TP HCM: Phát hiện nhiều công trình nhà ở ở có dấu hiệu biến tướng thành chung cư mini

(Vietnamdaily) - Thanh tra Sở Xây dựng TP HCM cho biết đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện 2 công trình ở quận Bình Tân có dấu hiệu biến tướng nhà ở riêng lẻ thành chung cư mini.

Cụ thể, công trình tại hẻm 33 đường Bến Lội, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân do ông Phan Văn Nhi làm chủ đầu tư, được UBND quận Bình Tân cấp phép xây dựng với quy mô 4 tầng + hầm. Bản vẽ thể hiện công trình có 2 dãy phòng, hành lang giữa rộng 1,45 m. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã ngăn chia tầng trệt và tầng lửng, mỗi tầng 13 phòng; tầng 2, 3, 4 mỗi tầng có 17 phòng. Công trình có tổng cộng 77 phòng đang thi công hoàn thiện.

Cũng ở Bình Tân, công trình thứ 2 do Công ty TNHH Gạch men Thanh Tùng làm chủ đầu tư được cấp phép với quy mô 4 tầng + hầm + mái che thang. Đây là loại công trình nhà ở kết hợp văn phòng, bản vẽ cấp phép thể hiện có 2 dãy phòng, hành lang giữa rộng 1,9 m, tầng trệt 7 phòng; tầng 2, 3, 4 mỗi tầng 12 phòng. Tổng cộng công trình được cấp phép 43 phòng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư giảm chiều rộng hành lang từ 1,9 m xuống còn 1,45 m, tăng thêm 24 phòng so với giấy phép được duyệt.

Hiện Thanh tra Sở Xây dựng đã lập biên bản vi phạm hành chính chuyển UBND quận Bình Tân ban hành quyết định xử phạt vi phạm đối với 2 chủ đầu tư trên.

TP HCM: Phat hien nhieu cong trinh nha o o co dau hieu bien tuong thanh chung cu mini
 Một khu chung cư mini ở Thủ Đức bị cưỡng chế vì xây dựng sai phép

Trước đó, Sở Xây dựng TP HCM đã có văn bản gửi UBND các quận huyện yêu cầu xử lý nghiêm việc vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng, đặc biệt đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ.

Theo Sở Xây dựng TP HCM, cần báo động về việc các hộ gia đình, cá nhân tự ý xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ, chia nhỏ các căn hộ (chung cư mini) để bán trái phép, lấn chiếm không gian, nhiều nguy cơ tiềm ẩn về phòng cháy chữa cháy cũng như an ninh trật tự khu vực.

Trước tình trạng trên, Sở Xây dựng yêu cầu các UBND quận, huyện tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định về quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, xử lý công trình xây dựng mới nhà ở riêng lẻ hoặc công trình sửa chữa, cải tạo nhà riêng lẻ. Đồng thời, các quận huyện cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Bộ Xây dựng cũng có công văn số 2937 yêu cầu tăng cường thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm soát trật tự đối với nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ.

Theo Bộ Xây dựng, ở các khu vực đô thị đã xuất hiện tình trạng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng nên có không ít hộ gia đình, cá nhân đã tự ý thực hiện xây dựng công trình riêng lẻ nhiều tầng, căn hộ không tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Từ đó dẫn đến hệ lụy như vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao trong cộng đồng dân cư, quả tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không cấp được giấy chứng nhận cho người mua căn hộ.

Ngoài ra còn có các sai phạm về thiết kế, mật độ xây dựng, ảnh hưởng đến giao thông, môi trường… Đặc biệt, đó chính là vấn đề xuất hiện tranh chấp, khiếu kiện giữa người mua và người bán, mất an ninh trật tự của địa phương, phá vỡ quy hoạch, làm mất mỹ quan… 

Nguy cơ phá sản vì COVID-19: Đầu tư tiền tỷ và nỗi lo nợ ngập đầu

Chưa khi nào người kinh doanh lại đứng trên bờ vực phá sản rõ rệt như lúc này, khi COVID-19 đang khiến cả thế giới sốc. 

