TP HCM dự kiến đặt tên gì cho 4 cầu tại Thủ Thiêm?

Thủ Thiêm, Bason, Thủ Ngữ, Bến Nghé là 4 cái tên được Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đề xuất để đặt cho 4 cây cầu tại Thủ Thiêm.

Đề xuất này vừa được Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) - Cơ quan Thường trực Hội đồng đặt, đổi tên đường thành phố gửi đến Thường trực UBND TP.HCM ngày 9/3.

Cầu Thủ Thiêm 1 dự kiến đặt tên Thủ Thiêm. Cây cầu này hoàn thành từ 2007, nối TP Thủ Đức với quận Bình Thạnh và quận 1.

Tên gọi Thủ Thiêm được người dân gọi từ thế kỷ XVIII và là một địa danh của TP.HCM đến nay. "Thủ" là đồn canh dưới thời phong kiến, cũng là chức vụ để chỉ người đứng đầu một tổ chức, đơn vị hành chính (thủ lĩnh, thủ tướng...). Chính quyền thời đó cho lập đồn binh ở Thủ Thiêm để kiểm soát việc đi lại trên sông Sài Gòn và phòng thủ cho khu vực trung tâm.

"Có thể do người chỉ huy đồn binh tên là Thêm nên dân gian quen gọi đồn binh đó là Thủ Thiêm và sau đó tên này trở thành tên của vùng đất", Sở VHTT lý giải.

TP HCM du kien dat ten gi cho 4 cau tai Thu Thiem?

Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến được đặt tên là Bason. Ảnh: Quỳnh Danh.

Cầu Thủ Thiêm 2 có tên dự kiến là Bason - tên gọi cũ xuất phát từ năm 1790, được Chúa Nguyễn Ánh đặt cho một trại thủy quân và xây dựng "Xưởng thủy" bên bờ sông Sài Gòn. Bason gắn liền với cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và từng được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia.

Cầu Thủ Thiêm 2 nối TP Thủ Đức với quận 1. Cây cầu được hợp long vào tháng 9/2021 và dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2022.

Cầu Thủ Thiêm 3 có tên dự kiến là Thủ Ngữ. Đây là tên gọi tắt của Cột cờ Thủ Ngữ (xây dựng tháng 10/1865) tại khu vực ngã ba rạch Bến Nghé giao sông Sài Gòn, đối diện bến Nhà Rồng.

"Thủ" là giữ, "ngữ" là án ngữ. Thủ Ngữ tức là cột cờ này an ngữ ngay lối đường thủy ra vào với chức năng báo hiệu cho tàu bè.

Cây cầu này hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa được triển khai. Theo quy hoạch, cây cầu này sẽ nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với quận 4.

Cầu Thủ Thiêm 4 được đặt tên dự kiến là Bến Nghé. Đây là một địa danh của Sài Gòn - Gia Định xưa. Tên gọi này để chỉ một bến thuyền ở Sài Gòn, và còn là tên của một rạch nước nhỏ, nơi người dân qua lại tấp nập.

Cầu Thủ Thiêm 4 là công trình trọng điểm nối TP Thủ Đức với quận 7. Dự kiến, dự án này được chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2022-2023.

Vì sao dân khu 4,3ha ngoài ranh Thủ Thiêm chưa được giao đất?

Dù HĐND TP họp phiên bất thường (ngày 6/10) đã thông qua chính sách bồi thường cho dân khu 4,3ha Thủ Thiêm, nhưng đến nay, 331 hộ dân vẫn chưa được nhận đất, căn hộ hoán đổi.
 

Chiều 31/10, một số hộ dân thuộc khu 4,3ha Thủ Thiêm cho biết, vẫn chưa được giao đất theo phương án hoán đổi. “Dù HĐND TP đã thông qua chính sách ngày 6/10, nhưng đến nay người dân chúng tôi vẫn sốt ruột chờ đợi và chưa biết khi nào được nhận nền đất, ổn định cuộc sống”, ông Lung, một người dân cho biết.

Người dân Thủ Thiêm tiếp tục khiếu nại, khẳng định 5 khu phố ngoài ranh

(Kiến Thức) - Người dân Thủ Thiêm tiếp tục khiếu nại về ranh quy hoạch trong đó khẳng định 5 khu phố thuộc 3 phường nằm ngoài ranh.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp công dân Trung ương vừa có báo cáo kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ về các biện pháp giải quyết dứt điểm khiếu nại, đối thoại với người dân Thủ Thiêm.

Theo báo cáo, ngày 4/9/2018 Thanh tra Chính phủ có văn bản 1483 thông báo kết quả kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của người dân về khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.