,8% với cùng kỳ năm 2021 là 8.128 ca. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 502 ca, tăng hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021 là 38 ca.

Trong tuần 29 (từ ngày 15/07 - 21/07/2022), 12/22 quận huyện, TP Thủ Đức có số ca SXH tăng ở mức cao. Bao gồm Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 10, Bình Tân, Bình Thạnh, Cần Giờ, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức.

Cũng trong tuần qua, TP HCM phát sinh 209 ổ dịch sốt xuất huyết mới ở 101 phường, xã thuộc 19/22 quận huyện, TP Thủ Đức.

Theo HCDC, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống tại các khu vực gần với con người sinh sống.

Muỗi đẻ trứng tại những nơi có nước đọng (các lu/ vại/ thùng/ chai lọ/ xô/ chậu/ rác thải/ lốp xa,…).

Trứng muỗi sẽ nở khi gặp nước và có thể chịu được điều kiện rất khô, sống trong nhiều tháng. 

Do đó để phòng tránh bệnh sốt xuất hiện, mỗi người cần tuân thủ nguyên tắc để không có lăng quăng như ngăn cản muỗi tiếp xúc nguồn nước: Dùng giải pháp che, đậy kín vật chứa bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được.

Bên cạnh đó, người dân có thể sử dụng thiên địch của ấu trùng muỗi như thả các loài động vật ăn lăng quăng như: cá bảy màu, cá thia lia, bọ nước (mesocyclops)… vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt lăng quăng. 

TP HCM: Them mot ca tu vong vi sot xuat huyet-Hinh-2
Đối với các dụng cụ chứa nước, những khu vực đọng nước, người dân có thể sử dụng hóa chất để diệt ấu trùng muỗi. Ảnh: HCDC 

Đối với các dụng cụ chứa nước, những khu vực đọng nước, người dân có thể sử dụng hóa chất để diệt ấu trùng muỗi như muối ăn, vôi bột, bột giặt, dầu ăn… hoặc các hóa chất chuyên dụng để tiêu diệt lăng quăng.

Lật úp vật chứa, đục lỗ, khơi thông dòng chảy, làm bằng phẳng các nơi bị đọng nước, che chắn để tránh nước mưa. 

Loại bỏ vật chứa, loại bỏ phế liệu, thu gom rác thải không để các vật đọng nước phát sinh lăng quăng; thường xuyên vệ sinh, làm sạch vật chứa nước; thay nước và chà rửa kỹ vật chứa nước, thực hiện định kỳ mỗi 5 - 7 ngày/lần

Thay đổi tập quán trữ nước, không sử dụng các vật chứa nước có nguy cơ đọng nước làm phát sinh lăng quăng mà thay bằng sử dụng trực tiếp từ vòi nước.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cảnh báo nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng:

(Nguồn: THĐT)

8 sai lầm cha mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Một vài sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường thấy là cho trẻ dùng sai thuốc hạ sốt, chủ quan trong chu kì sốt, tự ý truyền dịch tại nhà,... Nhẹ có thể khiến trẻ lâu khỏi, xuất huyết tiêu hoá, nặng có thể gây ra tử vong!

8 sai lầm cha mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Dưới mức độ tăng nhanh các ca nhiễm sốt xuất huyết, việc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà đóng vai trò quan trọng, nhất là khi nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện ở thời điểm hiện tại.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà mà cha mẹ có thể mắc phải:

Sốc sốt xuất huyết trẻ nguy kịch: Khi nào cần đi viện?

(Kiến Thức) - Gần đây, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đã cứu sống hai trường hợp bị sốc sốt xuất huyết Degue nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu... nguy cơ tử vong cao.

Sốc sốt xuất huyết trẻ nguy kịch: Khi nào cần đi viện?
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho trường hợp bé gái 5 tuổi sốc sốt xuất huyết Dengue nặng nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhi là bé gái N.K.L. (5 tuổi, quê ở Kon Tum) trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi và màng bụng nặng được Bệnh viện Bình Tân chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 5.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi?
Bộ Y tế dự báo số ca sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do vào mùa dịch.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh, trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti. Biến chứng sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong vì gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, dẫn đến sốc hoặc gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.