TP HCM đang xử lý nhiều loại thuốc chống Covid-19 còn tồn kho

Thuốc đặc trị cho người mắc bệnh Covid-19 như Remdesivir, Molnupiravir… hiện vẫn còn tồn kho. Sở Y tế TP HCM đã thống kê và xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế.

TP HCM đang xử lý nhiều loại thuốc chống Covid-19 còn tồn kho

Chiều 14/7, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM tuần qua, thông tin về tình trạng tồn kho nhiều loại thuốc và vật tư y tế phòng, chống Covid-19, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, thuốc phòng, chống dịch tại TP HCM có được từ 2 nguồn.

TP HCM dang xu ly nhieu loai thuoc chong Covid-19 con ton kho
Hiện các thuốc đặc trị như Remdesivir, Molnupiravir vẫn còn tồn kho. Sở Y tế đã thống kê và xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế. Ảnh tư liệu

Trong đó, thuốc từ nguồn tài trợ, viện trợ được phân bổ từ Bộ Y tế như Remdesivir, Molnupiravir,… Đây là các thuốc đặc trị cho người bệnh mắc Covid-19.

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát và rất ít trường hợp chuyển biến nặng. Do đó, các thuốc này hiện vẫn còn tồn, Sở Y tế đã thống kê và xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế.

Đối với thuốc có từ nguồn mua sắm tại các bệnh viện, nếu sử dụng không hết, bệnh viện có thể thương lượng để các nhà cung cấp nhận lại và cung ứng cho các đơn vị khác. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn cho phép chuyển mục đích sử dụng các loại thuốc này, hoặc điều chuyển cho các bệnh viện khác nhằm tránh lãng phí.

Liên quan đến các trang thiết bị, vật tư y tế, theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, sau khi dịch bệnh Covid-19 tại TP HCM tạm thời được kiểm soát, Sở Y tế TP HCM đã cùng các bệnh viện thống kê và điều chuyển các trang thiết bị này về lại các bệnh viện.

Nhằm tránh lãng phí, các vật tư y tế sẽ được bệnh viện sử dụng phục vụ công tác khám chữa bệnh thông thường, song song với công tác phòng chống dịch.

Đại diện Sở Y tế TP HCM cũng khuyến cáo người dân biến chủng Omicron có thể gây tái nhiễm ở những trường hợp bệnh nhân từng nhiễm chủng Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19; kể cả người đã tiêm vắcxin ngừa Covid-19 khi kháng thể đã giảm thấp sau một thời gian (thông thường là 6 tháng).

Do đó, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân nên tiêm mũi nhắc lại để duy trì nồng độ kháng thể trung hòa ở mức cao nhằm giảm nguy cơ mắc các biến thể mới, như BA.4, BA.5.

Thông tin thêm về công tác khen thưởng cho các y, bác sĩ, đại diện Sở Y tế TP HCM cho hay, căn cứ trên số lượng đồng nghiệp tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19, Sở Y tế TP HCM đã có tờ trình dự trù khen thưởng 40.000 cá nhân.

Tuy nhiên, danh sách thực tế các đơn vị đề xuất khen thưởng gửi về cho Sở là khoảng 29.000 người.

Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Y tế TP HCM đã gửi tiền thưởng đến 25.840/29.000 người thông qua tài khoản của 176 đơn vị (các Sở Y tế tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, các trường học) và sẽ tiếp tục hoàn tất công tác trên trong tuần này.

>>> Mời độc giả xem thêm video WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19:

(Nguồn: THĐT)

Sự thật về thuốc điều trị COVID-19... Trung Quốc thử nghiệm

(Kiến Thức) - Trung Quốc là nước đầu tiên thử nghiệm dùng thuốc điều trị COVID-19 là chloroquine/hydroxychloroquine. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đủ độ tin cậy vì chỉ nghiên cứu trong ống nghiệm hoặc dùng số bệnh nhân quá ít.

Sự thật về thuốc điều trị COVID-19... Trung Quốc thử nghiệm
Gần đây, một số thông tin cho rằng giới nghiên cứu đã tìm ra loại thuốc điều trị COVID-19 đang hoành hành thế giới. Tuy nhiên đến thời điểm này, cả WHO (Tổ chức Y tế thế giới) lẫn Bộ Y tế Việt Nam đều cho biết chưa có loại thuốc nào được chính thức khẳng định có hiệu quả trong điều trị COVID-19. Mọi người không được tự ý mua sử dụng vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng…
Chloroquine, một loại thuốc điều trị bệnh sốt rét cũng như các tình trạng viêm như lupus, viêm khớp dạng thấp, đang được cho là một phương pháp điều trị tiềm năng cho người mắc COVID-19. Tại bang Arizona, Mỹ một cặp vợ chồng hơn 60 tuổi đã trộn một lượng nhỏ chloroquine phosphate với nước và uống để ngừa COVID-19. Sau đó người chồng tử vong còn người vợ trong tình trạng nguy kịch.

Uống thuốc tự chế trị COVID-19, dược sĩ mất mạng

(Kiến Thức) - Một dược sĩ ở Ấn Độ đã tử vong sau khi uống một hỗn hợp hóa học do ông tự chế để thử nghiệm thuốc trị COVID-19.

Uống thuốc tự chế trị COVID-19, dược sĩ mất mạng
Theo Daily Mail, dược sĩ K Sivanesan, 47 tuổi, đã tử vong còn cấp trên của ông phải nhập viện sau khi hai người uống một hỗn hợp hóa học tự chế nhằm trị COVID-19.
Cảnh sát cho biết, hai người làm việc cho một công ty dược và vụ việc xảy ra khi họ đang thử nghiệm thuốc tự chế trị COVID-19 tại một ngôi nhà ở phía nam thành phố Chennai.

COVID-19: Cuộc sống người dân khắp thế giới giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã vượt mốc 7 triệu người. Khi chưa có vắc xin và thuốc đặc trị, người dân ở các nước vẫn đang tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch để thích nghi "sống chung" với COVID-19.

COVID-19: Cuộc sống người dân khắp thế giới giờ ra sao?
COVID-19: Cuoc song nguoi dan khap the gioi gio ra sao?
 Theo trang Worldometers, tính đến 6 giờ sáng 9/6, toàn thế giới ghi nhận 7.183.905 ca mắc COVID-19, trong đó có 408.028 người tử vong. Mỹ tiếp tục dẫn đầu về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tiếp theo là Brazil, Nga, Tây Ban Nha, Anh...(Nguồn ảnh: Reuters)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.