TP HCM: Dân thách thức “tử thần”, chiếm dụng hành lang đường sắt
(Kiến Thức) - Ông Trịnh Trọng Thành – Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh (TP HCM) cho biết: “Việc lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đang là vấn đề nan giải đối với phường cũng như thành phố, nguyên nhân do ý thức người dân "
Trên địa bàn TPHCM, các khu vực có đường sắt chạy qua lâu nay vẫn tồn tại tình trạng chiếm dụng hành lang an toàn đường sắt để làm nơi cư ngụ, kinh doanh…việc này không chỉ gây mất an toàn đường sắt, mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường...
Việc lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn đường sắt thương tâm. Tuy nhiên, việc xử lý lấn chiếm vẫn chưa triệt để.
Điển hình, tại địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM nhiều vị trí người dân còn xây dựng nhà ở, làm nơi buôn bán, tập kết gỗ, vật liệu xây dựng gây mất an toàn giao thông.
|
Một dãy nhà bên cạnh trụ sở Ga Bình Triệu được xây dựng ngay cạnh dắt đường ray, có dấu hiệu vi phạm hành lang anh toàn đường sắt. Được biết khu đất này thuộc quyền quản lý của Ga Sài Gòn, nằm trong dự án xây dựng nhà ga treo hàng chục năm qua. |
|
Ngay gác chắn trạm, đoạn Chùa Ưu Đàm, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, cũng có một dãy nhà khác được xây dựng kiên cố. Tại điểm này, năm 2008 đã xảy ra một vụ tai nạn đường sắt gây hậu quả nghiêm trọng, sau đó chốt trực, thanh chắn ngang đường sắt mới được lắp đặt và sử dụng đến nay. |
Dù UBND phường Hiệp Bình Chánh đã đặt hàng loạt biển thông báo “Đất thuộc hành lang đường sắt, đường bộ. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm, chiếm dụng,..để vật liệu xây dựng, xả rác thải…”, nhưng tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt để phục vụ cho kinh doanh, buôn bán thu lợi đã diễn ra từ hàng chục năm nay, việc lấn chiếm này không chỉ vi phạm các quy định của pháp luật về phạm vi hành lang bảo vệ đường sắt, mà còn dẫn đến việc mất an toàn giao thông đường bộ trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường…và mất mỹ quan đô thị.
|
Vật liệu xây dựng của một cửa hàng kinh doanh được để ngay cạnh biển thông báo của UBND phường về việc cấm vi phạm hành lang an toàn. |
|
Rác thải xây dựng đổ tràn hết cả phần đất hành làng bảo vệ đường sắt, khi có mưa thì đất, cát trôi theo dòng chảy khắp mặt đường. |
|
Các xe chở vật liệu xây dựng, xe múc phục vụ cho việc kinh doanh của liên tục hoạt động, di chuyển qua các điểm giao cắt đường sắt tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. |
|
Bãi tập kết ngay sát đường sắt. |
|
Xe chở vật liệu hoạt động suốt ngày. |
|
Người dân phớt lờ thông báo. |
|
Rác thải đổ đè lên hàng rao bảo vệ đường ray, gây hư hỏng. |
|
Không chỉ trưng dụng phần đất dành cho hành lang an toàn đường sắt để làm bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, nhiều nơi khác còn lấy làm vườn cây cảnh, quán cà phê, quán nhậu,... |
|
Ở một đoạn khác trên hành lang an toàn đường sắt cũng bị trưng dụng để làm vườn mai Xung quanh được rào chắn, có cây cao đến hơn 2 mét, quan sát thấy tầm nhìn ra đường sắt và ngược lại bị hạn chế nghiêm trọng. |
|
Việc trưng dụng khu đất hành lang an toàn đường sắt dường như trở thành việc hiển nhiên của người dân.. |
Ở đoạn Song hành gần chốt trực tàu sắt khu vực Cá Sấu Hoa Cà, một đoạn dài thuộc khu đất hành lang an toàn dược săt được san lấp, gia cố bằng bê tông khang trang sạch sẽ. Tuy nhiên, việc san lấp này là dùng để kinh doanh quán nhậu khi về chiều,…
|
Vào thời điểm ban ngày, đoạn này không diễn ra hoạt động kinh daonh ăn nhậu. |
|
Vào chiều và tối thì tại đoạn này nhộn nhịp ăn uống, cả khách và người bán gần như không mấy quan tâm đến việc có tàu chạy qua hay không. |
Việc hành lang an toàn bị chiếm dụng trong nhiều năm đã khiến cho khu vực này xuống cấp, ôm nhiễm bởi việc vứt rác bừa bãi, nước đọng không lối thoát gây mùi hôi, là môi trường để côn trùng phát triển như muỗi,...
|
Rác thải đổ thành đống bên trong đường sắt, cỏ dại mọc nhiều cho thấy việc duy tu bảo dưỡng, dọn dẹp vệ sinh đường sắt không được thực hiện thường xuyên. |
|
Mương thoát nước hay từ gì đó bên cạnh đường sắt luôn đọng nước và rác thải, mỗi khi mưa lớn có thể tràn ra cả đường Song hành Kha Vạn Cân, theo lãnh đạo phường Hiệp Bình Chánh thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh,.. |
Trả lời phóng viên Báo Kiến Thức, ông Trần Minh Tú – Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết: “Thời gian qua, phường đã triển khai nhiều chiến dịch xử lý các vi phạm này, nhưng nhân lực của phường mỏng và thời gian làm việc chủ yếu là giờ hành chính, nên không liên tục thường trực để xử lý cá nhân tổ chức vi phạm. Những lúc đội kiểm tra đột xuất thì các chủ cơ sở đối phó bằng cách dọn đi, khi đội kiểm tra rời đi thì họ lại tiếp tục hoạt động, điều này gây khó khăn cho phường rất nhiều”.
Ông Trịnh Trọng Thành – Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết: “Việc lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt hiện đang là vấn đề nan giải đối với phường, một phần do ý thức của người dân một phần vì khu vực hành lang an toàn đường sắt có liên quan đến Tổng công ty đường sắt Sài Gòn. Vào tháng 11/2017 UBND phường cũng đã gửi công văn đến công ty này để để nghị chấm dứt tình trạng cho thuê buôn bán, kinh doanh gây mất mỹ quan đô thị và an toàn đường sắt”.