Chiều Hà Nội lạnh tê tái. Phố xá vắng vẻ, thưa thớt và ảm đạm sau những ngày “cách ly xã hội” vì Covid-19. Những con đường, góc phố, hàng quán... im lìm.

Những người vì cần thiết lắm nên mới phải ra đường thì vội vã thật nhanh để mau chóng trở về nơi “trú ẩn”, cũng bởi Covid-19. Cái tên Covid-19 hiện hữu rõ rệt qua từng câu chuyện, từng dãy phố buôn bán tấp nập bỗng trở nên lạnh lẽo, từng bản tin trải dài khắp các mặt báo từ ta đến Tây, và từ gương mặt mệt mỏi của những người đang lo lắng vì các khoản nợ ngập đầu…

'Biến' 3.000m2 đất công thành đất tư, DN bị truy thu hàng tỷ vì sử dụng đất sai mục đích

Khatoco Khánh Hoà biến 3.000m2 đất công thành đất tư để hưởng lợi tiền tỉ?; Hà Nội truy thu 35 tỷ đồng doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích; Bộ Xây dựng 'siết' nhà ở riêng lẻ chia nhỏ căn hộ, nâng tầng kiểu chung cư mini; Cả nghìn căn hộ đô thị mẫu ở Hà Nội không phòng cộng đồng... là những thông tin về bất động sản đáng chú tuần qua.

Liên doanh để bán đất công vào tay tư nhân

Khu đất 25-26 Nguyễn Đình Chiểu (TP Nha Trang) có diện tích gần 3.000m2 vốn là trụ sở Công ty Liên doanh 18/4, khi Công ty Liên doanh 18/4 sáp nhập vào Khatoco thì khu đất được giao cho Khatoco quản lý.

Năm 2003, Khatoco được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép lập dự án đầu tư. Hai năm sau đó, Khatoco được UBND tỉnh cho thực hiện dự án xây dựng khu chung cư - siêu thị - văn phòng làm việc với hai tòa nhà cao 19 tầng.

Đến tháng 12/2014, ông Lê Đức Vinh (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà thời điểm đó) bất ngờ ký quyết định giao gần 3.000 m2 đất cho Khatoco để thực hiện dự án chung cư sau hơn 10 năm nằm trên giấy.

Thế nhưng, Khatoco vẫn không triển khai dự án mà chỉ nộp hơn 34 tỉ đồng tiền sử dụng đất và 3.000m2 đất thành đất ở đô thị, được sử dụng lâu dài và thuộc quyền sử dụng của Khatoco.

'Bien' 3.000m2 dat cong thanh dat tu, DN bi truy thu hang ty vi su dung dat sai muc dich
 

Tháng 2/2016, ông Đào Công Thiên (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà), lại tiếp tục có quyết định giao khu đất trên cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và kinh doanh bất động sản Khatoco (viết tắt BĐS Khatoco, công ty con của Khatoco) để thực hiện dự án chung cư 25-26 Nguyễn Đình Chiểu. Thời hạn sử dụng đất 50 năm, người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng ổn định lâu dài.

Theo thông báo nộp tiền của Cục thuế Khánh Hòa, số tiền sử dụng đất mà Khatoco phải nộp là hơn 38 tỉ đồng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa lại vận dụng Thông tư 76/2014 ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính, áp dụng đối với khu đất trị giá dưới 20 tỉ đồng để không tổ chức thẩm định giá theo quy định, không tổ chức đấu giá.

Tháng 12/2016, BĐS Khatoco liên doanh với Công ty TNHH Thương mại - Du lịch Cat Tiger (gọi tắt là Cat Tiger) thành lập Công ty TNHH Cat Tiger Khareal để thực hiện dự án chung cư 25-26 Nguyễn Đình Chiểu. Công ty liên doanh này đăng ký vốn điều lệ 48 tỉ đồng, trong đó BĐS Khatoco góp 12 tỉ đồng, còn lại là do Cat Tiger góp vốn. 

Tháng 8/2017, Công ty TNHH Cat Tiger Khareal thay đổi giấy đăng ký kinh doanh lần một, nâng vốn điều lên 180 tỉ đồng. Trong đó, vốn góp của Cat Tiger tăng lên 168 tỉ đồng (chiếm 94%); còn vốn góp của BĐS Khatoco vẫn chỉ 12 tỉ đồng (chỉ còn chiếm 6% trong tổng vốn điều lệ).

Tháng 9/2017, Công ty TNHH Cat Tiger Khareal được UBND tỉnh Khánh Hoà cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án chung cư Napoleon Castle 1 tại khu đất 25 - 26 Nguyễn Đình Chiểu. Ba tháng sau, ngày 30/12/2017, BĐS Khatoco đã chuyển nhượng toàn bộ 6% cổ phần (tức 12 tỉ đồng vốn góp bằng quyền sử dụng đất) cho Cat Tiger với giá 25 tỉ đồng.

Hợp thức hóa để hưởng lợi tiền tỉ?

Theo hồ sơ, trước khi liên danh thành lập Công ty TNHH Cat Tiger Khareal, BĐS Khatoco và Cat Tiger đã có biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án, nội dung chính là BĐS Khatoco chuyển nhượng 3/4 giá trị quyền sử dụng khu đất cho Cat Tiger. Theo đó, BĐS Khatoco góp 25% vốn điều lệ, tương đương 12 tỉ đồng bằng một phần giá trị quyền sử dụng gần 3.000 m2 đất tại 25-26 Nguyễn Đình Chiểu và các chi phí phát sinh khi lập dự án.

Cat Tiger góp 75% vốn điều lệ, tương đương 36 tỉ đồng bằng tiền. Giá trị tài sản của BĐS Khatoco (chủ yếu là khu đất trên) được định giá 45 tỉ đồng. Do đó, Cat Tiger phải hoàn trả khoản chênh lệch 33 tỉ đồng cho BĐS Khatoco và Cat Tiger sẽ điều hành chính dự án. Ngay sau khi nhận được tiền chênh lệch, BĐS Khatoco thực hiện chuyển tên sở hữu khu đất 25-26 Nguyễn Đình Chiểu cho pháp nhân mới là Công ty TNHH Cat Tiger Khareal. 

Ngay trong ngày BĐS Khatoco bán sạch vốn góp cho Cat Tiger (30/12/2017), Hội đồng thành viên Công ty TNHH Cat Tiger Khareal ra quyết định chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên. Theo đó, Cat Tiger Khareal được kế thừa toàn bộ quyền, lợi ích hợp pháp của Công ty TNHH (hai thành viên) Cat Tiger Khareal trước đây. Toàn bộ gần 3.000 m2 khu đất công 25-26 Nguyễn Đình Chiểu đã được chuyển giao cho Cat Tiger.

Theo tài liệu thu thập của PV, 3 ngày trước khi BĐS Khatoco bán khu đất trên, Sở Tài chính Khánh Hòa có công văn hướng dẫn Khatoco tái cơ cấu doanh nghiệp. Ngày 28/12/2017, UBND tỉnh Khánh Hoà ban hành quyết định điều chỉnh đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Khatoco giai đoạn 2016-2020, trong đó nêu rõ lộ trình: “Thực hiện thoái vốn tổng công ty tại các doanh nghiệp: Công ty TNHH Cat Tiger Khareal thời gian thực hiện năm 2017” trong khi chỉ còn ba ngày là hết năm 2017.

Đến ngày 3/1/2018, Sở KH-ĐT Khánh Hòa đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên cho Công ty TNHH Cat Tiger Khareal. Theo tính toán, để có toàn bộ dự án cùng gần 3.000 m2 đất vàng, Cat Tiger đã trả cho Khatoco gần 60 tỉ đồng trong khi khu đất có giá hàng trăm tỉ đồng và Khatoco đã hưởng toàn bộ số tiền chênh lệch, trong khi đó lẽ ra số tiền này phải được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.